Phương hướng thực hiện chiến lược phát triển của công ty CP phát triển nguồn nhân lực LOD

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008 (Trang 76 - 79)

- Các trung tâm xuất khẩu lao động:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOD 3.1 Phân tích tình hình trong nước, cơ hội và thách thức đối với công ty

3.4.1.2. Phương hướng thực hiện chiến lược phát triển của công ty CP phát triển nguồn nhân lực LOD

nhân lực LOD

3.4.1. Chiến lược chung của công ty

3.4.1.1. Mục tiêu của chiến lược

Mục tiêu của chiến lược của công ty:

- Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD nhằm xây dựng thương hiệu LOD phát triển và cung ứng nguồn nhân lực cho thị trường trong và ngoài nước, phát triển mạnh về các lĩnh vực xuất khẩu lao động và chuyên gia. Đào tạo, các dịch vụ về đào tạo và các loại hình kinh doanh khác. Xây dựng LOD thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực nguồn nhân lực.

- Trong 10 năm tới nằm trong tốp 5 doanh nghiệp hàng đầu; 15 năm tới nằm trong tốp 2 và 20 năm tới nằm trong tốp 1 của cả nước.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy định phù hợp luật doanh nghiệp cũng như các quy định khác của Nhà nước và nguyên tắc cơ bản của WTO

- Phát triển và kết hợp hài hòa giữa các ngành nghề kinh doanh của công ty, đặc biệt chú trọng đến việc chuyên doanh XKLĐ và đào tạo lao động xuất khẩu.

- Tiếp tục đổi mới và sắp xếp lại bộ máy tổ chức của các đơn vị trực thuộc công ty, nhất là đối với các đơn vị làm công tác xuất khẩu lao động và đào tạo lao động xuất khẩu để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong và ngoài nước.

- Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty để đáp ứng yêu cầu của thị trường.

- Tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài, mở rộng thị trường XKLĐ sang các khu vực châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông. Tăng thị phần ở các thị trường châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia…

- Tăng cường sự hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp XKLĐ trong cả nước và đối với các đơn vị cung ứng lao động cho Công ty, với các địa phương, các khu công nghiệp, các sàn giao dịch việc làm…hình thành mạng lưới quốc gia về cung ứng và phát triển nguồn nhân lực.

3.4.1.2. Phương hướng thực hiện chiến lược phát triển của công ty CP phát triển nguồn nhân lực LOD nguồn nhân lực LOD

- Chỉ đạo việc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản với hiệu quả cao nhất, đồng thời nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế

hoạch năm 2010.

- Ban giám đốc công ty xây dựng kế hoạch, cùng song hành với các đơn vị, giải quyết kịp thời mọi vấn đề phát sinh, chia sẻ khó khăn cùng các đơn vị, có kế hoạch đào tạo, thường xuyên đào tạo lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công ty.

- Triển khai có hiệu quả các phương thức nâng cao chất lượng quản lý. Triển khai áp dụng ISO đáp ứng yêu cầu thực tế; áp dụng phần mềm tin học vào công tác quản lý xuất khẩu lao động, tài liệu, tài chính, nhân sự, quản lý hành chính, chăm sóc khách hàng; văn hóa doanh nghiệp.

- Tập trung nỗ lực điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010.

Về xuất khẩu lao động: Dự kiến số lao động đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài năm 2010 như sau:

Bảng 5 : Số liệu dự kiến XKLĐ năm 2010

Đơn vị tính : người

Năm Thuyền viên Tu nghiệp sinh Hàn Quốc Nhật Bản Đài Loan Hàn Quốc Nhật Bản 2010 480 20 150 452 460 220 170 1.952

(Nguồn : Phòng thị trường công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD)

Về kết quả sản xuất kinh doanh :

Bảng 6: Bảng dự kiến một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh năm 2010 Đơn vị tính: VNĐ

STT Nội dung Mức tăng trưởng 1 Vốn điều lệ sau khi phát

hành

31,491 tỷ đồng

1 Tổng doanh thu 5% so với năm 2009

2 Lợi nhuận trước thuế Khoảng 25 tỷ đồng

3 Nộp Ngân sách Theo quy định của nhà nước

4 Cổ tức /vốn điều lệ 15%-20%

5 Thu nhập bình quân tăng 5% - 10%

( Nguồn: từ phòng tài chính kế toán)

Về công tác XKLĐ :

Xác định rõ thị trường trọng điểm cho công tác XKLĐ đối với toàn Công ty, từng đơn vị chuyên quản trên cơ sở đó có những chính sách, cơ chế linh hoạt với từng thị trường.

