V: Thu nhập của người lao động sau khi đã khấu trừ phần phải nộp
e) Công tác quản lý lao động ở nước ngoài.
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước về xuất khẩu lao động
- Philippin
Philippin là một trong những nước XKLĐ lớn nhất thế giới, với hơn 10% trong tổng số 76,5 triệu người dân nước này đang làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới, thu nhập gửi về nước mỗi năm từ 8 – 10 tỷ USD, chiếm 10% GDP của Philippin. XKLĐ trở thành chiến lược phát triển quốc gia và là động lực lớn thúc đẩy nền kinh tế và là một trong bốn ngành có thu nhập ngoại tệ lớn nhất ở Philippin. Từ năm 1973, Philippin đã ban hành Bộ luật lao động đặt cơ sở cho việc làm ngoài nước với quan điểm là phải xúc tiến mạnh mẽ việc xuất khẩu lao động dư thừa cho tới khi nền kinh tế của đất nước phát triển đủ khả năng thu hút hết số người đến tuổi lao động.
Chính phủ Philippin thực hiện chức năng tuyển mộ, bố trí và quản lý các khu vực tư nhân tham gia XKLĐ bằng một cơ quan Chính phủ duy nhất là cục quản lý việc làm nước ngoài (POEP), cơ quan này thuộc Bộ lao động và việc làm. Cục này hoạt động rất hiệu quản trong việc mở rộng, phát triển thị trường XKLĐ, trực tiếp tham gia tuyển chọn lao động: cấp giấy phép và giám sát các công ty đã được cấp giấy phép; hỗ trợ cho công nhân trước khi đi tại nơi làm việc và sau khi về nước. Cục POEA đã cấp giấy phép cho hơn 950 đại lý cung ứng lao động cho nước ngoài. Cục này cũng trực tiếp cấp giấy phép cho hơn 950 đại lý cung ứng lao động cho nước ngoài. Cục này cũng trực tiếp cấp giấy phép chứng nhận đi lao động ở nước ngoài cho từng lao động trên cơ sở xem hồ sơ của họ ( Nếu không có giấy chứng nhận này, người lao động không thể làm thủ tục ở sân bay). Chính phủ Philippin cho phép lập các quỹ lao động có chất lượng, được phép quảng cáo và tổ chức đăng ký nguồn nhưng không thu lệ phí của người lao động. Tất cả việc thuê mướn công nhân Philippin phải thông qua Cục quản lý việc làm ngoài nước hoặc qua công ty tuyển mộ đã được cấp giấy phép. Đối với công ty, đơn vị kinh tế muốn được cấp giấy phép phải có đơn xin giấy phép, giấy đăng ký kinh doanh, có khả năng tìa chính, có tài sản thế chấp là 12.500 USD, nộp một khoản tiền cược 5000 USD, nộp một khoản tiền bảo lãnh 7.500 USD và lệ phí xin cấp giấy phép là 300 USD. Giấy phép sử dụng theo các điều quy định sau: giấy phép cấp cho loại công nhân nào thì chỉ được phép tuyển mộ loại công nhân
đó, giấy phép không có quyền chuyển nhượng, muốn tuyển mộ ngoài địa chỉ kinh doanh phải được sự chấp nhận trước. Ngoài ra POEA còn quy định tối thiểu cho người lao động Philippin, đồng thời tổ chức các lớp học về đất nước, con người phong tục tập quán, luật lệ và ngôn ngữ của các nước mà họ sẽ đến làm việc để người lao động hiểu được những việc cần làm hay tránh tại các nước đó và hạn chế tối đa các vụ việc có thể phương hại đến quan hệ giữa Philippin với nước tiếp nhận.
Tháng 6/1955, Quốc hội Philippin đã thông qua “ Đạo luật năm 1995 về lao động di cư và người Philippin ở nước ngoài”. Đây là văn bản pháp lý toàn diện nhất có được trong việc thực hiện chương trình việc làm nước ngoài Philippin. Đạo luật này nhấn mạnh một số điểm đó là:
- Tăng cường tuyển chon một cách có chọn lọc lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Phạt không dưới 6 năm tù và nộp phạt 20.000 USD đối với tuyển mộ bất hợp pháp. Điều này làm cho các doanh nghiệp hay tổ chức XKLĐ làm rất tốt công tác tạo nguồn; luôn quan tâm hoàn thiện bộ máy làm công tác XKLĐ của mình.
