Lục bát biến thể

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 60 - 71)

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO XỨ NGHỆ 3.1 Các thể thơ và sự vận dụng trong ca dao xứ Nghệ

3.1.1.2. Lục bát biến thể

Cũng như khái niệm lục bát chính thể, khái niệm lục bát biến thể đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu rộng hẹp khác nhau. Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng “lục bát biến thể là hiện tượng thêm bớt một số tiếng hoặc xê dịch cách hiệp vần, phối thanh” [145]. Nhóm ý kiến

thứ hai, hẹp hơn cho rằng: “lục bát biến thể là hiện tượng số tiếng trong một vế có thể tăng hoặc giảm” [186]. Chúng tôi đồng tình với ý kiến thứ hai và chọn cách hiểu của Mai Ngọc Chừ

làm cơ sở xác định lục bát thể hiện trong khảo sát: “Lục bát biến thể đây được quan niệm là những câu ca dao có hình thức lục bát nhưng không khít khịt trên sáu dưới tám mà còn có sự

co giãn nhất định về số lựơng âm tiết (tiếng)”[41].

Lục bát biến thể trong ca dao xứ Nghệ chiếm 23,7% (937/3958 bài lục bát). Tỷ lệ này lớn

hơn rất nhiều so với ca dao Bắc theo thống kê của chúng tôi lục bát biến thể ở ca dao Bắc chỉ chiếm 13% (50/391 câu lục bát). Đúng như sự phân loại của Mai Ngọc Chừ về lục bát biến thể, sự biến thức của lục bát trong ca dao Nghệ được biểu hiện dưới nhiều dạng. Dạng một, dòng lục thay đổi, dòng bát giữ nguyên. Hiện tượng này chiếm 15,8% số câu lục bát biến thể (148/397 bài). Trong đó ở nội dung (1) “Đặc điểm về địa phương xứ Nghệ ”, biến thể dòng lục chiếm 11,5% (17/148 bài). Ở nội dung (2) “Tình yêu nam nữ ”, biến thể dòng lục chiếm 47,3 % (70/148bài). Ở nội dung (3) “Hôn nhân và gia đình”, biến thể dòng lục chiếm 18,2% (27 /148bài). Ở nội dung (4) “Cuộc sống trong xã hội nông nghiệp”, biến thể dòng lục chiếm 6,8 % (10/148). Ở nội dung (5) “Quan điểm lao động và kinh nghiệm cuộc sống”, biến thể dòng lục chiếm 2,% (3/148). Ở nội dung (6) “Phê phán thói hư tật xấu và phong tục lạc hậu”, biến thể dòng lục chiếm 8,1% (12/148). Ở nội dung (7) “Tinh thần dân tộc và quan hệ giai cấp”, biến thể dòng lục chiếm 6,1% (9/148). Hiện tượng biến thể dòng lục trong ca dao xứ Nghệ diễn ra ở tất cả các nội dung theo cả hai chiều: tăng hoặc giảm số lượng âm tiết (tiếng). Biến thể giảm, số âm tiết có thể giảm một :

“Nón Hạ quai thao tơ

Lấy ai thì lấy kẻ Mơ xin dừng”

(5/8 tiếng) Hoặc giảm hai :

‘Thương mãi nhớ liều

Như ai dán đạo bùa yêu trong lòng Thương mãi nhớ lâu

Như ai dán đạo bùa sầu cho em”

(4/8/4/8 tiếng) Biến thể tăng thêm một:

“Sao trên trời rơi xuống biển Đông Thấy người thiên hạ mà không thấy chàng”

Tăng thêm hai :

“Bỏ đi không đứt, dứt di không đành

Đa mang lấy bạn không thành chuyện chi”

(8/8 tiếng) Có trường hợp tăng đến ba tiếng :

“Em không tham chi anh bồ lúa quan tiền Tham vì gia thế cha hiền mẹ ngoan”

(9/8 tiếng)

Đặc biệt có một bài ca dao trong đó số lượng âm tiết ở dòng lục tăng đến 12 tiếng hoặc

giảm xuống 4 tiếng:

“Mặt tuyết da trăng

Lông mày lá liễu hàm răng hạt huyền” Miệng cười tựa nụ hoa sen

Mình trông nhan sắc nhưđèn như sao Bỏ công rày ước mai ao

Mình sầu mặt mũi xanh xao thế này Khi nào thiên địa vần xoay Ông tơ bà nguyệt xe dây xích thằng

Để cho ta được chung gối với người mặt tuyết da trăng”

Hiện tượng này là vô cùng hiếm hoi trong ca dao xứ Nghệ nói riêng và ca dao Việt Nam nói chung.

