Ngoại trừ các LT thủy ngân (độc, ngày nay không dùng nữa) và LT thẩm thấu, tất cả LT khác đều được tiết ra ở một đoạn nhất định của Nephron rồi ở phía hạ lưu sẽ tác dụng trong một khu vực nhất định của Nephron mà thôi - vị trí II, III, IV.
1. Lợi tiểu quai (ví dụ Furosemid): vị trí II
(*) đoạn ống rộng nhánh đi lên của quai Henle (•) Tỷ lệ phần trăm của Natri được tái hấp thu
b- Nếu ở liều rất cao còn ức chế cả sự tái hấp thu đẳng áp thẩm thấu của Na tại vị trí I, tức ống lượn gần.
2. Các Thiazid và LT tương tự: tác dụng (ức chế tái hấp thu Natri) ở đoạn pha loãng, tức là khởi đầu của ống lượn xa - vị trí III.
3. Spironolacton và các LT giữ Kali khác: tác dụng ở ống lượn xa, tức đoạn cuối cùng của Nephron - vị trí IV.
a- Spironolacton: kháng Aldosteron với nghĩa chẹn (chặn đứng) hiện tượng cường Aldosteron thứ phát vốn gây ra tái hấp thu tối đa Natri mà thải mất Kali. Bản chất sự chẹn này là ngăn sự gắn Aldosteron lên các thụ thể Protein và ngăn cản sự chuyên chở Na+ từ lòng ống lượn xuyên qua biểu bì (tại vị trí IV này) trở vào cơ thể.
b- Triamteren và Amilorid: ức chế trực tiếp sự chuyên chở ion, tức giảm tái hấp thu Na+ và ức chế việc tiết ion K+ và Hydrogen vào ống lượn xa.
4. Acetazolamid ức chế men Alhydrase carbonic, tức giảm sự sinh ra CO2 do đó giảm sản sinh ion H+. Giảm sự trao đổi ion giữa Na+ và H+ (Na+ tái hấp thu, đổi lại là proton H+ tiết ra), từ đó có tác dụng tăng bài Na niệu (nhưng chỉ định chính của thuốc này là chữa tăng nhãn áp).