Giải pháp từ phía công ty LOD:

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008 (Trang 90 - 93)

- Các trung tâm xuất khẩu lao động:

d) Thâm nhập và mở rộng thị trường

3.5.1 Giải pháp từ phía công ty LOD:

Từ thực trạng công tác phát triển thị trường XKLĐ đối với các công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD như đã nói ở trên thì chúng ta cũng thấy được những thành công và những mặt còn tồn tại của công ty. Để thực hiện chiến lược đã lựa chọn, công ty có thể lựa chọn các giải pháp sau:

• Công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp:

Nghiên cứu thị trường lao động là một công việc rất quan trọng trong việc mở rộng hay thu hẹp thị trường xuất khẩu lao động. Nó là việc nghiên cứu nhu cầu nhu cầu của các nước tiếp nhận lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và các yêu cầu khác về lao động, để từ đó cho chúng ta biết được nhu cầu của thị trường lao động, có chính sách xây dựng và điều chỉnh chiến lược cả về ngắn hạn lẫn dài hạn để phát triển thị trường xuất khẩu lao động.Việc nghiên cứu,tiếp cận và mở rộng thị trường phải được các doanh nghiệp quan tâm đầy đủ và nhà nước cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ về mọi mặt cho các doanh nghiệp.

Cần xâm nhập vào thị trường có trình độ cao,thu nhập cao để từ đó có hướng tiếp cận đưa lao động của công ty sang. Muốn làm được điều này thì cần phải đầu tư hơn nữa về thời gian và tiền bạc cho các cán bộ sang tận nước ngoài để đàm phán kí kết hợp đồng với họ.

Cần có sự đầu tư thích đáng về thời gian và tiền vốn nhằm thu nhập thông tin về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động mà các nước xuất khẩu lao động cần, tình hình tài chính của các doanh nghiệp cần tuyển; phong tục tập quán,pháp luật, tiền công và các khoản chi tại các doanh nghiệp, các yếu tố dễ phát sinh rủi ro...Hiệu quả kinh tế và khả năng rủi ro của thị trường mới khai thác. Ngoài ra, cần đẩy mạnh phát triển các trung tâm nghiên cứu thị trường lao động quốc tế kịp thời cung cấp các thông tin nhanh, chính xác cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Dự báo nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài trên thế giới đặc biệt là những nước mà công ty có tiềm năng để từ đó các doanh nghiệp có các biện pháp chuẩn bị cho nguồn lao động đưa đi xuất khẩu của doanh nghiệp mình.

Cùng với việc khai thác thị trường mới,vấn đề quan trọng trong công tác thị trường cho xuất khẩu lao động là giữ vững các thị trường truyền thống của công ty đã có như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,Malaysia...

• Công tác tuyển chọn, đào tạo giáo dục định hướng

việc xây dựng kế hoạch, tổ chức đăng ký, lựa chọn những lao động có năng lực, sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, hướng dẫn hoàn thành các thủ tục hồ sơ cần thiết, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong khâu tuyển chọn và quản lý lao động ở nước ngoài, đồng thời có biện pháp ngăn chặn xử lý kịp thời đối với những lao động bỏ trốn.

Các trung tâm dịch vụ việc làm và các cơ sở đào tạo nghề căn cứ vào nhu cầu tuyển lao động của các công ty xuất khẩu lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu, phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm, tổ chức tuyển chọn đào tạo nghề và giáo dục định hướng đào tạo đủ số lượng, chất lượng, Không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo-giáo dục định hướng cho lao động và chuyên gia, chuẩn bị nguồn lao động phục vụ cho xuất khẩu.

Tăng cường phối hợp giữa các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh với các doanh nghiệp để tăng số lao động có tay nghề. Không ngừng năng cao chất lượng đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề.

Trong thời gian học nghề cần ghép học ngoại ngữ, chú trọng giáo dục tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, rèn luyện ý thức bảo hộ, an toàn lao động... nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của các chủ sử dụng lao động nước ngoài. Cụ thể:

Về tuyển chọn: Các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu lao động phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại nơi tuyển dụng về số lượng, tiêu chuẩn,mức đóng góp, các quyền lợi cũng như trách nhiệm của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài.Thực hiện được những điều này sẽ góp phần giảm tiêu cực trong xuất khẩu lao động.

Chất lượng là nhân tố quyết định số lượng cung ứng của lao động và duy trì, mở rộng thị trường lao động quốc tế. Do vậy cần xây dựng một hệ thống tuyển chọn lao động dựa trên:

- Học vấn: Chuẩn mực này nhằm xác định khả năng tiếp thu của người lao động. - Sức khỏe : là các tiêu chuẩn cụ thể như chiều cao, cân nặng, tình hình bệnh tật, thể trạng và các yêu cầu riêng theo nghề.