Như vậy, hiện tượng biến thể dòng lục trong ca dao xứ Nghệ diễn ra theo hai chiều hướng: tăng hoặc giảm số âm tiết. Phổ biến hơn là hiện tượng tăng âm tiết (chiếm 90% của loại biến thể này). Số lượng âm tiết tăng, giảm thường ít khi quá hai đơn vị. Cũng có trường hợp tăng lên 6 tiếng, nhưng đó là trường hợp đặc biệt, chỉ xuất hiện một vài lần.

Biến thể dòng lục xảy ra ở tất cả các nội dung trong ca dao xứ Nghệ. Nhưng tập trung nhất ở ca dao tình yêu (47,2%), tiếp đến là ở đề tài hôn nhân và gia đình (18,2%), rồi đề tài đặc điểm về địa phương xứ Nghệ (11,5%), bốn đề tài còn lại chỉ chiếm 23,1%. Điều này không có gì khó hiểu bởi lẽ tâm tư, tình cảm của con người là một vấn đề phong phú và phức tạp, nó đòi hỏi những cách thể hiện vượt khỏi khuôn khổ thông thường để có thể diễn tả một cách sinh động

nhất, trung thực nhất mọi cung bậc tình cảm, mọi nỗi niềm của con người. Đây cũng là đặc điểm chung cho hiện tượng biến thể lục bát của ca dao Nghệ Tĩnh.

Dạng biến thể thứ hai là dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi. Dạng biến thể này chiếm tỉ lệ cao nhất trong hình thức lục bát biến thể: 55,7% (522/937 câu lục bát biến thể). Trong đó, biến thể dòng bát ở nội dung (1) chiếm 9,4 % (49/522), biến thể dòng bát ở nội dung (2) chiếm 50,8% (265/522), biến thể dòng bát ở nội dung (3) chiếm 13,4% (70/522), biến thể dòng bát ở nội dung (4) chiếm 8,6% (45/522), biến thể dòng bát ở nội dung (5) chiếm 4,6% (24/522), biến thể dòng bát ở nội dung (6) chiếm 5,4% (28/522), biến thể dòng bát ở nội dung (7) chiếm 7,8% (41/522).

Cũng như hiện tượng biến thể dòng lục, biến thể dòng bát trong ca dao xứ Nghệ diễn ra ở tất cả các nội dung và tập trung nhất ở ca dao tình yêu. Còn về số lượng âm tiết, để vẫn giữ được khuôn hình về vần của thể lục bát, gần như chỉ có hiện tượng tăng, hiếm khi có hiện tượng giảm số tiếng. Trong số 522 câu biến thể dòng bát mà chúng tôi đã khảo sát, chỉ có một hiện tượng có số âm tiết giảm ở lục bát gieo vần trắc :

“Đến đây chào chung chào chạ

Anh xin cho tất cả chị em Chào rồi hỏi nợ hỏi duyên

Hỏi tình hỏi ý có kết nguyền được không?”

(6/7/6/9 tiếng). Còn phổ biến là hiện tượng tăng một đến hai âm tiết:

“Trồng trúc xin đừng trồng mai

Đã thương anh không dám nghe ai dỗ dành”

(tăng 1)

“Ước chi anh trước em sau

Hoa trên rừng đua nở, nước khe lau chảy về”

(tăng 2) Ở những bài ca dao dài, thường có sự kết hợp tăng một và hai âm tiết:

“Tay cầm đèn hạnh bóng cù

Đến đây tìm bạn, ai oán thù chị không ? -Trời mưa ướt áo ba ngù

(6/9/6/10)

“Đói cơm rách áo thì hư

Lấy chồng kén chọn, sầu tương tư một mình -Trèo lên cây chuối cao bèn

Lấy chồng không kén chọn, sau yếu hèn kêu ai!”

