Đàm phán và thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008 (Trang 25)

V: Thu nhập của người lao động sau khi đã khấu trừ phần phải nộp

b) Đàm phán và thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động

Trước đây, ta chủ yếu đưa lao động đi làm ciệc có thời hạn ở nước ngoài theo Hiệp định Chính phủ thì trong giai đoạn hiện nay ta chủ yếu Xuất khẩu lao động thông qua các hợp đồng cung ứng lao động. Khi đàm phán và thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động cho nước ngoài cần chú ý những vấn đề sau:

Thứ nhất: Tìm hiểu sơ bộ về đối tác, thị trường tiếp nhận

- Tìm hiểu luật pháp nước tiếp nhận lao động cho phép NKLĐ Việt Nam hay không? Có hạn chế gì không? Luật lao động nước đó có quy định như thế nào đối với người lao động như giờ làm việc, nghỉ ngơi, lương tối thiểu, tiền công làm thêm giờ, bảo hiểm y tế…

- Tìm hiểu tư cách pháp nhân, năng lực tài chính của đối tác. Nếu XKLĐ cho dự án, công trình thì tìm hiểu dự án, công trình có khả thi hay không? Khả năng thực hiện đến đâu?

- Mức sống dân cư, giá sinh hoạt như giá thực phẩm, ăn ở đi lại, giá thuê lao động nước ngoài tại thời điểm đó.

Thứ hai: Các vấn đề cụ thể trong hợp đồng:

- Mức yêu cầu về chất lượng lao động ta có khả năng đáp ứng được không? - Tiền lương đưa ra là lương ròng hay gồm tiến ăn, ở, tiền thưởng, tiền làm

thêm giờ?

- Chi phí vé máy bay đi, về, thuế của nước sở tại; Bảo hiểm xã hội ai chịu? ( thường thì người sử dụng lao động chịu và không tính vào lương).

- Thời gian bố trí, sắp xếp điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của người lao động. - Vấn đề thanh toán tiền lương, chuyển tiền về nước.

Tổ chức Xuất khẩu lao động sau khi đàm phán, ký kết được hợp đồng cung ứng lao động đối với đối tác nước ngoài tiến hành làm thủ tục đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép thực hiện hợp đồng.

Để hoàn thành tốt trách nhiệm quy định trong hợp đồng, đảm bảo lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, đồng thời giữ và tăng cường uy tín của lao động Việt Nam nhằm duy trì và phát triển thị trường thì trong quá trình thực hiện hợp đồng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phải chú ý và coi trọng công tác tuyển chọn, đào tạo, giáo dục người lao động trước khi đi, công tác quản lý lao động ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w