- Nghề nghiệp : bao gồm trình độ tay nghề và thâm niên công tác - Phẩm chất đạo đức : nhằm xác định rõ nhân thân của người lao động

-Về đào tạo bồi dưỡng : trên cơ sở nghiên cứu về cầu lao động ở từng loại thị trường để đưa ra chiến lược đào tạo, bồi dưỡng lao động xuất khẩu cả về ngắn hạn lẫn dài hạn. Đào tạo nghề ngắn hạn ( đối với lao động giản đơn), dài hạn ( đối với lao động

kỹ thuật). Tiến hành đào tạo toàn diện cho người lao động cả về chuyên môn, ngoại ngữ, giáo dục pháp luật, tác phong công nghiệp, phong túc tập quán của các nước tiếp nhận.

Ngoài ra, hệ thống các trường được giao nhiệm vụ đào tạo lao động xuất khẩu cần có phương án đầu tư toàn diện để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với các nước trong khu vực và trên thế giới, cùng với các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, cần đầu tư nguồn lực dưới dạng mục tiêu. Đối với nguồn nhân lực có sẵn được tuyển dụng từ các nhà máy, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội...tham gia xuất khẩu lao động, cần đào tạo giáo dục định hướng với các nội dung cơ bản là bồi dưỡng tay nghề, bồi dưỡng ngoại ngữ, giáo dục định hướng và rèn luyện theo hình thức tập trung, tập sự.

Mặt khác, như đã nêu trên lao động của LOD được xuất sang nước ngoài chủ yếu là phụ nữ nên nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xuất khẩu lao động nữ thì cần phải mở rộng ngành nghề đưa lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài có sự lựa chọn công việc phù hợp với lao động nữ. Đào tạo chuẩn bị chu đáo cho chị em trước khi đi về trình độ ngoại ngữ, tay nghề, kiến thức pháp lý, ý thức chấp hành kỷ luật lao động. Nếu giúp việc gia đình phải học thêm về tâm lý, nữ công gia chánh, kỹ năng cơ bản sử dụng các thiết bị trong nhà. Nếu đi làm khán hộ công phải có kiến thức sơ đằng về ngành y, kỹ năng chăm sóc người già, trẻ em và người bệnh, có kỹ năng sử dụng các vật dụng, trang bị đa dạng phục vụ sinh hoạt của người bệnh. Tổ chức các hiệp hội chăm sóc ,giúp đỡ gia đinh, con cái để chị em yên tâm lao động sản xuất tạ nước bạn.

• Hoạt động tài chính trong xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp

Tài chính là thứ dầu bôi trơn cho mọi hoạt động doanh nghiệp. Không được dịch vụ hóa hoạt động xuất khẩu lao động để kinh doanh, không thu tiền hoặc thu tiền với mức thâp nhất đảm bảo bù đắp chi phí. Các khoản thu phải rõ ràng và công khai cho người lao động được biết, việc quản lý tiền đặt cọc của người lao động phải được chú trọng.

• Quản lý lao động và giải quyết các tranh chấp phát sinh ngoài nước

Khi số lao động ở nước ngoài tăng lên, thì việc tăng cường quản lý đối với số lao động này là rất quan trọng.Việc quản lý này nhằm khắc phục những rủi ro có thể xảy ra ở các nước nhận lao động; kịp thời giải quyết các tranh chấp giữa người lao động và chủ doanh nghiệp nhằm khắc phục các mối quan hệ không tốt và đặc biệt hạn chế hiện tượng người xuất khẩu lao động bỏ doanh nghiệp theo hợp đồng ra làm việc ở

nơi khác vì mục đích cá nhân. Các doanh nghiệp và cơ quan chức năng cần nghiên cứu lựa chọn hình thức quản lý( trong đó có công tác thanh tra kiểm tra)cho từng trường hợp cụ thề.

Tăng cường bộ máy quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài: phải cử cán bộ quản lý có năng lực và trình độ của doanh nghiệp tại các địa bàn có nhiều lao động để xử lý và giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh; ở những địa bàn không có cán bộ quản lý thì phải tổ chức được các tổ, nhóm người lao động tự quản, thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, quyền lợi đối với người lao động theo quy định của nhà nước.

• Nâng cao năng lực của doanh nghiệp

Bản thân các công ty phải không ngừng đổi mới và phát triển, xem xét lại năng lực hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia của mình. Phải chủ động bổ sung cán bộ có trình độ chuyên môn, pháp luật, ngoại ngữ và phẩm chất đạo đức tốt; bồi dưỡng, đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm xuất khẩu lao động và chuyên gia của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008 (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w