- Thành lập quỹ 4 triệu USD về việc hồi hương khẩn cấp lao động trong trường hợp cần thiết khi không thể xác định người chủ hoặc người tuyển mộ.
- Thành lập quỹ 4 triệu USD trong lĩnh vực giúp đỡ pháp lý người lao động về mạng lưới quản lý lao động ở nước ngoài, Philippin có gần 80 văn phòng đại diện. Thông thường mỗi văn phòng quản lý có một tùy viên lao động phụ trách và điều hành cùng 2 hoặc 3 nhân viên khác.
Chính phủ Philippin cũng có những quy định hết sức chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi quốc gia và quyền lợi các nhân người lao động như quy định về thủ tục, tiêu chuẩn tuyển người đi lao động nước ngoài, về mực đóng góp vào quỹ phúc lợi nếu làm trên đất liền thì chủ sử dụng lao động phải đóng góp 25 USD/người, nếu là thủy thủ thì chủ sử dụng lao động đóng góp 15 USD/người; các quy định về đóng bảo hiểm do chủ sử dụng lao động đóng bình quân 5 USD/ người; các chính sách về kiều hối, các quyền lợi của người công nhân trong các hợp đồng, kỷ luật và xử phạt đối với những người vi phạm, các dịch vụ phúc lợi và các chính sách đối với người lao động khi về nước. Nhứng người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Philippin được gọi là “bagongbaiani”, có nghĩa là những anh hùng mới. Đây không phải là sự tôn vinh quá mức, khi công dân philippin ở nước ngoài đều được coi là “Những nhà vô địch” trong lĩnh vực XKLĐ của mình. Sự coi trọng này được thể hiện rõ nét nhất vào những dịp lễ Giáng sinh, khi hàng ngàn lao động trở về nước để thăm gia đình.
Họ được đón tiếp nồng nhiệt, kiểm tra sức khỏe miễn phí, tham gia những lễ hội, buổi tiệc đón tiếp trọng thể do nhà nước đài thọ. Đặc biệt là buổi đón tiếp trọng thể ngay tại sân bay Manila. Các công dân lao động ở nước ngoài được qua một hành lang làm thủ tục riêng, trước khi được lắng nghe bài diễn văn chúc mừng của chính tổng thống Philippin.
Một trong những điểm nổi bật trong chính sách quản lý hoạt động XKLĐ của Philippin là chính sách đào tạo và bảo vệ người lao động tại nước ngoài. Người lao động Philippin là chính sách đào tạo và bảo vệ người lao động tại nước ngoài. Người lao động Philippin được đào tạo có trình độ theo yêu cầu của các công ty môi giới việc làm tư nhân, đáp ứng được yêu cầu về lao động trên thị trường thế giới. Vì thế, lao động Philippin làm việc ở khắp mọi nơi trên thế giới, và ngành nghề rất đa dạng: kỹ sư, y tá, thợ nề, thầy giáo, nông dân, thủy thủ, tốc ký viên, thợ hớt tóc, lái xe cẩu, đầu bếp… Tại Mỹ, Philippin đang dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp y tá, và đứng thứ hai về số lượng giáo viên phổ thông. Tại Hồng Kông, công dân Philippin được coi là những người giúp việc trung thực nhất, những nhân viên hầu bàn nhanh nhẹn nhất, những đầu bếp có hạng với tiền lương rẻ nhất và những người thợ làm vường chăm chỉ nhất…Chính phủ Philippin luôn sẵn sàng coi mình như một “ Công ty toàn cầu” về thuê mướn nhân công, theo đó luôn nỗ lực xây dựng một “ kế hoạch kinh doanh” phù hợp với mục đích chính trị và kinh tế của mình. Ngoài ciệc vạch ra một chiến lược đúng đắn về việc đào tạo những người Philippin đang làm việc ở nước ngoài. Cơ quan bảo trợ xã hội cho công nhân lao động ở nước ngoài được cung cấp tài chính từ tiền đóng góp của các ông chủ lao động ở nước ngoài cũng như gia đình họ ở trong nước khi gặp kho khăn. Cơ quan này có tất cả 15 chi nhánh, lmf việc tại 30 quốc gia khác nhau, chịu trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề đa dạng kien quan đến người lao dộng Philippin. Ví dụ như trong thời gian cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, cơ quan này đã bỏ tiền ra đưa 30 ngàn người lao động Philippin tại khu vực này trở về nhà
- Ấn Độ
Ấn Độ là nước có truyền thống lâu đời về XKLĐ kỹ thuật cao lẫn lao động phổ thông. Thị trường lao đọng chủ yếu của Ấn Độ là các nước vùng Vịnh và Trung Đông tiếp theo là các nước thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế và các nước Trung Đông, Nam Á. Trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động có nghề đi làm việc ở nước ngoài của Ấn Độ đã tăng lên đáng kể.
