Sự vận dụng thể lục bát trong ca dao xứ Nghệ

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 71 - 79)

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO XỨ NGHỆ 3.1 Các thể thơ và sự vận dụng trong ca dao xứ Nghệ

3.1.1.3 Sự vận dụng thể lục bát trong ca dao xứ Nghệ

Ca dao Việt Nam không chỉ được làm bằng thể thơ lục bát. Thế nhưng nói đến ca dao là người ta nghĩ đến thể thơ này. Điều đó không những xuất phát từ việc thể thơ trên sáu dưới tám chiếm số lượng lớn nhất trong ca dao mà còn vì thể thơ lục bát là hình thức phù hợp nhất với sự biểu đạt nội dung mang giá trị thẫm mỹ của quần chúng lao động trong thơ trữ tình dân gian. Lục bát xứ Nghệ cũng không nằm ngoài ý nghĩa chung ấy của ca dao toàn quốc.

Thể lục bát chiếm 95,2% trong ca dao xứ Nghệ. Tỷ lệ này cũng tương đồng với ca dao xứ Bắc và ca dao toàn quốc: 95%. Vậy tại sao giữa ca dao xứ Nghệ và ca dao xứ Bắc lại có sự giống nhau như vậy về tỷ lệ lục bát, hay nói cách khác, tại sao đa số ca dao Nghệ lại đuợc sáng tác theo thể lục bát ?

L.X .Vưgôtxki trong “Tâm lí học nghệ thuật” đã có một nhận định rất xác đáng :”Ch

trong một hình thức cụ thể xác định của mình, tác phẩm mới có được sự tác động tâm lý của mình” [184]. Đúng vậy, qua bao nhiêu thời gian, qua bao sàng lọc của thực tế, các tác giả dân gian đã chọn thể lục bát làm phương tiện chủ yếu cho sáng tác của mình bởi lẽ khó có thể thơ

nào dễ nhớ, các cung bậc phong phú của cảm xúc, tình cảm, các nội dung đa dạng của hiện thực và đem lại hiệu quả thẫm mỹ như thể lục bát. Ca dao xứ Nghệ, tác giả dân gian xứ Nghệ cũng

đã tìm thấy ở thể lục bát phương tiện thích hợp nhất để chuyển tải những tâm tư tình cảm,

những nghĩ suy, những khao khát của mình. Điều đó lí giải vì sao đại đa số ca dao xứ Nghệ

được làm theo thể lục bát. Và chính sự tương đồng, gần gũi của ca dao xứ Nghệ với ca dao xứ

Bắc và ca dao toàn quốc trong việc sử dụng lục bát như thể loại chính đã khiến cho bộ phận trữ tình dân gian xứ Nghệ tìm được tiếng nói chung với ca dao dân tộc.

Nhưng bên cạnh nét chung ấy, lục bát xứ Nghệ cũng đã để lại những dấu ấn riêng biệt không thể trộn lẫn. Ta đã yêu ca dao xứ Nghệ bởi tính thống nhất, tính toàn quốc, ta lại càng yêu ca dao xứ Nghệ hơn bởi tính phân biệt, tính địa phương, vì chính đây mới là những đóng góp to lớn của ca dao Nghệ Tĩnh cho sự phong phú của ca dao dân tộc.

Điều làm nên sự khác biệt của thể lục bát trong ca dao xứ Nghệ với lục bát xứ Bắc và lục bát toàn quốc là các hình thức biến thể của thể thơ này. Với cùng một tỉ lệ lục bát chiếm trên 95 % nhưng số lượng lục bát biến thể ở ca dao hai vùng thực sự khác biệt: 23,7% ở Nghệ và 13% ở Bắc. Vậy tại sao ca dao xứ Nghệ lại xuất hiện nhiều biến thể như vậy? Để giải thích sự có mặt của lục bát biến thể, Nguyễn Tài Cẩn và Võ Bình [22] dựa vào ba nguyên nhân. Một là có thể có những biến thể cổ xuất hiện vào lúc mô hình lục bát chưa thật định hình. Hai là có thể có những biến thể nảy sinh do việc đem thể lục bát phục vụ cho việc diễn xướng. Ba là có thể có những biến thể hình thành do sự linh động của nhà thơ nhằm phục vụ yêu cầu diễn đạt một nội dung nào đó. Đây cũng chính là những nguyên nhân chủ yếu của hình thức biến thể lục bát trong ca dao xứ Nghệ. Ngoài ra, do những đặc điểm khác biệt của văn hóa vùng, còn có một số nguyên nhân khác dẫn tới biến thể lục bát ở ca dao xứ Nghệ, đặc biệt là quan hệ của ca dao với môi trường diễn xướng.

