Coi trọng việc học hành

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 46 - 47)

Cần phải nói thêm một nét tính cách nữa của con người xứ Nghệ, đó là sự ham mê, chuyên cần học hỏi, chịu khó, chịu khổ để học hành. Ngay từ thế kỷ XIII, Lê Trắc đã nhận xét: “Người Hoan Diễn thuần hậu, tuấn tú, hiếu học”. Người Nghệ coi trọng sự học, so đo sự học giữa các

làng, các dòng họ với nhau. Vì vậy, ở xứ Nghệ có nhiều người đỗ cao, là nơi đã đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước trên các lĩnh vực văn học, y học, kinh tế, ngoại giao… như: Hồ Tông Thốc, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, và tiêu biểu nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xứ Nghệ được xem là đất hiếu học, khổ học, cần học. Xứ Nghệ cũng được xem là cái nôi của khoa bảng. Theo sách “ Các nhà Khoa bảng Việt Nam”, thì Nghệ An có 136 vị đỗ đại khoa

trong cả nước. Đặng Thai Mai nhận xét: “Khi chếđộ khoa cử còn thịnh, cơ hồ mỗi một làng đều nhìn thấy trong núi của mình có một cái bảng, một quản bút, một cái án thư, hoặc một thanh gươm, một chiếc ấn, một con nghê vàng, một con voi trắng, một cái yên ngựa”[130]. Ở một số

làng còn truyền nhau “Nhất cầm, nhất hạc, nhất bút, nhất nghiên, nhất khanh tướng, nhất công hầu, nhất đại tiên”. Họ vẫn tự hào:

“Làng ta khoa bảng thật nhiều Như cây trên núi, như diều trên không”

“Kinh kỳ dệt gấm thêu hoa

Quỳnh Đôi khoa bảng thủ khoa ba đời” “Tôi người họ Hồ, Quỳnh Đôi Thuộc chi đệ nhất con nòi nhà nho”

Ngoài những người có tên trong bảng vàng, qua ca dao ta còn thấy biết bao người học rộng trí cao “tâm tàng kinh sử, phúc uẩn kinh luân” cũng được nhân dân mến mộ, ngợi ca.

Bà con vẫn răn dạy con cháu bằng tấm gương :

“Ngày thời việc nước đảm đang , Tối thời võng gíá nghênh ngang đình Nồi ”

“Bây giờ đi nước mỏi vai Mai sau đi hán đi hài mỏi chân “

Xứ Nghệ là đất văn vật. Nhưng Xứ Nghệ nổi tiếng không phải vì nhiều người đỗ đạt, mà nổi tiếng bởi tinh thần khổ học, trọng đạo lí làm người. Ở xứ Nghệ có nhiều nhà “sáng khoai,

trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa” song “ông đỗ, con đỗ, cả nhà đỗ”. Có khá nhiều “ông nghè, ông cống sống bởi ngọn khoai, anh học, anh nho nhai hoài lộc đỗ”.

Sự cần học, khổ học của những người con xứ Nghệ gắn liền với sự hi sinh của những người vợ, người mẹ nuôi chồng nuôi con ăn học:

“Sinh con ra nuôi con đi học

Để một mai đắc cử nên khoa Bõ công thầy mẹ sinh ra,

Cù lao dưỡng dục, công đà nên công”

“Dù ai cho bạc cho vàng

Không bằng con gái họ Dương đến nhà”

“Hái lộc đỗ, bắt cáy lông nuôi chồng ăn học”

Không phải ngẫu nhiên mà xứ Nghệ được xem là nơi “địa linh nhân kiệt”. Có lẽ ngoài địa hình địa mạo đầy những nét đặc biệt, thì sự cần cù chịu khó, hiếu học đã giúp cho con người nơi đây vượt qua vô vàn gian khó để đỗ đạt, thành danh. Ca dao xứ Nghệ đã cho ta thấy truyền thống quý báu này của người dân xứ Nghệ.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)