Lục bát gián thất

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 91 - 92)

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO XỨ NGHỆ 3.1 Các thể thơ và sự vận dụng trong ca dao xứ Nghệ

3.1.4.Lục bát gián thất

“Nếu một tác phẩm gồm một hoặc nhiều khổ thơ mà mỗi khổ thơ mở đầu bằng cặp lục bát rồi kết thúc bằng hai dòng bảy tiếng thì thể thơ đó được gọi là lục bát gián thất” [109]. Lục bát gián thất trong ca dao xứ Nghệ chỉ gồm 13 bài, mỗi tác phẩm là một khổ (bốn dòng thơ). Lục bát gián thất có cả hiện tượng chính thể lẫn biến thể:

Lạ lùng anh mới tới đây Như chim lạ bầy như cá lạ ao

Cá lạ ao muốn vào mà sợ

Chim lạ bầy chờm chợ trên cây”

(Lục bát gián thất chính thể)

“ Đầu rồng sánh với đuôi ly

Trai thanh tân Đông Thượng sánh với nữ nhi Mỹ Tường Trai Đông Thượng thời thường bơi lặn

Gái Mỹ tường đều đặn múa mênh”

(6/11/7/7)

”Thương anh ruột héo gan khô Nhân sâm quế phụ hết mấy bồ cho ngưôi

Vì đâu tương tư mà hư nhan sắc Chẳng phải bệnh gì thuốc bắc thuốc nam”

(6/9/8/8) (Lục bát gián thất biến thể) Lục bát gián thất không chỉ là hiện tượng hiếm hoi trong ca dao xứ Nghệ mà còn là hiện tượng ít phổ biến trong ca dao Việt Nam. Bởi vậy, mỗi tác phẩm lục bát gián thất là một tư liệu quý cho việc nghiên cứu thể thơ của ca dao dân tộc.

Thể thơ song thất lục bát trong ca dao xứ Nghệ cũng như trong ca dao xứ Bắc và ca dao toàn quốc chỉ được sử dụng với số lượng ít ỏi (64 bài), thế nhưng bằng sự chủ động nắm lấy quy tắc của thể thơ, tác giả dân gian xứ Nghệ đã tạo ra những tác phẩm song thất lục bát đặc sắc, giàu tính sáng tạo, mang giá trị biểu cảm lớn. Thể thơ này – đặc biệt là các dạng biến thể – đã góp phần làm nên cái hấp dẫn của ca dao xứ Nghệ.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 91 - 92)