Vậy môi trường diễn xướng của ca dao xứ Nghệ là gì? Đó chính là môi trường lao động, là những hoàn cảnh lao động. Chính từ những buổi đan nón, dệt vải, đi củi, róc cau, lau mía…mà những điệu ví phường nón, ví phường vải, ví phường róc cau lau mía…đã được hình thành. Nảy sinh trong lao động, diễn xướng trong lao động, ngôn từ của ca dao Nghệ vì thế mang tính tức thời như phần lớn diễn xướng ca dao các vùng miền khác. Nó khỏe khoắn, tươi mát như nhịp điệu lao động nhưng cũng mộc mạc, giản đơn, ít chau chuốt như chính công việc lao động. Bởi thế không có gì khó hiểu khi trong ca dao xứ Nghệ xuất hiện những biến thể lục bát có nhiều “ từ thừa” làm rườm rà, đơn giản câu thơ, làm thơ gần với nói:

“- Sao hôm đã lặn, sao mai đã mọc dưới tê tề

Có điều chi thì trao đi trả lại cho anh về kẻo khuya” “Tiếc thay cái hoa bông bụt nở non

Tiếc thay người bạn cũ có con đi rồi”.

Ca dao xứ Bắc vốn cũng có nguồn gốc, cũng được nảy sinh từ môi trường lao động, thế nhưng do điều kiện tự nhiên thuận lợi, công việc lao động của nhân dân vùng lưu vực sông Hồng đỡ vất vả hơn, năng xuất lao động cao hơn nên người Bắc có lắm lễ hội. Hơn thế nữa bao quanh các vương triều phong kiến, dân ca xứ Bắc sớm được đưa vào cung đình. Đó chính là môi trường để những sáng tác dân gian được sửa đổi, được chuẩn bị kĩ lưỡng, chuẩn mực và trau chuốt hơn:

“Tiếc hoa dâm bụt nở non Tiếc người bạn cũ có con đi rồi”

Lướt qua tên gọi làn điệu dân ca hai vùng chúng ta dễ dàng nhận ra điều đó. Nếu dân ca xứ Bắc là “Bèo dạt mây trôi”, “Hoa thơm bướm lượn”, là “Ngồi tựa sông đào”, là “Lên chùa”…

thì ca dao xứ Nghệ là “Hát phường vải”, “Hát phường nón”, là “Hò chèo thuyền”, “Hò giã gạo”… Gắn chặt với lao động, dân ca xứ Nghệ không chỉ là sản phẩm ứng tác mà còn là sản

phẩm hứng tác của những cảm xúc bột phát mà chân thành, cũng có khi sâu kín, uẩn khúc khó

diễn đạt thành lời. Cho nên trong vô số các biến thể lục bát của ca dao xứ Nghệ, những biến thể xuất hiện vì chưa đạt tới độ chuẩn mực cũng không nhiều và càng không phải là tất cả. Lục bát biến thể có mặt nhiều trong ca dao xứ Nghệ còn vì nó đã phục vụ diễn xướng. Như ta đã biết, xứ Nghệ là xứ sở của hát giặm, hát ví … với bao nhiêu lối hát khác nhau. Lối hát ví chủ yếu sử dụng hình thức lục bát và lục bát biến thể. Vì thế, ngoài cấu trúc trên sáu dưới tám thông thường, lục bát xứ Nghệ còn có nhiều dạng biến thể để phục vụ cho hát ví.

“Thuyền người ta năm bảy lái chèo Thuyền em về Chế cheo leo một mình.”

“Quen em chưa ráo mồ hôi

Chưa trưa buổi chợđã chia đôi nẻo đường.”

Ngoài ra, lục bát biến thể xuất hiện nhiều trong ca dao xứ Nghệ còn bởi một lí do nữa: đó là sự linh động của nhà thơ, là “ cá tính sáng tạo” của tác giả dân gian nhằm phục vụ yêu cầu diễn đạt một nội dung nào đó. Đây có lẽ mới là nguyên nhân chính của sự có mặt 23,7% bài lục bát biến thể trong ca dao xứ Nghệ. Sự kéo dài phần lời có thể là yêu cầu muốn làm rõ ý cho câu thơ:

“ Bóng cam bóng quýt sau nhà Bóng trăng rọi lại anh tưởng là bóng em”.

Cặp lục bát biến thể này, nếu như bỏ đi từ “anh” thì nội dung của câu thơ cũng không thay đổi bởi nó sẽ xuất hiện trong tâm trí người đọc qua liên tưởng với từ “em” cuối câu. Thế nhưng tác giả dân gian đã cố ý thêm vào tiếng “anh” để có thể xác định rõ hơn vị trí, tâm thế, tình cảm của chủ thể trữ tình: “anh tưởng” chứ không phải bất kì ai khác.