(6/9/6/10) Hiện tượng kéo dài câu bát đến 11,12 âm tiết cũng không phải là hiếm trong ca dao xứ Nghệ:

“Ngày chẵn em đi chợ Chùa

Có thịt bảy dãy, em chỉ mua đùm nham đưa về

Ngày lẻ chợ Sở sát kề,

Có thịt bảy dãy em cũng chỉđưa về đùm nham”

(6/11/6/11)

“Trăng lên khỏi núi trăng nghiêng

Xuân thu em đang còn rứa mãi, anh sầu riêng trong lòng”.

(6/12) Có trường hợp, số tiếng ở dòng bát tăng lên đến năm:

“Hoa thơm thơm lửng thơm lừng

Dặn con ong kia đừng chơi nhởi, dặn con bướm đừng xôn xao”

(6/13)

“Đến đây em hỏi thiệt lòng

Cao bay xa chạy đã tròn vòng gương chưa? Em hỏi thì anh xin thưa

Đã ba bốn chốn nhưng chưa nơi mô anh ưa như chốn này”.

(6/9/6/13) Thậm chí có trường hợp dòng bát tăng lên tới 16 âm tiết:

“…Đôi ta tình nặng nghĩa dày

Dù có xa nhau đi chăng nữa thì ba vạn sáu ngàn ngày cũng nỏ xa.”

Đây là một đặc điểm khá rõ để phân biệt biến thể lục bát của ca dao xứ Nghệ với biến thể lục bát của ca dao xứ Bắc. Đúng như Nguuyễn Phương Châm đã nhận xét: “Biến thể ở ca dao xứ Bắc thường là những biến thể nhỏ, ít đột ngột ; thêm hoặc bớt (khá hiếm) một vài từ khi thì ở

dòng lục khi thì ở dòng bát, rất hiếm lời ca dao xứ Bắc nào biến thể kéo dài ra quá 9,10 tiếng”, “lục bát biến thể trong ca dao xứ Nghệ không giống như vậy. Nó thường rất đột ngột, lời ca dao có độ dài rất ngắn rất bất ngờ … Nhiều khi để diễn tả một tâm trạng ,một hoàn cảnh nào

đó cho trọn ý, các tác giả dân gian không ngần ngại kéo giãn cặp lục bát ra tới trên 10 tiếng ,có trường hợp đến 13 tiếng” [25].

Tóm lại, hiện tượng biến thể dòng bát trong ca dao xứ Nghệ diễn ra ở tất cả các nội dung nhưng tập trung ở ca dao tình yêu nam nữ theo chiều hướng tăng số lượng âm tiết. Theo thống kê của chúng tôi, số bài tăng một âm tiết là 272/522 bài biến thể dòng bát, chiếm 52,1%. Số bài tăng hai âm tiết là 158/522, chiếm 30,2%, số bài tăng ba âm tiết là 38/522 chiếm 7,3 %. Số bài tăng bốn âm tiết là 15/522 chiếm 2,9% và số bài tăng năm âm tiết là 2/522, chiếm 0,4%. Hiện tượng tăng dòng bát lên thành 9,10,11,12,13,16 âm tiết chủ yếu xảy ra ở những bài ca dao ngắn, gồm hai dòng thơ hoặc bốn dòng thơ. Ngoài hiện tượng trong một tác phẩm lục bát biến thể chỉ tăng một, hai, hoặc ba âm tiết như đã nêu trên còn có trường hợp kết hợp tăng một, hai, ba…tiếng trong một bài lục bát dài. Hiện tượng này có trong 37 bài biến thể dòng bát, chiếm 7,1% còn lại.

Tất cả những điều nêu trên là đặc điểm để nhận diện hiện tượng biến thể dòng bát của ca dao xứ Nghệ trong tương quan với biến thể của ca dao xứ Bắc nói riêng và ca dao Việt Nam nói chung.

Biến thể dạng 3 là cả hai dòng đều thay đổi. Hiện tượng cả hai dòng thay đổi ở nội dung (1) chiếm 7,1 % (19/267 bài), nội dung (2) chiếm 52,8 % (141 /267 bài), nội dung (3) chiếm 13,9% (37/267 bài), nội dung (4) chiếm 10,1% (27/267 bài), nội dung(5) chiếm 2,4% (6/267 bài), nội dung (6) chiếm 6,4 % (17/267 bài), nội dung(7) chiếm 7,5 % (20/267 bài). Sự co giãn về số lượng âm tiết ở dạng biến thể này linh hoạt: số tiếng thường đều tăng ở cả hai dòng, nhưng cũng có trường hợp âm tiết giảm dòng lục và tăng ở dòng bát, tạo hiệu quả đặc biệt cho tác phẩm.Tuy nhiên, số lượng lời ca dao này không nhiều.

