Lựa chọn thị trường mục tiêu

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008 (Trang 86 - 89)

- Các trung tâm xuất khẩu lao động:

c) Lựa chọn thị trường mục tiêu

Trong giai đoạn 2010 - 2020 tiếp tục thực hiện các giải pháp để ổn định, mở rộng các thị trường trọng điểm, bao gồm các thị trường

Malaysia

Chuẩn bị đủ nguồn lao động đáp ứng nhu cầu thị trường. Tiếp tục triển khai mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với địa phương để tuyển chọn lao động. Chú trọng công tác đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng theo đúng yêu cầu đặt ra trong thoả thuận đã được ký kết với Malaysia.Tiếp tục triển khai chặt chẽ việc đưa lao động sang Malaysia. Năm 2010 thị trường Malaysia vẫn được đánh giá là có nhiều triển vọng.

Căn cứ nhu cầu thị trường, xem xét để mở rộng số lượng lao động xuất khẩu sang Malaysia trên cơ sở học hỏi chính sách kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác, chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước.

Theo dõi tình hình thị trường và tình hình lao động để hướng dẫn các doanh nghiệp chỉ hợp tác với các đối tác có khả năng đảm bảo quyền lợi cho người lao động, và đưa lao động sang các ngành có điều kiện đảm bảo kể cả một số nghề trong ngành nông nghiệp và dịch vụ.

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động, bảo đảm phát hiện và giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh với người lao động. Tăng cường cán bộ cho Ban quản lý lao động và chuyên gia tại Malaysia, giải quyết thủ tục pháp lý để doanh nghiệp cử cán bộ sang quản lý lao động.

Đài Loan:

Thị trường Đài Loan vẫn còn khả năng nhận nhiều lao động Việt Nam. Các giải pháp cần thực hiện gồm:

- Thúc đẩy gia hạn Thoả thuận hợp tác lao động với Đài Loan;

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp mạnh để giảm thiểu tỷ lệ lao động bỏ hợp đồng, bao gồm cả việc xử lý người lao động bỏ hợp đồng và các doanh nghiệp có tỷ lệ lao động bỏ hợp đồng cao; phối hợp với các cơ quan có liên quan của Đài Loan để đưa nhanh số lao động bỏ trốn hiện còn ở Đài Loan về nước;

- Hợp tác với các công ty nội và các công ty môi giới lao động Đài Loan hạn chế đến mức thấp nhất phí môi giới;

- Tăng tỷ lệ cung ứng lao động trực tiếp cho các chủ sử dụng lao động và tỷ lệ lao động làm việc trong các công xưởng, nhà máy.

Hàn Quốc:

Hàn Quốc đã thông qua Luật cấp phép cho lao động nước ngoài và bắt đầu thực hiện nhận lao động từ tháng 8 năm 2004 song song với hệ thống nhận tu nghiệp sinh hiện nay. Để tăng cường thị phần lao động tại Hàn Quốc, phải đưa được lao động đi theo cả hai hệ thống này. Các biện pháp cần thực hiện bao gồm:

- Thúc đẩy đàm phán để tiến tới kí kết với Hàn Quốc thỏa thuận nhận lao động Việt Nam theo hệ thống cấp phép lao động.

- Hỗ trợ các giải pháp mạnh của Hàn Quốc, đưa tu nghiệp sinh bất hợp pháp về nước, để tu nghiệp sinh mới sang và tạo cơ sở để Hàn Quốc nhận lao động Việt Nam theo chính sách mới

- Vận động để phía Bạn tiếp nhận thêm tu nghiệp sinh ngành xây dựng, đóng tàu và nông nghiệp.

Nhật Bản:

Để mở rộng thị phần, cần có biện pháp giảm tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng, cụ thể là:

- Tiếp tục rà soát và kiểm tra, chỉ cho phép các doanh nghiệp có uy tín đưa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản; trước mắt chú trọng về chất lượng hơn mở rộng về số lượng.

- Tập trung xử lý các trường hợp tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng theo quy định tại Nghị định 81/2003/NĐ-CP và Quyết định số 68/2001/QĐ-TTg ngày 2 tháng 5 năm 2001 về biện pháp xử lý đối với tu nghiệp sinh tự ý bỏ hợp đồng, thông tin rộng rãi để giáo dục các tu nghiệp sinh khác;

- Tập trung tuyển chọn tu nghiệp sinh đi Nhật Bản trong các nhà máy, doanh nghiệp, học sinh đã tốt nghiệp các trường dạy nghề và bộ đội xuất ngũ, hạn chế tuyển lao động tự doanh nghiệp;

- Tiếp tục tác động với phía Bạn để có biện pháp phối hợp với ta trong việc giải quyết vấn đề lao động bỏ trốn.

Lào:

Lào là một thị trường nhận nhiều lao động Việt Nam với ngành nghề đa dạng, bao gồm cả chuyên gia và lao động. Các giải pháp để tiếp tục hợp tác lao động có hiệu quả với Lào bao gồm:

- Tiếp tục đàm phán để ký kết Hiệp định mới về hợp tác chuyên gia với Lào; - Đẩy mạnh đưa lao động xây dựng sang thực hiện các công trình nhận thầu, các công trình do nhiệm vụ và các nước khác đầu tư tại Lào

- Tăng cường hợp tác lao động qua địa phương và doanh nghiệp với Lào

Thị trường Trung Đông, Lybia, châu Phi.Trung Đông nhận rất nhiều lao động nước ngoài. Libya là thị trường truyền thống của lao động Việt Nam, một số nước khác ở vùng Vịnh cũng đã bắt đầu nhận lao động ta, đặc biệt là công cuộc tái thiết Iraq tới đây sẽ có nhu cầu lao động lớn. Châu Phi có nhu cầu về chuyên gia nông nghiệp, y tế và giáo dục. Để mở rộng thị trường này cần:

- Tiếp tục ổn định và mở rộng cung ứng lao động cho các Công ty nước ngoài nhận thầu công trình tại Lybia;

- Tìm hiểu thông tin để tiếp xúc và xây dựng quan hệ hợp tác với các tập đoàn kinh tế quốc tế trúng thầu dự án tại Iraq để cung ứng lao động tái thiết

Iraq;

- Tiếp tục quan hệ với tổ chức Nông Lương quốc tế (FAO) và mở rộng quan hệ với các nước phát triển tìm nguồn tài trợ cho việc hợp tác đưa chuyên gia nông nghiệp sang các nước Châu Phi;

- Tăng cường tìm hiểu thông tin, tiếp xúc với các đối tác để đưa liên doanh sang tái thiết Iraq.

Thị trường lao động trên biển:

Nhu cầu thuỷ thủ vận tải và nhu cầu thuyền viên đánh cá vẫn rất cao, vượt khả năng cung ứng của ta. Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh đưa lao động trên biển là tăng cường công tác tạo nguồn đáp ứng nhu cầu của thị trường:

- Đầu tư cơ sở vật chất đào tạo sĩ quan, thuyền viên về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ để cung ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của chủ tàu nước ngoài, nhất là nhu cầu về sĩ quan đi biển. Thực hiện có hiệu quả các dự án hợp tác đào tạo thuyền viên với nước ngoài.

- Các doanh nghiệp có chính sách hợp lý để khuyến khích và thu hút các sĩ quan và thuyền viên hàng hải gắn bó lâu dài với sự nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia khẩu lao động trên biển;

- Tạo nguồn thuyền viên tàu cá từ ngư dân ven biển, chỉ tuyển dụng những lao động có nguyện vọng gắn bó thực sự với nghề biển: nâng cao chất lượng đào tạo – giáo dục định hướng.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w