Lục bát chỉnh thể

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 59 - 60)

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO XỨ NGHỆ 3.1 Các thể thơ và sự vận dụng trong ca dao xứ Nghệ

3.1.1.1. Lục bát chỉnh thể

Khái niệm “thể lục bát” từ trước tới nay đã được bàn đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học. Tuy rộng, hẹp, nông sâu khác nhau, nhưng ý kiến của các nhà nghiên cứu tương đối thống nhất. Trong đó, nhận định của Nguyễn Tài Cẩn, Võ Bình là đầy đủ và chính xác hơn cả: “Cặp 6 tiếng + 8 tiếng là đơn vị tế bào, một chỉnh thể tối thiểu của thể thơ lục bát”[22]. Từ nhận định đó, về vần, Nguyễn Xuân Kính đưa ra hai khuôn hình. Khuôn hình điển

hình và phổ biến nhất là gieo vần ở tiếng 6 của câu lục với tiếng thứ 6 của câu bát. Ngoài ra còn có kiểu gieo vần khác: tiếng thứ 6 của câu lục với tiếng thứ 4 của câu bát. Trường hợp này có người cho là biến thể vần lưng. Có lẽ cách gọi nào cũng có cái hợp lí nhất định. Như vậy, khi xét thể thơ lục bát trước hết cần xét khuôn cơ bản của nó, tức là xét lục bát là một cặp 6+8 bởi vì trong ca dao không ít những đơn vị tác phẩm chỉ tồn tại đúng một cặp. Chúng ta cũng không bỏ qua vần tiềm tàng của thể lục bát bởi đây là vần liên kết các cặp lục bát với nhau và nhờ có nó mà lục bát trở nên vô khuôn khổ một tác phẩm. Căn cứ vào những điều đó chúng ta xác định thể lục bát trong ca dao xứ Nghệ.

Theo thống kê, khảo sát của chúng tôi thì trong ca dao xứ Nghệ, thể lục bát (bao gồm cả lục bát chính thể lẫn lục bát biến thể) chiếm 95.2% (3958 / 4157 bài), các thể còn lại chiếm 4.8% (199/4157 bài). Tỉ lệ này cũng tương đương với tỉ lệ Nguyễn Xuân Kính thống kê từ cuốn “Ca dao Việt Nam”: 95% lời ca dao được sáng tác theo thể lục bát, 5% các thể còn lại (dẫn theo

“Thi pháp ca dao”). Nó cũng trùng hợp với tỉ lệ thống kê từ hai cuốn “Ca dao ngạn ngữ Hà Nội” (T2 Hội văn nghệ Hà Nội-1981) và cuốn “Văn học dân gian Thái Bình” (T1 NXB KHXH-

HN 1981): 95% lời ca dao được viết theo thể lục bát, các thể còn lại chiếm 5%.

Tỉ lệ này cho thấy, đại đa số ca dao xứ Nghệ được sáng tác theo thể lục bát. Đó cũng là nét tương đồng giữa ca dao xứ Nghệ, xứ Bắc và ca dao toàn quốc trong việc vận dụng thể lục bát thuần dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật.

Tuy có sự tương đồng như vậy, nhưng thể lục bát trong ca dao xứ Nghệ vẫn có những điểm khác biệt so với lục bát trong ca dao xứ Bắc.

Lục bát chính thể ở ca dao xứ Nghệ chiếm 76.3% (3021/3958) bài lục bát. Tỉ lệ này ít hơn rất nhiều so với ca dao xứ Bắc 87% (391/441 bài). Điều này cho thấy mặc dù ca dao xứ Nghệ và ca dao xứ Bắc cùng sử dụng thể lục bát với vai trò là thể thơ chính trong sáng tác ca dao nhưng biểu hiện cụ thể của thể thơ này ở mỗi vùng văn hóa lại khác nhau.

Hiện tượng gieo vần ở tiếng thứ 4 dòng bát là hiện tượng ít phổ biến trong ca dao Việt Nam nói chung và ca dao xứ Nghệ nói riêng. Hiện tượng này chỉ chiếm 3,3% (129/3958 bài) trong thể thơ lục bát Nghệ Tĩnh, thấp hơn tỉ lệ của ca dao Bắc (7,7%). Nó xảy ra ở cả hình thức chính thể lẫn biến thể, nhưng tập trung hơn ở lục bát chính thể với 98/129 bài gieo vần lưng ở chữ thứ 4 dòng bát.

Lục bát vần lưng ở chữ thứ 4 dòng bát tuy xuất hiện nhiều hơn trong ca dao tình yêu nam nữ và ca dao về cuộc sống trong xã hội nông nghiệp. Nhưng nhìn chung nó có mặt ở mọi đề tài trong ca dao xứ Nghệ:

- “Đôi ta như đũa giữa mâm

Không ăn cũng cầm cho thỏa lòng nhau” - “Nước lên rồi lại nước ròng Anh ở hai lòng nước lại cầm cân”

(Tình yêu nam nữ) Với 95,2% lời ca được sáng tác theo thể thơ lục bát, ca dao xứ Nghệ đã phát huy được hết những ưu thế nổi bật của thể thơ này. Bằng nhịp điệu uyển chuyển, linh hoạt, bằng độ ngắn dài không hạn định, lục bát xứ Nghệ đã diễn tả được những cung bậc phong phú của cảm xúc, thể hiện một cách đa dạng, sâu sắc các nội dung hiện thực. Đây cũng là nét tương dồng giữa ca dao xứ Nghệ với ca dao xứ Bắc và ca dao toàn quốc trong sử dụng thể lục bát. Mặt khác, hiện tượng xuất hiện nhiều biến thể trong lục bát xứ Nghệ đã góp phần làm nên nét đặc sắc của ca dao vùng “đất cổ nước non nhà” này.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)