Cũng như hai dạng biến thể trên, hiện tượng biến thể ở hai dòng thơ này thường diễn ra theo chiều tăng một đến hai tiếng ở cả câu lục và câu bát. Đây là số âm tiết được tăng phổ biến

nhất trong dạng biến thể này. Có khi là hiện tượng cùng tăng một âm tiết ở cả dòng lục lẫn dòng bát:

“Nước sông Bùng chảy xuống sông Si Anh chưa có vợ, em vội chi lấy chồng”

(7/9)

“Mình em như hương án thờ thần Mình anh như con nhện dần dần bá chơi”

(7/9) Hay cùng tăng hai âm tiết:

Đôi ta xa nhau thiên hạ cũng đều buồn

Bốn phương trời chuyển động, tám ngọn nguồn rung rinh

(8/10)

Kết đôi đi cho đó vợ đây chồng

Hoa trên rừng đua nở, lúa dưới đồng xanh um

(8/10) Cũng có khi là sự kết hợp tăng một và hai âm tiết:

Đêm năm canh nghe con vạc tác canh Con thằn lằn tắc mõ, thương anh nhiều bề

(8/9)

Đám cỏ héo gặp trộ mưa rào

Duyên ba sinh kì ngộ, mận với đào gặp nhau

(7/10) Hiện tượng kết hợp tăng số lượng âm tiết không đều nhau ở dòng lục và dòng bát là hiện tượng thường gặp trong dạng biến thể này. Nó không chỉ xảy ra ở trường hợp tăng một, hai tiếng mà ở tất cả các hiện tượng tăng âm tiết và chiếm đến 64,3% (171/267) trong hình thức biến thể hai dòng. Ta dễ dàng tìm ra sự kết hợp âm tiết linh hoạt ấy trong nhiều đề tài của ca dao xứ Nghệ nhưng phổ biến hơn vẫn là ở đề tài tình yêu và gia đình. Ở đề tài tình yêu nam nữ:

“Lên chùa Dù thắp một nén hương Hương cháy chưa hết đã thấy nường đằng sau

Mong hương cháy hết mau mau

Để cùng nường ra góc đại phía sau chùa Dù.”

“Anh chưa có vợ như chợ chưa có đình,

Trời mưa giông đôi ba hột, anh biết ẩn mình vô mô”

(9/12)

“Dặn bạn về kín múi như tằm, Chín tháng cũng đợi, một năm cũng chờ

Dặn bạn về kín múi như tơ,

Lòng thương không ai biết, dạ đợi chờ không ai hay”

(7/8/7/11) Ở đề tài hôn nhân gia đình:

“Anh về têm một miếng trầu cho tinh tuyết, Bỏ vô hộp thiếc, khay cẩn xà cừ

Để em vòng tay vô thưa với thầy mẹ, gả em giừ cho anh”

(9/8/14)

“Bây giờướm hỏi người ngoan

Em về thưa với thầy mẹ, anh muốn dan díu tình

Đừng bức ơi anh, đừng vội ơi anh

Để cho canh chín thì canh cũng vừa”

(6/11/8/8) Sự kết hợp tăng âm tiết một cách linh hoạt này tạo được ấn tượng thơ tự do. Đồng thời nó cũng thể hiện được nhiều hơn, sâu hơn những cung bậc tình cảm của con người xứ Nghệ.

Bên cạnh hiện tượng tăng số tiếng lên đến 7,8,9,10 âm tiết (ở dòng lục) Và 10,11,12,13 âm tiết (ở dòng bát) hình thức biến thể này trong ca dao xứ Nghệ còn có trường hợp kéo giãn cặp lục bát lên tới 13,14,15 tiếng:

“Anh nói với em như nứa chẻ hai

Em nói với anh như bó giang riết chặt, giừ biết lấy ai chuyện trò”

(8/15)

“Cần câu trúc lưỡi câu đồng

Anh ngoắc con nhái, anh quăng bên tê sông Nhị Hà O mô có chồng thì tránh cho xa

O mô chưa có chồng hắn rứt rồi hắn lại rựt hắn na cả mồi”

Hiện tượng này khiến cho các ý trong câu được thể hiện rõ hơn, nhưng cũng có khi nó làm cho câu thơ trở nên rườm rà, ít trau chuốt.

