Mục tiêu của chiến lược phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008 (Trang 83 - 86)

- Các trung tâm xuất khẩu lao động:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOD 3.1 Phân tích tình hình trong nước, cơ hội và thách thức đối với công ty

3.4.2.2. Mục tiêu của chiến lược phát triển thị trường

Định hướng chung:

Theo chủ trương của bộ xây dựng, hoạt động XKLĐ được coi là một nội dung quan trọng của chương trình quốc gia về việc làm, là hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù, là một chiến lược lâu dài về phát triển nguồn nhân lực. Chiến lược xuất khẩu lao động cũng là một bộ phận quan trọng để phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Một trong những nhiệm vụ chính XKLĐ là giải quyết áp lực lao động – việc làm. Từ đó, công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD đã luôn bám sát yêu cầu của Nhà nước, tận dụng mọi cơ hội thuận lợi do Nhà nước đem lại trong việc đầy mạnh hoạt động XKLĐ.

Thứ nhất, công ty không ngừng đầu tư nghiên cứu mở rộng thị trường XKLĐ nhằm tạo lập hệ thống xuất khẩu lao động, sử dụng lao động Việt Nam để có hướng đi phát triển lâu dài. Công ty cũng tìm cách đa dạng hóa thị trường XKLĐ, đa dạng hóa ngành nghề XKLĐ, trình độ lao động, hình thức xuất khẩu lao động…

Thứ hai, công ty luôn thống nhất hành động với các đơn vị quản lý nhà nước trong hoạt động XKLĐ, chấp hành mọi quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động và thông lệ quốc tế.

Thứ ba, phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh về nhiều lĩnh vực. • Mục tiêu cuối năm 2010

Tình hình XKLĐ của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD, tình trạng người lao động xuất khẩu chưa hoàn thành đúng hạn rất thấp, chỉ chưa đến 2%. Tuy nhiên, đây vẫn là con số cần phải khắc phục, phải đảm bảo 100% lao động hoàn thành vượt chỉ tiêu, đúng hạn, không có lao động về nước trước thời hạn, lao động ở lại. Hết sức hạn chế tình trạng lao động bị trục xuất, chết hoặc mất tích vì bất cứ lí do gì.

Số lượng lao động xuất khẩu của công ty còn chưa cao. Muốn tăng số lượng lao động XKLĐ lên, công ty cần phải tạo được niềm tin hoàn toàn cho phía đối tác, nhằm tăng được số đơn hàng và độ lớn của đơn đặt hàng, vừa duy trì được quan hệ với các đối tác cũ, vừa tăng thêm số lượng đơn đặt hàng bằng cách tìm bạn hàng mới. Mục tiêu trong năm nay là sẽ tìm được những đơn đặt hàng lớn, tạo đà cho các hợp đồng XKLĐ lớn tiếp theo.

Số lượng người lao động được xuất cảnh tăng lên qua các năm, chất lượng lao động cũng có xu hướng tăng lên. Thời gian tới, công ty cần tăng hàm lượng chất xám trong lao động xuất khẩu: kỹ sư, chuyên gia, lao dộng có nghề…

Phần lớn các đơn đặt hàng XKLĐ của công ty đều đến từ thị trường châu Á: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia…Đây là thị trường công ty LOD đã thâm nhập khá lâu, khả năng phát triển thị trường này không thể có tốc độ nhanh nguyên do nhiều doanh nghiệp XKLĐ khác đây cũng là thị trường chính của họ. Kinh tế thế giới có những bước phục hổi, nhu cầu lao động ở các thị trường châu Âu, Trung Đông đang ngày một gia tăng, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn cao. Do vậy, nếu mở rộng thêm được các thị trường XKLĐ ở Tây Âu, Đông Âu, Trung Đông, tạo được ấn tượng tốt đối với các đối tác những nước này thì chắc chắn tốc độ phát triển cao hơn nhiều. Mục tiêu năm nay, công ty dự định mở rộng thêm các thị trường ở Úc, Czech, Slovakia…Việc thâm nhập thị trường mới chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn khiến cho các nhà quản lý xuất khẩu lao động LOD gặp nhiều bỡ ngỡ, lúng túng. Với tư cách một doanh nghiệp lớn, công ty vẫn đặt mục tiêu thâm nhập vào thị trường, bước đầu có thể không đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Tổng công ty nhưng đây có thể là sự khởi đầu cho những bước tiến dài của LOD cũng như của hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam

