Biểu tượng trúc ma

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 123 - 124)

Trúc mai là hai loại cây mà mùa đông đến vẫn xanh tốt như mùa xuân. Trong Truyện Kiều

của Nguyễn Du, trúc và mai tượng trưng cho tình yêu, cho lời thề gắn bó của con người : “Tái sinh chưa dứt hương thề

Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai “

Biểu tượng trúc mai là một hình tượng đẹp, thường được các tác giả dân gian sử dụng để

chỉ đôi bạn tình với nhiều cung bậc tình cảm: nhớ nhung, giận hờn, trách móc, nhắn nhủ, hi

vọng, nguyện ước. Ngoài những cách dùng thông thường ấy, có hai cách dùng chỉ có trong ca dao xứ Nghệ. Đó là dùng riêng biểu tượng trúc với ý nghĩa tượng trưng cho người con gái xinh xắn. Nghĩa này được sử dụng nhiều trong hát quan họ :

Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh em đứng một mình cũng xinh

Trúc xinh trúc mọc bờ ao

Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh .

Biểu tượng của trúc mai trong ca dao xứ Bắc không phải lúc nào cũng được dùng cả cặp mà nhiều khi nó được tách ra dễ dàng ghép với các biểu tượng khác như trúc tre, trúc thông với ý nghĩa cũng giống như trúc mai :

“Trúc với thông như gừng cùng mọc Trúc chưa ra cành thông đã ra hoa”

Trong ca dao tình yêu nam nữ xứ Nghệ, trúc mai được dùng xoắn xuýt với nhau thể hiện tình cảm đôi lứa thắm thiết :

- “Ra về nhớ trúc nhớ mai Nhớ Đào nhớ Lựu nhớ ai kết nguyền”

- “Trúc với mai, mai về, trúc nhớ

Trúc trở về mai nhớ trúc không

Bây giờ kẻ Bắc người Đông Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư”

“Trúc” “mai” được dùng để diễn tả nhiều cung bậc tình cảm, nhiều cảnh ngộ tình duyên. Đây là lời nhắn nhủ, hy vọng thể hiện sự thủy chung, chờ đợi:

Trồng trúc xin đừng trồng mai

Đã thương anh, không dám nghe ai dỗ dành

Đây là tâm trạng háo hức, mừng vui:

Trầu này cúc, trúc, mai, đào Trầu này thục nữ anh đào sánh đôi

Có khi là sự tương tư :

Sáng trăng ngồi gốc cây mai Bóng mình lại tưởng bóng ai tìm mình

Và cũng có khi là sự trách móc, hờn giận, nghi ngờ :

Nom lên vườn trúc xanh non Hỏi vườn trúc ấy có còn măng không

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng trầu cau và trúc mai là những biểu tượng quen thuộc trong ca dao xứ Nghệ, nó nhằm nói lên phẩm chất, tình cảm con người xứ Nghệ. Tuy nhiên nếu đem so sánh với tần số xuất hiện của mỗi loại biểu tượng với ca dao xứ Bắc như thống kê trên, chúng ta sẽ thấy rằng biểu tượng trúc mai trong ca dao xứ Nghệ có tần số xuất hiện ít hơn.

Phải chăng ca dao xứ Bắc chịu ảnh hưởng của dòng văn học bác học nhiều hơn ca dao xứ Nghệ? Như chúng ta biết, nhà nho, người quân tử thường tự ví mình là trúc mai. Trúc mai - biểu tượng khí tiết thẳng thắn thanh tao của kẽ sĩ. Rõ ràng vùng đất phía bắc gần Thăng Long nên chịu ảnh hưởng mạnh hơn. Ảnh hưởng ở đây không đơn giản ở chỗ ca dao dùng lại, mượn lại hình tượng trúc mai của văn học viết mà quan trọng là bản thân các tác giả văn học viết cũng tham gia sáng tác lưu truyền ca dao. Trái ngược biểu tượng Trúc mai, biểu tượng Trầu cau lại bắt gặp nhiều trong ca dao xứ Nghệ hơn xứ Bắc. Tỉ lệ 119 lời trong ca dao xứ Nghệ trên số 41 lời trong ca dao xứ Bắc quả là con số đáng chú ý. Điều này hẳn cũng dễ hiểu một khi trong ca dao xứ Nghệ còn gắn bó chặt chẽ với môi trường sống và lao động của nông dân.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 123 - 124)