Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008 (Trang 47 - 48)

- Các trung tâm xuất khẩu lao động:

2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Mười lăm năm, một quãng thời gian ngắn so với dòng chảy lịch sử, nhưng là cả một chặng đường dài gian khó trong quá trình xây dựng và phát triển Công ty cổ phần Hợp tác lao động nước ngoài (LOD), một doanh nghiệp chuyên doanh về xuất khẩu lao động. Từ chỗ hoạt động chủ yếu là cung ứng thuyền viên đến nay các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng đa dạng, mở rộng và bao gồm nhiều lĩnh vực:

- Xuất khẩu lao động

- Xuất nhập khẩu hàng hoá;

- Đào tạo LĐXK, công nhân kỹ thuật và các loại hình đào tạo khác;

- Xúc tiến, tư vấn du học, giới thiệu việc làm;

- Dịch vụ du lịch nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ thương mại;

- Kinh doanh nhà, vật tư, vật liệu xây dựng, phương tiện và thiết bị vận tải;

- Kinh doanh vận tải hành khách;

- Kinh doanh bất động sản;

- Xây dựng công trình giao thông, công nghiệp và dân dụng;

- Kinh doanh ôtô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống) và xe có động cơ khác;

- Kinh doanh vải, hàng may mặc đồ dùng gia đình; đồ nấu bếp, bộ đồ ăn;

- Kinh doanh chè, hàng thủy sản;

- Kinh doanh máy móc, thiết bị và phụ tùng khai khoáng xây dựng;

- Đào tạo điều dưỡng viên đa khoa;

- Kinh doanh tòa nhà văn phòng cho thuê

Tiền thân của công ty là Công ty xuất khẩu thuyền viên thuộc Tổng công ty tư vấn đầu tư và dịch vụ hợp tác quốc tế GTVT - Bưu điện, chính vì vậy, thế mạnh của công ty là xuất khẩu lao động. Lao động là đối tượng xuất khẩu hết sức phức tạp và không giống hàng hóa thông thường.

Quan hệ giao dịch giữa công ty và các đối tác thường theo quan hệ hợp đồng kinh tế, khách hàng công ty là khách hàng nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng...khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài. Chẳng hạn như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...

Trong nghiệp vụ thanh toán, công ty sử dụng phương thức thanh toán qua Ngân hàng (thanh toán bằng thư tín dụng L/C), ngoại tệ chủ yếu trong thanh toán là USD, yên Nhật...Chế độ kế toán áp dụng là theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Trong năm, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang

VND theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh. Tại ngày kết thúc năm tài chính, các tài sản dưới dạng tiền và công nợ bằng ngoại tệ chưa được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày của Bảng cân đối kế toán. Lãi (lỗ) chênh lệch tỷ giá phát sinh được phản ánh vào doanh thu (chi phí) hoạt động tài chính. Đối với các khoản có gốc ngoại tệ, Công ty đồng thời theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản và tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại”

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w