D- CÁC THUỐC GIÃN MẠCH
F- CÁC THUỐC CO SỢI CƠ DƯƠNG TÍNH
Cơ chế chung: tăng hàm lượng Ca++ nội bào trong sợi cơ tim góp phần cho sự co sợi cơ.
- Cơ chế tác dụng: ức chế bơm Na+ và men ATP-ase của màng tế bào, do đó nó làm tăng hàm lượng Na+ và Ca++ trong các sợi cơ tim.
- Phạm vi an toàn rất hẹp giữa liều lượng điều trị và liều lượng độc.
- Chỉ định: STT có kèm rung nhĩ đáp ứng thất nhanh. Nếu có thiểu năng vành thì thường không nên dùng.
- Chống chỉ định:
* Rối loạn nhịp: nhịp nhanh thất, NTT thất;
* Rối loạn dẫn truyền: blôc nhĩ - thất, blôc xoang nhĩ, hội chứng Wolf - Parkinson - White (W.P.W);
* Hẹp hai lá khít, bệnh cơ tim phì đại bít hẹp (HOCM); * Cơ tim nhão, mới sốc điện chưa lâu.
- Chống chỉ định tương đối:
* Trong STP cũng có thể dùng nhưng rất thận trọng.
* Suy thận: không dùng Digoxin (thải ra qua thận), chọn Digitoxin (thải qua gan mật). * Người cao tuổi: phải giảm liều (thường ½ liều).
- Ngộ độc Digoxin:
* Hoàn cảnh thuận lợi gây ngộ độc là hạ K+ máu, hạ oxy mô, toan huyết, tăng Ca++ máu.
* Tốt nhất là phòng trước bằng định lượng Digoxin trong máu (cũng là theo dõi hiệu quả thuốc).
* Các dấu hiệu đơn giản trên lâm sàng: buồn nôn hoặc nôn, loạn màu sắc, nhịp chậm. * Các dấu hiệu ĐTĐ của mức ngấm đủ Digoxin vào cơ tim để đạt tác dụng điều trị, nhưng cần nhớ mức này cũng đã rất gần mức ngộ độc (!).
* Rối loạn nhịp và dẫn truyền: nhịp xoang rất chậm, NTT thất, blôc nhĩ - thất, nhịp nhanh tâm thu nhĩ …
* Thời khoảng QT ngắn lại.
2. Các thuốc kích thích giao cảm (Catecholamin): Dobutamin, Dopamin được truyền TM trong đa số ST cấp.
3. Amrinon
- Biệt dược Inocor (TM).
- Cơ chế tác dụng: ức chế men Phosphodiesterase do đó tăng dòng Calci đi vào tế bào, ngoài ra có tác dụng giãn ĐM.
- Tác dụng phụ: giảm tiểu cầu nếu dùng lâu.