Ở trong một trường hợp tương tự:

“Đôi ta dan díu chửa xong

Ai đem bùa (đến) bỏ (cho) thiếp vong nghĩa chàng”.

Những từ trong ngoặc là từ có tác dụng làm rõ nghĩa câu thơ: “cho” là từ giải thích cho lời thú tội bạc tình ở cô gái: sự hấp dẫn ở một người khác đã khiến cô quên đi tình nghĩa với người yêu. Không có những từ ngữ này, ta vẫn có thể hiểu được câu thơ nhưng sự có mặt của nó đã giúp ta nhìn nhận vấn đề rõ ràng hơn. Cũng có lúc ngoài mục đích làm rõ ý thơ, hiện tượng lục bát biến thể còn nhằm để nói đủ hơn những ý cần nói:

“ Công cha như ngọc, nghĩa mẹ như vàng.

Đạo làm con chưa trả huống chi chàng người dưng”

Thật khó mà bỏ đi âm tiết nào trong hai dòng thơ trên bởi lẽ nếu thiếu đi một âm tiết thì cấu trúc nội dung của câu ca dao sẽ thay đổi, nó sẽ bị mờ nghĩa và không đầy đủ ý. Thường xuyên hơn, sự xuất hiện của lục bát biến thể là để nhấn mạnh ý :

“Ngọn đèn thương ai mà ngọn đèn không tắt Nước mắt thương ai mà nước mắt lâm li Khăn điều đây ơ bạn, lấy lau đi kẻo buồn”

Bài ca dao này không chỉ biến thể trong số lượng âm tiết (đều tăng ở ba dòng) mà biến thể cả trong cấu trúc hình thể. Ta khó lòng xác định được vị trí câu lục hay câu bát trong ba dòng thơ trên. Nếu xét về cách gieo vần thì câu thứ hai và câu thứ ba là câu bát, câu một là câu lục

nhưng đứng ở góc độ nội dung để nhìn nhận, câu thứ nhất là câu thơ có hình thức câu lục thêm vào để nhấn mạnh nỗi đau buồn, nhớ mong khoắc khoải của nhân vật, câu thứ hai mới là câu lục chính thức của bài. Nhưng dù có mang hình thức nào đi nữa thì dụng ý của tác giả dân gian trong bài lục bát biến thể này cũng là nhằm gây sự chú ý của người đọc đến vấn đề cần được nhấn mạnh: những tâm sự ngổn ngang của nhân vật trong tác phẩm trữ tình. Lục bát biến thể còn đắc dụng trong trường hợp quyết tâm khắc phục mọi trở ngại:

“ Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo

Ngũ lục giang cũng lội, thất bátđèo cũng qua”

Trong câu lục bát trên nếu chúng ta giữ lại những con số lớn nhất và bỏ đi các số bé hơn thì lời thơ vẫn đủ ý, dạng chính thể của nó có thể là:

“Yêu nhau tứ núi cũng trèo

Lục giang cũng lội, bátđèo cũng qua”

Tuy nhiên khi chỉ giữ lại những con số đó thì số sông, số núi, số đèo trở thành con số cố định: là tứ, là bát. Trái lại khi thêm vào trước đó những con số nhỏ hơn: ba, năm, bảy thì bỗng nhiên các số hạng trên trở nên vô hạn và nhờ thế lòng quyết tâm của đôi bạn tình cũng trở nên vô hạn. Rõ ràng trong trường hợp này lục bát biến thể trở nên hữu hiệu hơn. Dạng chính thể thường có âm hưởng nhẹ nhàng, đọc nó không trúc trắc, chuyển đổi ngữ điệu như đọc câu lục bát biến thể. Nhưng chính việc trúc trắc, khó khăn trong cách phát âm bởi độ dài bất thường của cặp lục bát cộng với sự xuất hiện nhiều từ tố Hán Việt đã làm cho câu lục bát biến thể xứ Nghệ có khả năng tạo một ấn tượng về một hoàn cảnh khó khăn tưởng như không thể vượt qua: tam tứ núi, thất bát sông, tứ cửu tam thập lục đèo… Thế nhưng nhờ sức mạnh của tình yêu, trở ngại ấy đã được khắc phục. Như vậy, hình thức biến thể lục bát đã giúp tác giả dân gian vừa nhấn mạnh được những khó khăn trở ngại, vừa nói được quyết tâm không thể lay chuyển trong việc khắc phục những trở ngại ấy. Trở ngại càng lớn, quyết tâm càng cao và tình yêu càng đáng được tôn vinh, trân trọng. Cũng trong một hoàn cảnh éo le khác:

“ Chị có chồng cho tôi mượn một vài đêm Có mòn chi chăng nữa, tôi cho thêm lạng vàng.”