Do đó, cụ thể mục tiêu đến cuối năm 2010, tổng công ty LOD phấn đấu:

- Đến năm 2010, đưa 40,000 lao động phổ thông và trí óc đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

- Phấn đấu năm 2010 đưa được 1952 lao động ra nước ngoài làm việc - Lao động hoàn thành hợp đồng chiếm 100%

- Không có lao động về trước hạn, ở lại trục xuất, chết hoặc mất tích vì bất cư lý do gì.

- Tăng cường lao động trí óc chiếm 30% tổng số lao động được đưa ra nước ngoài, lao động phổ thông có nghề chiếm 55%, lao động không có nghề chiếm không quá 15%.

- Thu nhập bình quân của lao động đạt khoảng 700 – 1200 USD/tháng. - Doanh thu của công ty có được từ hoạt động xuất khẩu là 22 – 25 tỷ đồng. Mục tiêu trước mắt là duy trì và phát triển thị phần hiện có trên thị trường XKLĐ, mở rộng thị trường sang Trung Đông, Châu Âu.

Mục tiêu phát triển lâu dài:

Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD với tư cách là một đơn vị mạnh đã đi vào cổ phần hóa năm 2008, công ty đa dạng hóa các hoạt động của mình, trong đó hoạt động XKLĐ là một trong những hoạt động được ưu tiên hàng đầu. Đây là hoạt động đã có tiềm lực từ trước. Hơn nữa, xây dựng là một lĩnh vực hoạt động chính của công ty. Mỗi khi có thầu công trình xây dựng, các nhà quản lý phải tuyển thêm lao động, sau khi công trình được xây dựng xong, các lao dộng dư thừa sẽ được đào tạo. Những lao động này nếu không có việc tiếp sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp lao động, cuộc sống bất ổn định và gây nên các tệ nạn xã hội. Do đó, một số lượng không nhỏ người lao động này sẽ được công ty LOD đào tạo cơ bản về nghề, đào tạo ngoại ngữ để làm hành trang cho xuất khẩu lao động. Đây cũng là một trong những định hướng phát triển đất nước vì nước ta lao động nhiều, tỷ lệ thất nghiệp lớn sẽ phát sinh các tệ nạn xã hội. Trong khi đó các lao động xuất khẩu lại có thể đem về ngoại tệ, giúp đỡ gia đình, làm tăng lượng dự trữ ngoại hối, làm giàu đất nước. Ngoài ra, nếu lao động tham gia vào các công trình thầy xây dựng của công ty nếu bị thất nghiệp dẫn đến những tiêu cực, tệ nạn cho xã hội điểu này sẽ làm mất uy tín của công ty đối với người lao động trong những đợt tuyển dụng lao động tiếp theo.

Tuy nhiên đây chỉ là một hoạt động phụ nhằm giải quyết việc làm cho lao động sau công trình thầu xây dựng. Mục tiêu trước mắt vẫn là đưa XKLĐ thành một hướng kinh doanh mũi nhọn: đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, mở rông thị trường xuất khẩu để tăng số lượng lao động xuất khẩu, tăng doanh thu từ hoạt động này. Ban lãnh đạo đã xác định hoạt động XKLĐ mỗi năm đóng góp 20% trong hiệu quả kinh tế toàn công ty.

Về lâu dài, công ty LOD có chiến lược củng cố thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới sang nhiều quốc gia như: Czech, Úc, Nga, Slovakia. Uy tín, thương hiệu LOD đã được khẳng định trên thị trường - đây là bước đệm để LOD tạo nguồn, tạo niềm tin từ phía đối tác.

- Giữ vững và phát triển thị trường truyền thống với hướng không ngừng nâng cao chất lượng lao động cung ứng trên cơ sở tận dụng, phát huy và khai thác tốt tiềm năng ưu thế về cơ sở vật chất và mọi nguồn lực hiện có.

- Phát triển mở rộng vào các thị trường mới: Cộng hòa Czech, UEA, Ả rập Xê- út

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008 (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w