liên quan đến xuất khẩu lao động, chuyên gia và vấn đề cư trú. Luật này đã điều chỉnh việc lao động Ấn Độ đi làm việc ở nước ngoài trên cơ sở hợp đồng, nhằm vảo vệ quyền lợi và phúc lợi cho người lao động. Luật này quy định các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tuyển chọn. Lao động đi làm việc nước ngoài đều phải có giấy phép của Bộ lao động cấp. Ngoài ra Luật Di trú còn quy định các chế tài xử phạt các vi phạm từ mức độ thấp đến mức độ cao; Cơ quan có thẩm quyền có thể tịch thu một phần hoặc toàn bộ số tiền ký quỹ của tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ cung ứng lao động xuất khẩu khi vi phạm và cam kết; Chính phủ có thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng cung ứng lao động xuất khẩu và cấm đưa lao động sang một số nước khác khi cần thiết.
Chính phủ Ấn Độ đã ban hành một số chính sách quản lý hoạt động XKLĐ, chẳng hạn năm 1978 bắt đầu thực hiện hợp tác quốc tế về nguồn nhân lực ở Bang Kerala. Một số tổ chức cung ứng lao động xuất khẩu đã được thành lập ở Ddeeli và Madra để gửi lao động kỹ thuật đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài theo yêu cầu của chủ sử dụng nước ngoài. Chính phủ cũng bắt đầu tiến hành các thỏa thuận hợp đồng với các nước Trung Đông, Châu Phi, Đông Nam Á trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và kỹ thuật về xuất khẩu lao động.
Đặc biệt, Ấn Độ có chính sách phát triển ngành xuất khẩu chủ lực: Ngành công nghệ thông tin của Ấn Độ là ngành cung cấp nhiều lao động xuất khẩu sang các nước. Trong tổng thu nhập về xuất khẩu là 385 tỷ USD thì thu về xuất khẩu lao động phần mềm chiếm khoảng 17%, đạt khoảng 6,2 tỷ USD trong 2 năm 2002 – 2003, trong đó dịch vụ xuất khẩu chuyên gia chiếm gần 50%. Sức mạnh và sự thành công của Ấn Độ trong lĩnh vực xuất khẩu chuyên gia chiếm gần 50%. Sức mạnh và sự thành công của Ấn Độ trong lĩnh vực xuất khẩu chuyên gia công nghệ thông tin chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào, giỏi tiếng Anh, được đào tạo bài bản…Chính phủ Ấn Độ rất quan tâm tới hoạt động đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu nhằm tạo được một đội ngũ nhân lực không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn tiến hành xuất khẩu tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Ấn Độ khi tham gia thị trường lao động quốc tế. Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ còn có chính sách khuyến khích huy động nguồn kiều hối và huy động nguồn lực tài chính của người Ấn Độ định cư làm việc ở nước ngoài. Các khoản thu nhập ngoại tệ, các khoản tiết kiệm của cá nhân người tham gia XKLĐ và nguồn tiền chuyền về nước từ hoạt động XKLĐ đã góp phần cân bằng cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia thông qua hệ thống Công trái phát triển của Ấn Độ, và tài khoản tiền gửi dành cho người hồi hương, góp phần ổn định nền tài
chính, tiền tệ quốc gia - Thái Lan
Thái Lan bắt đầu xuất khẩu lao động từ những năm 1970, khi ở Trung Đông “bùng nổ” xây dựng công trình khai thác dầu lửa. Số lượng lao động Thái Lan đi làm việc ở nước ngoài tăng dần lên qua các năm từ 293 người năm 1973, 3870 người năm 1997 lên 21.500 người năm 1980, gần 110.000 người năm 1982 và bắt đầu giảm mạnh vào năm 1985. Những năm đầu 1990, số lao động Thái Lan ra nước ngoài làm việc tăng lên, đặc biệt trong những năm cuối 1990, trung bình hàng năm Thái Lan đưa được khoảng 200.000 người ra nước ngoài làm việc, trong đó hơn 50% đến Đài Loan. Lượng tiền chuyển về của người lao động qua hệ thống ngân hàng Thái Lan cũng tăng dần lên từ 52 tỷ Bath năm 1997 lên gần 60 tỷ Bath (tương đương 1,5 tỷ USD) trong năm 1998 và 1999. Ngoài ra còn một số lượng tiền của người lao động gửi về nước qua các con đường khác.
