Để giảm lượng nước thải và chất gây ô nhiễm, ta bố trí một số biện pháp giảm thiểu như sau:
+ Phân luồng các dòng nước thải, tái sử dụng các dòng nước thải ít ô nhiễm. + Sử dụng các thiết bị rửa cao áp như phun tia để giảm lượng khí thải.
+ Vận động công nhân hạn chế, khắc phục rơi vãi nguyên liệu, dịch nấm men, đường để hạn chế ô nhiễm cho dòng nước rửa sàn.
1.24.3 Xử lý nước thải
Do đặc tính nước thải trong công nghệ sản xuất rượu vang đỏ có hàm lượng chất hữu cơ cao phân tử ở trạng thái hòa tan và trạng thái lơ lửng, trong đó chủ yếu là hydratcarbonat, protein và các acid hữu cơ, là các chất có khả năng phân hủy sinh học. Mặt khác trong nước thải sinh hoạt của nhà máy cũng không có chứa chất độc hại.
Vì vậy có thể sử dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải cho nhà máy. Xử lý bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm cho nguồn nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và các chất khoáng làm chất dinh dưỡng cho chúng, sản phẩm của chúng là sinh khối tế bào, năng lượng, khí CO2, khí metan, nước, nitơ, một số ion,…
Nước thải trong nhà máy sản xuất rượu vang được xử lý bằng cả hai phương pháp hiếu khí và kị khí:
Phương pháp hiếu khí: là phương pháp sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí phân giải chất thải hữu cơ. Để đảm bảo độ hoạt động của nó cần cung cấp oxi liên tục và duy trì nhiệt độ trong khoảng 20 ÷ 400C.
Phương pháp kị khí: là phương pháp sử dụng các sinh vật kị khí phân giải chất thải hữu cơ.
Nước thải được đưa qua khâu xử lý sơ bộ để tách các tạp chất thô. Đối với nhứng dòng nước thải có tính acid cao, ta tiến hành trung hòa bằng lượng CO2 thải ra do quá trình lên men. Đồng thời chúng ta bổ sung thêm chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển tốt nhất.
Quy trình xử lý nước thải:
Nước thải từ các phân xương khác nhau, cùng với nước thải sinh hoạt theo hệ thống ống dẫn đưa về bể thu gom, qua các song chắn rác, lưới chắn rác để loại bỏ tạp chất rắn thô. Nước thải từ bể thu gom sẽ được bơm đến bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ. Sau đó đưa vào bể UASB để xử lý kị khí, ta cần điều chỉnh pH = 6,5 ÷ 7,5 để bể UASB vận hành tốt, ở đây sẽ xảy ra quá trình oxi hóa chất hữu cơ dưới sự tham gia của vi sinh vật kị khí. Sau khi xử lý kị khí, nước thải sẽ được đưa đến bể xử lý hiếu khí aerotank, ở đây tiếp tục quá trình phân hủy các chất hữu cơ bằng các vi sinh vật hiếu khí. Oxi được cung cấp qua hệ thống thổi khí để bể aerotank hoạt động tốt. Cặn sinh khối sau khi qua bể aerotank ở trạng thái lơ lửng được đưa qua bể lắng để loại bỏ . Sau đó được thải ra cống nước thải.
Lượng bùn từ bể UASB và bể lắng được đưa vào bể thu gom bùn, sau đó là qua bể phơi bùn để làm giảm độ ẩm. Tiến hành oàn lưu khoảng 50% lượng bùn ở bể lắng để bổ sung vào bể aerotank, do trong bùn ở bể lắng chứa một lượng sinh khối vi sinh vật khá lớn.