Áp lực từ nhà cung cấp

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008 (Trang 72 - 73)

- Các trung tâm xuất khẩu lao động:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOD 3.1 Phân tích tình hình trong nước, cơ hội và thách thức đối với công ty

3.2.4. Áp lực từ nhà cung cấp

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, mục tiêu tăng số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2010 là hơn 85.000 lao động, Cục sẽ thực hiện một số giải pháp trọng tâm như đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người lao động sang thị trường trọng điểm Malaysia; mở rộng các thị trường mới, thị trường có thu nhập cao, khuyến khích XKLĐ có nghề, lao động kỹ thuật...

Hiện, theo số liệu thống kê, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị khoảng 7,28%, vùng nông thôn khoảng 10,98%. Số người chưa có công ăn việc làm còn khoảng 3,2 triệu người. Hàng năm, có khoảng 1,7 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động nhưng chỉ có khoảng 35 vạn người hết tuổi lao động (trong khi mỗi năm chỉ giải quyết được việc làm cho trên 1 triệu lao động). So với nguồn lao động dồi dào của Việt Nam hiện nay, thì việc hoàn thành chỉ tiêu trên không phải là khó. Nếu như trong thời gian qua, các hoạt động liên quan tới việc XKLĐ được thực hiện nghiêm túc, có sự quản lý tốt, thì chắc chắn con số đi lao động ở nước ngoài còn lớn hơn nhiều, so với kết quả đã đạt được.

lớn. Có rất nhiều người lao động đang phải chờ được đi XKLĐ ở các Trung tâm hay Công ty XKLĐ không có đủ chức năng và cả ở những Trung tâm, Công ty XKLĐ “ma”. Nguồn lao động này chủ yếu là những người nông dân đang chờ mong một cơ hội để thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên, niềm hy vọng đó của nhiều người đang ngày càng bị mai một bởi những chiêu thức lừa đảo quá tinh vi và bởi cả những khoản nợ chồng chất do đi vay để nộp tiền đặt cọc. Và thêm vào đó là hàng loạt các rủi ro khác như: không XKLĐ được sau một thời gian dài chờ đợi và cũng không thể lấy lại được số tiền đã đặt cọc, hoặc nếu có thì chỉ là một phần nhỏ.

Năm 2010, một số thị trường lao động cầu lớn nhưng cung còn chưa đáp ứng đủ. Nhiều doanh nghiệp về tận các địa phương tuyển mộ nhưng lâm vào tình thế “khát” lao động. Giờ đây, người lao động cũng không còn hào hứng với kế hoạch đi XKLĐ nữa. Cơ hội việc làm trong nước mở ra nhiều hơn để họ lựa chọn. Mùa cao điểm, DN trong nước còn không kiếm nổi lao động. Để giảm bớt áp lực này: trước mắt doanh nghiệp nên thúc đẩy nhưng chương trình, chính sách hỗ trợ cho người lao động về chi phí xuất cảnh, đào tạo. Lâu dài, doanh nghiệp nên có những chính sách hỗ trợ và chứng minh với người lao động bằng những thành tựu đạt được.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w