Thái Lan thực hiện chính sách tự do hóa XKLĐ. Thời kỳ đầu hoạt động XKLĐ do cá nhân người lao động và các đại lý tuyển mộ lao động tư nhân thực hiện. Nhiều lao động Thái Lan đi làm việc ở nước ngoài bằng visa du lịch sau đó ở lại và làm việc bất hợp pháp. Tuy nhiên sau đó để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động ở nước ngoài, Chính phủ Thái Lan thành lập Văn phòng Quản lý việc làm ngoài nước thuộc Tổng Cục Lao động Nội vụ. Chức năng của văn phòng này là giám sát hoạt động của các đại lý tuyển lao động tư nhân, xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện làm việc và bảo vệ lao động ở nước ngoài.
Năm 1985, Thái Lan ban hành Đạo luật Bảo hộ lao động và tuyển mộ lao động. Luật này cho phép các công ty, đại lý tư nhân thực hiện các dịch vụ tuyển mộ lao động. Nội dung của Đạo luật này là:
- Tập trung hóa việc cấp giấy phép và quản lý các cơ quan tuyển dụng lao động tư nhân.
- Thành lập cơ quan tuyển dụng của Chính phủ
- Xác định cụ thể hơn nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan tuyển dụng lao động
- Quy định việc gửi ngoại tệ về nước của người lao động - Thành lập quỹ phúc lợi của người lao động
- Quy định mức độ, hình phạt, kỷ luật đối với các hành động phạm pháp.
Đồng thời luật này cũng không ngăn cấm người lao động Thái Lan tự đi làm việc ở nước ngoài theo cách riêng của họ, theo đó người lao động có thể ra nước ngoài làm
việc qua 5 kênh khác nhau: tự đi; thông qua dịch vụ của Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội; đi cùng người sử dụng trực tiếp đến Thái Lan tuyển dụng; đi tu nghiệp ở nước ngoài; và thông qua dịch vụ của các công ty tuyển mộ tư nhân. Tuy nhiên, theo thống kê của Cục Quản lý lao động nước ngoài thuộc Bộ Lao động và Phúc lợi Thái Lan thì phần lớn lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua kênh tự đi và kênh dịch vụ tuyển mộ của tư nhân.
Việc tuyển lao động ra nước ngoài ở Thái Lan được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của Bộ Lao động. Có khoảng 300 công ty cung ững nhân lực có đăng ký với Bộ Lao động. Việc thay đổi hoặc bổ nhiệm cán bộ quản lý, công ty phải có trao đổi với cơ quan cấp phép của Bộ Lao động. Mọi lao động muốn làm được thủ tục xuất cảnh tại sân bay đều phải xuất trình hợp đồng lao động cá nhân ký với chủ sử dụng nước ngoài đã được cơ quan việc làm ngoài nước xem xét và đóng dấu phê duyệt. Công ty phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của người lao động do họ tuyển dụng. Tùy viên lao động của Thái Lan hoặc Đại diện phòng thương mại Thái Lan ở nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc thẩm định hợp đồng là cơ sở cho việc cấp giấy phép thực hiện. Các doanh nghiệp XKLĐ của Thái Lan luôn có mối quan hệ mật thiết với các tùy viên lao động nên đã hạn chế được rất nhiều rủi ro trong khi thực hiện các hợp đồng XKLĐ.
Chính phủ Thái Lan đã áp dụng các biện pháp mới trong việc thúc đẩy lao động Thái Lan ra nước ngoài làm việc để làm giảm nhẹ tình trạng thất nghiệp trong nước và tăng nguồn thu ngoại tế sau khủng hoảng kinh tế khu vực 1997 – 1998. Cùng với