0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Giải pháp từ phía nhà nước

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOD SAU KHỦNG HOẢNG 2008 (Trang 93 -96 )

- Các trung tâm xuất khẩu lao động:

d) Thâm nhập và mở rộng thị trường

3.5.2 Giải pháp từ phía nhà nước

- Các văn bản, chính sách liên quan:

Không ngừng làm tốt cơ chế quản lý và thực hiện tốt hơn nữa các chính sách liên quan đến công tác xuất khẩu lao động đó là các chính sách về cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh – làm hộ chiếu, chính sách cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài vay vốn, chính sách về bảo hộ lãnh sự và tư pháp, chính sách về bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong thời gian làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài, chính sách chuyển về nước thu nhập bằng ngoại tệ, thiết bị, nguyên liệu.

Cáp cấp ủy Đảng chính quyền và các ngành chức năng trong tỉnh cần tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân về vị trí vai trò của XKLĐ, coi đây là một nhiệm vụ quan trong trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hàng năm. Thông qua tuyên truyền giúp người lao động có ý thức chuẩn bị các điều kiện để chủ động tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động.

Mặt khác, cũng cần quan tâm đến việc bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các chính sách liên quan đến việc sau khi lao động trở về như: Tiếp nhân lao động trở lại làm việc để sử dụng tay nghề của lao động (đặc biệt đối với đối tượng là người lao động đã được tuyển chọn từ các nhà máy, xí nghiệp đang đi làm việc ở nước ngoài sau khi hoàn thành hợp đồng lao động nên được tiếp nhận trở lại làm việc để họ được phát huy khả năng tiếp thu và học hỏi về công nghệ và kinh nghiệm, tác phong công nghiệp

tiên tiến trong thời gian làm việc ở nước ngoài nên tạo điều kiện cho họ tiếp tục đi nếu họ đã hoàn thành hợp đồng lao động và không vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, cũng cần tạo điều kiện cho người lao động mở các doanh nghiệp nhỏ để sản xuất kinh doanh tạo việc làm sau khi về nước.

Cần phải xây dựng chế độ hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu lao động ( đặc biệt quan tâm đến các đối tượng thuộc hộ chính sách, hộ nghèo, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự và lao động thuộc hộ Nhà nước thu hồi đất có nhu cầu xuất khẩu lao động); cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục xuất nhập cảnh, khám sức khỏe, tham gia học nghề, tham gia giáo dục định hướng và vay vốn cho lao động tham gia xuất khẩu lao động theo đúng quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo công tác giáo dục định hướng

Về công tác đào tạo – giáo dục định hướng thì đây là một trong những khâu quan trọng quyết định chất lượng đầu vào của nguồn lao động xuất khẩu, cần ban hành các chính sách và quy chế phù hợp liên quan đến hoạt động này: Ví dụ như quy định về đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động; quy định về cấp và quản lý chứng chỉ đào tạo- giáo dục định hướng; hướng dẫn mức thu học phí, lệ phí đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động làm cơ sở pháp lý triển khai xây dựng mô hình tổ chức và thực hiện quản lý đào tạo nguồn cho xuất khẩu lao động. Về việc này, tại cục quản lý lao động nước ngoài đã trực tiếp biên soạn và phát hành giáo trình, tài liệu về đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động về nghề, ngoại ngữ, pháp luật, hợp đồng lao động...do đó cần phải nghiên cứu và sớm đưa tài liệu này về tỉnh và có chủ trương kết hợp với các cơ sở dạy nghề định hướng các doanh nghiệp và các trường, hợp tác đào tạo thí điểm để tăng nguồn lao động xuất khẩu có chất lượng từ các cơ sở đào tạo nghề trong các tỉnh.

Phải đảm bảo sự lãnh đạo của cấp Ủy, chính quyền và sự tham gia của các đoàn thể trong quá trình tuyển chọn, đào tạo giáo dục định hướng cho lao động xuất khẩu. Kiện toàn bộ máy, tăng cường các điều kiện, nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác XKLĐ, các Trung tâm Dịch vụ việc làm, các cơ sở đào tạo nghề, đào tạo giáo dục định hướng để đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu lao động cho người lao động.

- Trong việc thanh tra, kiểm tra

Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, thanh tra, phát hiện việc xử lý vi phậm trong việc đưa người lao động đi xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Cần

phải có các chế tài xử lý thật nghiêm khắc để chấn chỉnh được tình trạng gian lận trong công tác xuất khẩu lao động của tỉnh.

- Công tác thông tin tuyên truyền

Các cấp chính quyền cần tăng cường hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng để có thể thông tin đầy đủ và kịp thời tới người lao động về các chủ trương chính sách, thông tin về nhu cầu, điều kiện thị trường và tiêu chuẩn lao động để người lao động chủ động đầu tư học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động quốc tế.