“ Người ta mượn cấy mượn cày Tôi thấy mự xã hôm nay đi mượn chồng

Mượn chồng ắt sẽ mất chồng mự ơi”

Số lượng âm tiết được tăng ở dòng lục lẫn dòng bát đã diễn tả được tình thế oái oăm, hài hước: đi mượn chồng. Trong trường hợp này, nếu giữ nguyên số tiếng trên sáu dưới tám, nội dung câu ca vẫn được hiểu, nhưng như thế tình chất không bình thường trong cảnh ngộ sẽ mất đi. Phải bằng một hình thức bất thường (biến thể lục bát) thì nội dung bất thường (mượn chồng) mới được thể hiện hiệu quả. Nội dung ấy chỉ có thể được biểu hiện bằng hính thức ấy.

Việc tăng âm tiết để nhấn mạnh ý được sử dụng phổ biến trong ca dao xứ Nghệ nhưng không phải là đặc điểm riêng của ca dao xứ Nghệ. Chúng ta có thể tìm thấy đặc điểm này ở ca dao xứ Bắc. Ngoài việc sử dụng phổ biến hơn, dạng lục bát biến thể trong ca dao xứ Nghệ (so với ca dao xứ Bắc) chúng ta còn thấy điểm khác biệt trong ca dao xứ Nghệ là sử dụng liên hoàn, linh hoạt cả hai dạng biến thể tăng, giảm cũng như các thể thơ khác nhau ngay trong một bài.Ví dụ:

“Anh thương em không nói lúc đầu Bây giờđã dở ăn trầu người ta

Ăn trầu người ta

Như chim mắc nhạ, như cá mắc mắc nồi Dặn bạn về kiếm lứa tìm đôi kẻo buồn”

Việc kết hợp xen kẽ tăng giảm âm tiết đã giúp cho việc khắc họa một cách rõ nét hoàn cảnh trớ trêu của đôi bạn tình. Dòng thơ ngắn chỉ bốn tiếng hạ xuống như một lời trói buộc vĩnh biệt, một hố sâu ngăn cách người con gái với người con trai đã lỡ để mất cô. Nỗi đau vì thế trở nên quặn thắt hơn. Bên cạnh đó, việc tăng âm tiết ở câu cuối cùng đã cho ta thấy được cái ân tình, tấm lòng vị tha của cô gái với người xưa. Chỉ một từ “dặn” thôi mà chất chứa bao nỗi niềm, bao xa xót và cảm thông.

Nếu như hiện tượng tăng âm tiết có tác dụng đắc lực trong việc diễn đạt trọn ý thì việc kết hợp tăng - giảm âm tiết trong dòng lục và dòng bát lại tạo được ấn tượng về cảm giác dồn nén, nhấn mạnh đầy dụng ý của tác giả dân gian:

“Anh xa em một tháng

Nước mắt em lai láng hai mươi tám đêm ngày Khi nào gió đánh tan mây

Sông Lam hết nước, em đây đỡ buồn”

Tuy nhiên, câu ca dao này là trường hợp duy nhất của dạng biến thể xen kẽ câu dài - ngắn mà chúng tôi đã khảo sát được trong ca dao xứ Bắc. Trong lúc đó, ca dao Nghệ Tĩnh như một phần nhỏ dẫn chứng đã dẫn trên - không hiếm những trường hợp này. Đây cũng là một đặc điểm nữa để phân biệt biến thể lục bát của ca dao xứ Nghệ và xứ Bắc.

Như vậy, bằng cánh phối hợp tăng giảm âm tiết một cách tự do, linh hoạt, hiện tượng biến thể hai dòng thơ trong ca dao xứ Nghệ đã tạo được những sắc thái độc đáo, sáng tạo cho lục bát xứ mình. Những đặc điểm ấy cũng đã góp phần đắc lực trong việc thể hiện cái muôn hình vạn trạng của tâm tư tình cảm con người xứ Nghệ, cá tính con người xứ Nghệ.

Hình thức lục bát biến thể trong ca dao xứ nghệ bằng việc tăng giảm âm tiết trong dòng thơ đã thể hiện được ưu thế của mình trong việc diễn đạt những hoàn cảnh, điều kiện khó khăn và sự quyết tâm khắc phục những trở ngại ấy. Điều đó lý giải vì sao lục bát biến thể xuất hiện nhiều trong đề tài tình yêu nam nữ, bởi không có gì phong phú bằng, không có gì phức tạp bằng lĩnh vực tình cảm này. Cũng cần phải nói thêm về hiện tượng biến thể cấu trúc trong ca dao xứ Nghệ. Bởi lẽ đây là hiện tượng tuy xuất hiện không nhiều nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Trước hết, nó là một hình thức đặc biệt để biểu hiện nội dung :

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Nghệ thì vô…”

Lời thơ kết thúc ở dòng lục (chứ không phải dòng bát như thường lệ) như một lời chào

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)