Cả ba dạng biến thể: biến thể dòng lục, biến thể dòng bát, biến thể cả dòng lục lẫn dòng bát trong ca dao xứ Nghệ với những đặc điểm riêng, với những độc đáo và sáng tạo riêng đã khẳng định được bản sắc văn hóa Nghệ Tĩnh, năng lực sáng tạo nghệ thuật của tác giả dân gian Nghệ Tĩnh. Tỷ lệ ba dạng biến thể này trong ca dao xứ Nghệ không cân bằng như ca dao xứ Bắc (ở ca dao xứ Nghệ: biến thể dòng lục chiếm 15,9%, biến thể dòng bát chiếm 55,7%, biến thể hai dòng 28,2%. Ở ca dao Bắc, tỷ lệ dạng biến thể theo trình tự trên là 38%, 42% và 20%) nhưng các hiện tượng biến thể lục bát trong ca dao xứ Nghệ đều có điểm chung là đều tập trung vào đề tài tình yêu nam nữ (biến thể dạng một: 47,2%, biến thể dạng hai: 50,8%, biến thể dạng ba: 52,6%) và đều theo chiều hướng tăng âm tiết là chính. Các trường hợp giảm âm tiết hay tăng một số lượng âm tiết đáng kể (5 đến 7 âm tiết) đã làm nên nét độc đáo trong ca dao xứ Nghệ.

Cần phải nhấn mạnh là dù xét hiện tượng biến thể lục bát theo cách bổ dọc như trên hay là cắt ngang thì đề tài chiếm tỷ lệ biến thể cao nhất vẫn luôn là đề tài tình yêu nam nữ. Đề tài này chiếm đến 50,7% các dạng biến thể. Trong ca dao xứ Bắc, tình yêu nam nữ cũng là đề tài chiếm tỷ lệ biến thể nhiều nhất nhưng không lớn bằng ca dao xứ Nghệ. Hiện tượng này không có gì khó hiểu bởi lẽ “hình thức lục bát biến thể có ưu thế trong việc diễn đạt những hoàn cảnh, điều kiện khó khăn, không thuận lợi và những quyết tâm khắc phục những trở ngại ấy”[41], mà tất

cả những biểu hiện ấy thì luôn đầy ắp trong đời sống tình cảm con người, trong tình yêu nam nữ.

Như vậy, với những sáng tạo đặc sắc độc đáo trong hình thức thể hiện các dạng biến thể, tác giả dân gian xứ Nghệ đã mở rộng thêm giới hạn của

thể lục bát, đem lại cho thể thơ này nét tự do, phóng túng đậm đà phong cách Nghệ. Mặt khác, đó cũng là phương tiện để những tâm tư tình cảm, những nguyện vọng ước ao…của người dân xứ Nghệ được thể hiện một cách rõ ràng nhất, đầy đủ nhất, sâu sắc nhất.

Hiện tượng gieo vần ở tiếng thứ tư dòng bát trong lục bát biến thể đã là một hiện tượng ít phổ biến thì việc gieo vần ở tiếng thứ tư dòng bát trong lục bát biến thể lại càng làm nó trở nên đặc biệt hơn. Hiện tượng này có mặt trong 31 tác phẩm ở tất cả các đề tài, nhưng vẫn tập trung nhất ở ca dao tình yêu (15 bài). Một lần nữa, tình yêu nam nữ lại “lên ngôi” trong hình thức thể hiện của ca dao xứ Nghệ:

“Chim đa đa đậu cành đa đa Nó kêu thắc tha thắc thẻo

Con chim chèo bẻo hắn đậu nhánh mai tùng Ai ơi thương nhớ với cùng

Gái thuyền quyên lỡ lứa, trai anh hùng lỡđôi”

Hiện tượng này còn có mặt trong những lời ca mang tính chất hài hước :

“Nhà anh nóc trổ lên trời

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)