Biểu tượng 1 Khái ni ệ m

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 117 - 118)

a) Thể bốn, năm chữ

3.3.Biểu tượng 1 Khái ni ệ m

Theo Nguyễn Xuân Kính: “Biểu tượng hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, thể

hiện quan niệm thẩm mỹ, tư tưởng của từng nhóm tác giả (có khi của riêng một tác giả) từng thời đại, từng dân tộc và từng khu vực cư trú” [109].

Thế giới biểu tựơng phong phú và có vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Jean Chevalier nhà biên soạn từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đã nhận xét: ”Nói là chúng ta

sống trong một thế giới của biểu tượng thì vẫn chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta” [29]. Còn Claude Lévi-Strauss khi nghiên cứu nhân loại học ở các sự kiện văn

hóa thì cho rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống biểu tượng, trong đó xếp ở hàng đầu là ngữ ngôn, các quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo…[29].

Các biểu tượng góp phần làm nên bộ mặt của một nền văn hóa ở những đường nét cơ bản nhất.

Theo TS Nguyễn Thị Ngọc Điệp thì “biểu tượng là những dạng thức dùng hình này để tỏ

Giữa sự vật, hiện tượng và những ý nghĩa mà nó hàm chứa (dưới góc độ biểu tượng) không phải là sự đồng nhất mà là một sự tương ứng có thế xảy ra ở nhiều khía cạnh, cấp độ khác nhau, làm nên sự đa nghĩa, đa trị của biểu tượng.

Biểu tượng thường mang tính qui ước và tính cộng đồng. Biểu tượng chỉ có thể tồn tại và hoạt động, phát huy tác dụng khi nó được hiểu, được thừa nhận. Những hình ảnh con vật, đồ vật

… được cộng đồng chấp nhận, cùng ngầm thỏa thuận thống nhất với nhau là nó chỉ ra một

nghĩa nào đó ở bên ngoài nó, thì mới có thể trở thành biểu tượng. Và những hình ảnh này trải qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian, không gian. Nó dần được định hình và củng cố ngày một chắc chắn hơn trong tâm thức dân tộc qua quá trình sử dụng. “Mỗi nhóm người, mỗi thời

đại có những biểu tượng của mình: rung động trước cái biểu tượng đó, tức là tham gia vào nhóm người và thời đại ấy. Thời đại không có biểu tượng là thời đại chết, xã hội thiếu biểu tượng là xã hội chết. Một nền văn minh không còn có biểu tượng thì sẽ chết ; nó chỉ còn thuộc về lịch sử”[29].

Biểu tượng, theo cách hiểu của chúng tôi và nói một cách đơn giản, là lấy một sự vật, hiện tượng (cái B) để biểu hiện có tính chất tượng trưng một cái khác, thường mang tính trừu tượng (cái A), “trầu cau” biểu tượng cho sự mãnh liệt, thủy chung son sắt, ngay thẳng trong tình yêu, “đá vàng” biểu tượng cho lòng chung thủy…

Biểu tượng là một yếu tố trong thi pháp ca dao, một yếu tố hình thức mang nội dung sâu sắc. Thế giới tự nhiên, vật thể nhân tạo và ngay cả những con số cụ thể… khi đi vào ca dao đều có thể mang ý nghĩa biểu tượng.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 117 - 118)