Không ngừng đầu tư, nâng cấp các phương tiện thông tin tuyên truyền để đáp ứng nhu cầu truyền tải thông tin của nhà nước.

Cụ thể thì các cấp ngành phải chú trọng hơn nữa trong công tác của mình như sau: - Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu mở rộng thị trường XKLĐ; xây dựng chế độ hỗ trợ khuyến khích XKLĐ. Thông báo công khai về thị trường lao động, số lượng tiêu chuẩn tuyển chọn, các điều kiện về làm việc và sinh hoạt, quyền lợi trách nhiệm của người lao động và các khoản đóng góp, quản lý, chỉ đạo các Trung tâm Dịch vụ việc làm, cơ sở đào tạo nghề tổ chức thực hiện giáo dục định hướng theo đúng nội dung, chương trình, thời gian và chất lượng theo quy định, đáp ứng nguồn nhân lực đủ tiêu chuẩn XKLĐ; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra XKLĐ theo quy định; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ 6 tháng, một năm.

- Công an tỉnh có trách nhiệm thông báo công khai quy trình, thủ tục hồ sơ, lệ phí, thời gian hoàn thành việc cấp hộ chiếu đối với người XKLĐ. Kịp thời phá hiện ngăn chặn và xử lý các trường hợp lừa đảo, gây thiệt hại cho người lao động.

- Bộ y tế có trách nhiệm chỉ đạo Bệnh viện do ngành quản lý quy định tổ chức tốt việc khám sức khỏe cho những trường hợp XKLĐ.

- Bộ, sở văn hóa – thông tin, Đài phát thanh – truyển hình, báo...tập trung tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước về XKLĐ; các chế độ hỗ trợ, khuyến khích XKLĐ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, nâng cao trình độ hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động ở nước ngoài để việc tuyển chọn, đào tạo thuận lợi và đúng chế độ chính sách.

- Bộ tài chính, kế hoạch đầu tư, ngân hàng nhà nwóc; các ngành liên quan phối hợp đề xuất các giải pháp về vốn, chính sách cho vay vốn, huy động các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để cho vay đối với người XKLĐ (đặc biệt là các đối tượng thuộc diện chính sách).

- Đề nghị ủy ban mặt trận tổ quốc liên tỉnh, Liên đoàn lao động, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của mình có kế hoạch tuyên truyền phổ biến chủ trương; chính sách của Đảng và Nhà nước về XKLĐ, phối hợp với các cấp và các ngành chức năng đẩy mạnh XKLĐ trong thời gian tới.

- Sự chỉ đạo của Nhà nước đối với các doanh nghiệp:

Nâng cao điều kiện cấp phép đối với các doanh nghiệp XKLĐ và chuyên gia; tăng vốn điều lệ; quy định số lượng tối thiểu cán bộ chuyên trách có đủ trình độ; có khả năng ký kết và thực hiện hợp đồng XKLĐ và chuyên gia; tổ chức đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi.

- Từ thực tế hoạt động XKLĐ và chuyên gia, cần thiết phải thành lập Quỹ hỗ trợ XKLĐ và chuyên gia nhằm hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước và xử lý các rủi ro ở nước ngoài vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Nguồn hình thành Quỹ trên cơ sở đóng góp của doanh nghiệp, Nhà nước và các nguồn khác.

- Sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách tài chính nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ hơn về phí môi giới, hoa hồng. Quy định mức tiền lương và thu nhập tối thiểu của người lao động đối với từng thị trường, khu vực, mức phí dịch vụ. Có chính sách tái đầu tư thuế cho doanh nghiệp khai thác thị trường và đầu tư đào tạo nguồn lao động xuất khẩu.

- Xây dựng một số doanh nghiệp mạnh về XKLĐ. Trong đó các doanh nghiệp chủ động đầu tư cơ sở đào tạo – giáo dục định hướng, bố trí cán bộ đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ. Các Bộ, Ngành, địa phương chủ quản hỗ trợ doanh nghiệp trực thuộc. Nhà nước cung cấp thông tin, ưu tiên hỗ trợ trong việc thâm nhập thị trường mới.

- Chấn chỉnh, sắp xếp lại đội ngũ doanh nghiệp XKLĐ; Đầu tư cơ sở giáo đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động tại những doanh nghiệp, bố trí cán bộ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, có phẩm chất tốt. Giải thể hoặc sáp nhập các tổ chức chồng chéo, các văn phòng đại diện hoạt động sai chức năng, nhiệm vụ hoặc kém hiệu quả của những doanh nghiệp có nhiều đầu mối. Xử lý những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, có vi phạm quy định hoạt động XKLĐ và chuyên gia.

- Các cấp ủy Đảng và các ngành chức năng cần phả nghiên cứu xem xét về thị trường lao động chuyên gia có thu nhập cao, để lao động có thể xâm nhập vào các thị trường đó được.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOD SAU KHỦNG HOẢNG 2008 (Trang 93 -96 )

×