Xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển thị trường của công ty khi thị trường lao động phục hồ

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008 (Trang 66 - 67)

- Các trung tâm xuất khẩu lao động:

2 Cơ cấu nguồn vốn

2.6. Xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển thị trường của công ty khi thị trường lao động phục hồ

công ty khi thị trường lao động phục hồi

Sau một năm trải qua khủng hoảng, một sô nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam đã có khả năng nhận trở lại số lượng lớn lao động. Chính sự phục hồi của nền kinh tế đã giúp đơn đặt hàng của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Các doanh nghiệp XKLĐ cũng đã có thêm kinh nghiệm, có thời gian bồi dưỡng tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động. Vậy khi thị trường lao động phục hồi sẽ có thêm những nhân tố nào ảnh hưởng tới chiến lược thị trường của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD?

- Khủng hoảng tài chính toàn cầu làm đảo lộn nhiều hoạt động kinh tế - xã hội; lao động, việc làm, thu nhập và ổn định đời sống đã trở thành mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của toàn nhân loại. Trong bối cảnh này, chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm ở Việt Nam đến năm 2010 và những năm tiếp sau chịu những sức ép, chứa đựng nhiều rủi ro, đòi hỏi phải có cách nhìn toàn diện để vượt qua trở ngại nhằm đạt được mục tiêu mong muốn...

- Giới nghiên cứu cho rằng, thị trường lao động Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khai, chứa đựng nhiều nghịch lý. Trong bối cảnh hội nhập, mới vào WTO, Việt Nam đang phải điều chỉnh thích nghi và hoàn thiện để cạnh tranh phát triển, lại phải đương đầu với những tác động tiêu cực nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu. Hậu quả của thu hẹp quy mô việc làm, ngành nghề xáo trộn đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế từ tầm nhìn hoạch định chính sách đến những giải pháp cụ thể trong tổ chức điều hành; đòi hỏi phải có cách nhìn nhận khách quan, toàn diện trong xem xét, đánh giá nhằm tìm giải pháp tích cực hơn trong chuyển đổi, tái cấu trúc lao động; tổ chức đào tạo để đảm bảo việc làm, an sinh xã hội trong các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Chất lượng nhân lực trên thị trường lao động. Cạnh tranh toàn cầu dựa trên sáng tạo công nghệ đã làm thay đổi luật chơi; các nước đang phát triển không thể cạnh tranh nổi với những công ty khổng lồ của các nước phát triển bằng giá rẻ. Điều hấp dẫn trong sản xuất kinh doanh toàn cầu ngày nay không còn là mức lương thấp mà là năng suất lao động tăng cao. Đặc biệt khi khủng hoảng qua đi, yêu cầu khắt

khe về trình độ nguồn nhân lực từ phía đối tác tạo áp lực không nhỏ đối với các doanh nghiệp XKLĐ.

- Xu thế cắt giảm việc làm đang lớn vẫn đang diễn ra cả về quy mô và địa bàn thì lĩnh vực chịu tác động lớn là xây dựng, sản xuất chế biến và dịch vụ là những ngành được coi là thế mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam. Thực tế ở nhiều nước nguy cơ mất việc khiến người lao động phải trở về nước trước thời hạn là điều khó tránh. Đầu năm 2009, Hàn Quốc, Đài Loan, Malayxia, Quata, Singapore, CH Sec... đã không chỉ ngừng tiếp nhận mà còn tìm mọi lý do để đưa lao động Việt Nam trở về trước hạn. Cùng với tác động bất lợi đến xuất khẩu lao động, suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng xấu đến cả thị trường trong nước. Người lao động có tâm lý sợ, lo ngại XKLĐ nên việc tạo nguồn ở một số công ty gặp khá nhiều khó khăn.

- Sau khủng hoảng, sự cạnh tranh trên thị trường lao động trở nên gay gắt hơn.

Do ảnh hưởng của những nhân tố trên, phía nhà nước cũng đã có những hỗ trợ nhất định như: đưa ra đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020 thuộc Quyết định số 71/QĐ – TTg ngày 29/04/2009 của thủ tướng Chính phủ là một đề án quan trọng mà Cục Quản lý lao động nước ngoài đang thí điểm triển khai thực hiện. Cục QLLĐNN – Bộ LĐTBXH, cùng với các bộ, ban, ngành liên quan đã ban hành cơ chế hỗ trợ các DN khai thác hợp đồng, thẩm định và lựa chọn những hợp đồng tốt, phù hợp với đặc điểm lao động các huyện nghèo, chỉ đạo và giám sát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình tuyển chọn, đào tạo, tổ chức quản lý và hỗ trợ giúp người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. Hay đề án đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng ở hai lĩnh vực xây dựng và điều dưỡng.

Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD đã tận dụng những hỗ trợ từ phía nhà nước, phân tích kỹ những nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược thị trường của công ty khi thị trường lao động phục hồi để đưa ra những quyết sách đúng đắn.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w