Chiến lược chi phí thấp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh (HDBank (Trang 62 - 64)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HDBANK

3.3.2 Chiến lược chi phí thấp

Trong tình hình kinh tế khó khăn và có nhiều biến động như hiện nay, các ngân hàng đã sử dụng rất nhiều chiến lược để tạo lợi thế cho mình khi cạnh tranh. Chiến lược chi phí thấp có nghĩa là ngân hàng chấp nhận có mức lợi nhuận thấp hơn ở một thời điểm ngắn hạn nhưng sẽ tạo ra một mức lợi nhuận cao hơn trong dài hạn khi chiến lược phát huy tác dụng. Chiến lược chi phí thấp thường được Ngân Hàng HDBank áp dụng dưới hình thức lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay được thực hiện linh hoạt. Vì vậy việc xây dựng lãi suất cạnh tranh đồng thời kiểm soát được rủi ro lãi suất đòi hỏi mỗi ngân hàng cần có những chính sách hết sức mềm dẻo, linh hoạt. Như chúng ta đã biết cơ chế điều hành lãi suất ở nước ta đang trong tiến trình tự do hoá. Đây là điều kiện để các ngân hàng nâng cao tính tự chủ trong định giá các sản phẩm ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng cơ chế này cũng làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng do biến động thường xuyên của lãi suất thị trường. Chính sách lãi suất của HDBank trước hết phải được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản:

-Lãi suất phải được xác định dựa trên cơ sở cung cầu về vốn, theo dõi thường xuyên tình hình lãi suất của các ngân hàng trên địa bàn. Lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, căn cứ vào lãi suất cho vay để quy định lãi suất huy động vốn.

-Môi trường kinh tế và triển vọng phát triển: Theo dõi sát tình hình diễn biến lãi suất trên thị trường vốn và tỷ lệ trượt giá để điều chỉnh lãi suất kịp thời và linh hoạt, đảm bảo lãi suất thực dương. Lãi suất huy động danh nghĩa

phải cao hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến để khuyến khích tiết kiệm, tránh tình trạng tích luỹ vàng và ngoại tệ. Sau đó, tuỳ theo từng điều kiện, thời gian cụ thể mà đưa ra mức lãi suất hợp lý.

Việc định ra các mức lãi suất (giá) huy động trong thời gian tới có thể theo các hướng sau:

-Định giá trên cơ sở quan hệ với khách hàng tức là ngân hàng căn cứ vào lợi ích lâu dài và tổng thể để định giá chứ không nhất thiết thuần tuý dựa vào chi phí của lợi nhuận đối với khách hàng truyền thống có số dư tiền gửi lớn thường xuyên, ổn định tại HDBank.

-Định giá cao hơn đối với thị trường mục tiêu đã xác định ở trên nhằm thu hút vốn huy động ở thị trường này. Từ thực trạng của HDBank cho thấy thị trường mục tiêu của HDBank trong giai đoạn này là nguồn vốn trung đặc biệt là dài hạn, thu hút từ các TCKT,TCTC nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư tại HDBank cũng như hỗ trợ các chi nhánh trong cùng hệ thống, thực hiện chức năng điều hoà vốn của toàn hệ thống.

-Có các biện pháp khuyến khích khách hàng duy trì số dư trên tài khoản với thời gian dài hơn thời hạn gửi ban đầu. Đó là, nếu hết kỳ hạn gửi đầu tiên mà khách hàng vẫn chưa có nhu cầu sử dụng khoản tiền đó và tiếp tục gửi tại ngân hàng, thì với thời gian gửi tiếp sau đó ngân hàng nên thưởng thêm cho khách hàng một tỷ lệ phần trăm nào đó.

-Đối với nguồn tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn chủ yếu là các khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi ngắn hạn mà khách hàng gửi vào ngân hàng vào mục đích chính là sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng và sử dụng tiền khi cần thiết. Với bộ phận này ngân hàng cần áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi cho người dân gửi tiền, rút tiền nhanh chóng, tạo nhiều tiện

suất bậc thang tính trên sự gia tăng theo số dư cuối ngày giao dịch (cao hơn mức lãi suất không kỳ hạn, thấp hơn mức lãi suất có kỳ hạn) nhằm mở rộng thị phần thanh toán, tăng khả năng thanh toán của HDBank.

-Cần có chính sách khuyến khích vật chất đối với khách hàng: như áo mưa, ô, và các vật phẩm tiện dụng có giá trị khác…

Do toàn bộ các ngân hang đều có chiến lược chi phí thấp của riêng mình, nhưng tựu chung lại thì cơ bản vẫn giống nhau, do vậy khi áp dụng chính sách này HDBank cần phải tạo ra cho mình như sự khác biệt về sản phẩm huy động mà giá không thay đổi...(Ví dụ: gửi tiền một nơi rút nhiều nơi, có thể rút tiền trước hạn...) sẽ kéo gần khách hàng về gần với ngân hàng hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh (HDBank (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w