- Tiếp tục giữ vững và cung ứng lao động cho các thị trường truyền thống của Công ty và tập trung thực hiện và phát triển các hợp đồng đi Trung Đông, Đông Âu, Úc, Macao... Tìm hiểu thông tin, khai thác thị trường các nước Châu Mỹ, New Zealand, đặc biệt là sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

- Tập trung vào công tác tạo nguồn LĐXK dự trữ nhằm đáp ứng một cách ổn định nhu cầu cung ứng lao động cho các thị trường trên. Triển khai thực hiện mô hình liên kết giữa các đơn vị với nhau, giữa doanh nghiệp và các đối tác đào tạo, các địa phương để tạo nguồn cung ứng lao động ổn định và tin cậy.

- Đầu tư tập trung công tác đào tạo và tập huấn cho người lao động xuất khẩu; kiên quyết không chạy theo số lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng lao động và uy tín của doanh nghiệp. Giữ mối quan hệ thường xuyên và mật thiết với các cơ quan quản lý Nhà nước về Xuất khẩu lao động cả trong và ngoài nước, các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng trong và ngoài nước ở mức cao nhất tạo cơ sở cho việc phát triển thị trường sau này. Bên cạnh đó, mở rộng quan hệ với các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài để có cơ hội tiếp xúc với các đối tác và tiến bước vững chắc vào các thị trường tiềm năng.

Về công tác đào tạo :

lượng đào tạo, chương trình đào tạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo và giáo dục định hướng phục vụ công tác Xuất khẩu lao động, mở rộng quy mô đào tạo và loại hình đào tạo.

- Đẩy mạnh việc phối kết hợp đào tạo nghề cho lao động với các cơ sở đào tạo chuyên dụng, thường xuyên phối hợp và kiểm soát chất lượng lao động gửi đào tạo.

Về các mặt hoạt động khác:

- Đầu tư tập trung xây dựng cơ sở đào tạo: Trường cao đẳng nghề - công nghệ LOD tại Hưng Yên và phân hiệu II Trường Cao đẳng nghề tại 924 Bạch Đằng.

- Có định hướng, có phương án đầu tư và hỗ trợ cụ thể cho lĩnh vực hoạt động XKLĐ, đào tạo và các hoạt động liên quan đến phát triển nguồn nhân lực.

- Tăng cường đầu tư để xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo quy mô, hiện đại, tạo điều kiện vững chắc để khai thác và phát triển thị trường.

- Tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa các đơn vị trong công ty để tạo sức mạnh tập thể, vì sự phát triển chung của công ty.

- Áp dụng tốt các tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000.

- Áp dụng các phần mềm tin học trong công tác quản lý hồ sơ và lao động, tạo cơ sở dữ liệu chung trong Công ty.

- Nâng cao năng lực quản lý tài chính, quản trị nhân sự cho các đơn vị

Về Tổ chức quản lý:

Kiện toàn công tác TCCB, công tác tổ chức sản xuất kinh doanh, xây dựng, hoàn thiện các quy định, quy chế quản lý điều hành trong nội bộ Công ty. Đào tạo nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ...cho đội ngũ cán bộ. Nâng cao vai trò Lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động SXKD của các đơn vị đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí, tăng nguồn thu cho Công ty, an toàn về vốn và trả cổ tức cho cổ đông.

Tiếp tục thực hiện các thủ tục pháp lý, triển khai đồng bộ các việc liên quan đến trường Cao đẳng nghề kỹ thuật- công nghệ LOD và phân hiệu Hà nội như xây dựng quy chế tổ chức hoạt động, phương án tổ chức nhân sự, giáo viên, tuyển sinh đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề ... Có giải pháp để thu hút mạnh đầu tư hoặc liên doanh liên kết tạo sức mạnh tổng hợp triển khai sớm nhất họat động của Trường.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w