a) Thể bốn, năm chữ
3.2.3. Ngôn ngữ bác học
Ca dao xứ Nghệ điển hình cho sự đa dạng về giọng điệu và tính chất, trong đó phải nói đến tính chất bác học được thể hiện qua hệ thống từ ngữ gốc Hán và các điển tích trong ca dao xứ Nghệ.
Từ Hán Việt là những từ gốc Hán đã được Việt hoá, đối lập với từ thuần Việt ở các sắc thái trừu tượng, khái quát, trang trọng, tao nhã, cổ kính. Bên cạnh vốn từ địa phương và từ toàn dân thuần Việt, từ Hán Việt được phân bố với một tỉ lệ lớn trong ca dao xứ Nghệ. Theo lẽ thường, thơ ca dân gian là những sáng tác truyền miệng từ xa xưa của quần chúng lao động, ngôn ngữ thơ ca dân gian là những từ địa phương, từ thuần Việt bắt nguồn trực tiếp từ lời ăn tiếng nói hàng ngày, gần gũi với sinh hoạt đời thường. Chúng kiến tạo và duy trì màu sắc, phong cách dân gian của những sáng tác truyền miệng, phân biệt với phong cách bác học của văn học viết. Thế nhưng trong ca dao xứ Nghệ, từ Hán Việt lại xuất hiện với một tần số cao hơn hẳn thơ ca dân gian các vùng khác.
Số liệu thống kê tần số xuất hiện từ Hán Việt trong HPV và ca dao (So sánh với Hát ví đồng bằng Hà Bắc và ca dao Quảng Bình)
Tài liệu khảo sát Số lượng từ /câu Tỉ lệ(%) Hát phường vải KTCDXN HVĐBHB CDQB 299/1000 182/1000 154/1000 108/1000 29,9% 18,2% 15,4% 10,8%
Từ Hán Việt xuất hiện nhiều trong ca dao xứ Nghệ là có nguyên nhân của nó. Một nguyên nhân quan trọng là vai trò của các nhà nho: “Với vốn chữ Hán Việt khá thuần thục và tinh tế, ca dao xứ Nghệ thực sự nhuốm màu nho học… Tất cả những điển cổ, điển tích, những ý, những lời
được lấy trong những áng thơ văn cổ nổi tiếng rất đỗi quen thuộc với nguời dân, những lối chơi chữ chiết tự của những ông đồ Nghệ, những học trò tinh nghịch đã làm nên màu sắc trí tuệ cho ca dao vùng này” [26]. Từ Hán Việt và các điển tích điển cố xuất hiện nhiều trong ca dao xứ Nghệ đa dạng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi tình cảm lứa đôi mà đề cập đến nhiều lĩnh vực của đời sống, đòi hỏi sự có mặt của từ Hán Việt. Ca dao xứ Nghệ được tổ chức thiên về hệ kết hợp, chú trọng xử lí thông tin miêu tả, sự có mặt của vốn từ Hán Việt, của các điển tích điển cố là sự bổ sung cần thiết các thông tin thẫm mĩ vào ngữ pháp câu. Ví dụ trong lời hát mừng trong HPV có những câu :
“Mừng nàng chân giậm tay đưa, Miệng cười mắt liếc tình tơ tơ tình ”
(HPV, tr 159)
Sau “mừng chàng” hay “mừng nàng” sẽ là nội dung chúc tụng. Lời chúc tụng bao giờ cũng tốt đẹp, lịch sự, trang trọng. Xu hướng đó làm xuất hiện các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố trang nhã.
“Mừng nàng tứ đức gồm hay,
Công dung ngôn hạnh xưa nay mấy người”
(HPV, tr 159)
Mừng chàng hai chữ công danh, Phong lưu phú quý phụ huynh một nhà”
(HPV,tr 160) Các hình thức hát đố, hát đối,… đòi hỏi sự tham gia của từ Hán Việt và các điển tích, điển cố:
“Kì sơn, kì thủy, kì phùng, Lạ non, lạ nước, lạ lùng gặp nhau
_Tri nhân tri diện tri tâm,
Kháp người, kháp mặt, kháp tri âm với nường ”
(HPV,tr185)