Cách dùng biểu tượng

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 119 - 121)

a) Thể bốn, năm chữ

3.3.2.1.Cách dùng biểu tượng

Ca dao rất ưa thích sử dụng biểu tượng, cho nên có người cho rằng biểu tượng là những đặc trưng nổi bật và được sử dụng một cách ưu việt trong ca dao. Cũng bởi vì đặc trưng của ca dao là ngắn gọn, kiệm lời, cho nên việc sử dụng biểu tượng sẽ phát huy thế mạnh của thể loại. Với ý nghĩa phong phú, hàm súc, biểu tượng sẽ góp phần khắc phục hạn chế về dung lượng phản ánh hiện thực, đồng thời tăng thêm giá trị thẩm mĩ cho lời ca.

Đối với ca dao người Việt, không mấy ai không hiểu ý nghĩa của những biểu tượng như

thuyền –bến, trúc-mai, mận-đào, loan-phượng, hoa-bướm … Những biểu tượng mang giá trị

thẩm mĩ đó đã tạo nên cách biểu hiện đặc trưng cho thể loại ca dao.

Ca dao dân ca sử dụng một số các hình tượng quen thuộc của thiên nhiên đời sống hàng ngày như rau, sương, núi, đồi, mía, bìm bìm, mưa, nắng, chuồn chuồn, chuối, lá, măng, quả, cây, mướp đắng, mùng tơi, nước, ao… Bên cạnh các hình tượng đơn còn có các hình tượng sống đôi như ruộng – bờ, hoa – nắng, sông – mây, cây – cành, ổi – đào, quít – cam, cam – bưởi, quế – cú, mướp – gà… Đó là những sự vật và hiện tượng thiên nhiên bình dị, quen thuộc trong đời sống hàng ngày nhưng được khái quát hóa, trở thành các hình tượng nghệ thuật. Một trong những đặc điểm của thơ ca trữ tình dân gian là hình thức sử dụng các hình ảnh thiên nhiên không theo nghĩa trực tiếp, nghĩa đen, nghĩa biểu vật mà theo nghĩa gián tiếp với nghĩa bóng, nghĩa biểu cảm tạo nên các hình tượng ẩn dụ và biểu tượng để diễn tả cảm xúc. Trong ca dao một số các hình tượng ẩn dụ đơn được sử dụng thường xuyên như: chi, cá, sông, trăng, cau, hoa, bèo, đào… Ca dao dân ca còn nổi bật với các biểu tượng sóng đôi là đại diện tiêu biểu cho đề tài về tình yêu nam nữ như: rồng-mây, loan-phượng, trúc-mai, bướm-hoa, trầu-cau, quế-hồi, cá nước, đào-liễu…Các cặp hình mang ý nghĩa biểu trưng rất rõ, tạo nên những công thức truyền thống trong phương thức diễn tả nội dung.

Một trong các đặc điểm của hình tượng sóng đôi là sử dụng chủ yếu trong các lời ca có nội dung diễn tả các tình huống hạnh phúc. Đặc biệt trong ca dao dân ca đồng bằng Bắc Bộ, chỉ riêng Hát ví đồng bằng Hà Bắc qua khảo sát chúng tôi thấy 82% trong tổng số 35 lần xuất hiện của các cặp hình tượng này mang nghĩa ẩn dụ cho hạnh phúc. Trong số các cặp sóng đôi truyền thống này thì loan-phượng là hình tượng nhắc đến nhiều nhất với những cách biểu đạt khác nhau: “chồng phượng vợ loan, loan phượng giao hòa, loan phượng vợ chồng, loan ốm lấy phượng phượng bồng lấy loan, loan phượng sánh bày, loan phượng sánh đôi, loan phượng sánh hòa, loan phượng đậu cành có đôi, loan phượng sánh người văn nhàn, loan phượng đẹp

đôi, phượng hợp loan, loan kêu phượng hót” :

- Bây giờ loan phương sánh đôi Bỗng đâu cá nước chim giời gặp nhau.

- Ăn chơi cho thỏa phong trần Chồng loan vợ phượng giao lân sánh bầy.

Cũng như vậy, các cặp sóng đôi khác mang ý nghĩa tương tự và và được thể hiện một cách linh hoạt: Bướm-hoa có “bướm say hoa, bướm gần hoa, bướm lượn vành bên hoa, bướm chiều hoa, hoa bướm tìm nhau, bướm đậu vườn hoa, bướm lượn cành phù du”. Rồng-mây có “rồng tìm mây, rồng gặp mây, rồng tơ tưởng vì mây”. Trúc-mai có “sum họp trúc mai, lan huệ sánh trúc mai, trúc với mai, trúc nhớ mai, miếng trầu lên trúc nên mai, gió trúc mai xưa”. Quế-hồi có

“quế sánh với hồi, quế tơ tưởng vì hồi”. Trầu-cau có “trầu bám cau, giầu tơ tưởng vì cau, có trầu có cau, liền giầu có một chẽ cau”. Mận- đào có: “mận hỏi đào, mận sánh với đào, mận mận

đào đào bên nhau”. Cá nước: “cá lên khỏi nước chịu khô, nước lên cá đối ăn theo”.

Những cặp sóng đôi trên được tạo nên trong sự kết hợp bền vững của những sự vật hiện tượng thiên nhiên tương đồng với nhau về phẩm chất, thuộc tính. Thêm vào đó, gốc rễ ban đầu của các hiện tựợng sóng đôi đó bắt nguồn từ các điển tích, điển cố, những tác phẩm văn học. Là sự biểu tượng mang ý nghĩa tốt đẹp trong điển cố văn học, các hình tượng sóng đôi này đã được dân gian hóa trở thành biểu tượng lứa đôi trong ca dao dân ca và sử dụng diễn tả những trạng thái cảm xúc đa dạng của tình yêu mà trong đó tình huống cảm xúc hạnh phúc chiếm ưu thế chủ yếu; hay nói cách khác, xu hướng thiên về diễn tả niềm vui, hạnh phúc của các hình tượng sóng đôi này được quy định bởi truyền thống thẫm mỹ dân tộc cô đọng trong các biểu tượng có

nguồn gốc từ điển cố, làm nên sắc thái văn hóa với phương thức biểu cảm đặc trưng của thể loại thơ ca dân gian.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 119 - 121)