Thể bảy chữ (song thất)

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 94 - 96)

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO XỨ NGHỆ 3.1 Các thể thơ và sự vận dụng trong ca dao xứ Nghệ

3.1.5.2.Thể bảy chữ (song thất)

Một khổ thơ bao gồm 2 dòng, mỗi dòng bảy tiếng và chữ cuối của dòng đầu thuộc vần trắc

là đơn vị tế bào của thể song thất. Song thất là thể thơ chiếm tỷ lệ rất ít trong ca dao xứ Nghệ:

0,7% (27 bài), trong đó gồm cả song thất chính thể lẫn biến thể. Thể song thất trong ca dao xứ Nghệ - cũng như ca dao Bắc - chủ yếu được cấu tạo bằng hai dòng thơ :

“ Cau không buồng ra tuồng cau đực Gái không chồng có bực không cô?

-Lươn vào nò không lo nó chết Cá mắc câu đã hết phận rồi”

Hiện tượng này chiếm 19/27 bài song thất. Ngoài ra còn có trường hợp một bài ca dao được xây dựng bằng hai cặp song thất:

“Con không cha như nhà không nóc Gái không chồng như cóc có đuôi

Cóc có đuôi vẫn còn nhảy được Gái không chồng chạy ngược chạy xuôi”.

Cũng bắt gặp có bài kéo dãn đến 10 dòng thơ:

“Một thương em đông đào tây liễu Hai thương nàng niên thiếu xuân xanh

Ba thương em răng đen má phấn Bốn thương nàng chỉ tấm lòng son

Năm thương em dạ còn trinh tiết Sáu thương nàng mắt liếc đưa qua Bảy thương em da ngà tóc phượng Tám thương nàng bộ dạng tốt tươi

Mười thương nàng gót trở theo anh”.

Hiện tượng này là độc nhất vô nhị trong ca dao xứ Nghệ và cũng vô cùng hiếm hoi trong ca dao Việt Nam. Trong ca dao Bắc, như đã nói trên, không có trường hợp này và chỉ phổ biến hiện tượng một lời ca dao được làm bằng một, hai cặp song thất. Nếu như trong hình thức chính thể, ca dao Nghệ và ca dao Bắc vẫn có đôi nét khác biệt ở dung lượng dòng thơ thì ở hình thức biến thể của thể song thất, ca dao hai vùng lại có được tiếng nói chung:

“ Mưa lâm râm ướt dầm lá hẹ

Anh thương một người có mẹ không cha ”

(Ca dao xứ Nghệ) Còn ca dao Bắc :

“ Mưa lâm râm ướt dầm bông sói Em cảm thương chàng ăn nói khôn nguôi ”

Đây không chỉ là sự tương đồng trong nội dung thể hiện mà còn cả trong dạng biến thể: cả ca dao xứ Nghệ và ca dao xứ Bắc đều tăng số âm tiết thêm một ở dòng thơ thứ hai. Hiện tượng này cũng là hiện tương phổ biến trong biến thể song thất của ca dao xứ Nghệ:

“Ăn của sen, Sẻẻ ra vàng

Ăn của nhà Sàng ẻ ra bạc

Ăn mà nhát thì đi lên Sen Ai mà siêng thì về đồng Hậu Luật”

Nhìn chung, cách gieo vần cũng như số lượng âm tiết của thể song thất trong những sáng tác dân gian không bị bó buộc chặt chẽ như những tác phẩm viết theo thể thất ngôn của văn học viết. Điều này làm cho thể song thất của ca dao có được sự linh hoạt, tự do, nhưng đồng thời cũng làm mờ nhạt tính chất hàm súc, cô đọng của thể thơ bảy chữ.

Thể song thất xứ Nghệ cũng như xứ Bắc đều chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn trong ca

dao hai vùng (xứ Nghệ: 0,7%, xứ Bắc 1%). Nó không tập trung ở một đề tài nào mà nằm rải rác ở hầu hết các nội dung. Thể thơ này có được sự linh hoạt (trong hình thức biến thể) và sự chặt chẽ (trong chính thể). Nó là phần nhỏ, nhưng cũng là phần không thể thiếu khi đề cập đến thể thơ trong ca dao xứ Nghệ.

Như vậy, mặc dù chỉ chiếm một số lượng nhỏ nhưng thể bốn, năm chữ, thể song thất của ca dao Nghệ Tĩnh đã có vị trí riêng trong nhiều tác phẩm trữ tình dân gian .Vị trí ấy có được

nhờ sự độc đáo, đặc sắc của thể loại, nhờ những đặc điểm riêng biệt chỉ tìm thấy trong ca dao xứ Nghệ.

Tìm hiểu ca dao xứ Nghệ, một điều dễ nhận thấy là ca dao của miền “đất cổ nước non nhà” có

sự tương đồng với ca dao xứ Bắc và ca dao toàn quốc (trong việc sử dụng các thể loại). Trong ca dao xứ Nghệ, thể lục bát chiếm tỉ lệ lớn nhất: 95,2%. Các thể loại thơ con lại (thể bốn, năm chữ, song thất. Song thất lục bát, thể hỗn hợp) chỉ chiếm 4,8%. Tỷ lệ này cũng tương đương với ca dao xứ Bắc: 95% bài ca dao được làm thể lục bát, 5% là các thể còn lại. Thế nhưng khi đi sâu tìm hiểu các thể thơ cụ thể ta lại tìm thấy những nét khác biệt của ca dao xứ Nghệ: nếu như ở thể lục bát xứ Bắc hình thức lục bát chính thể chiếm ưu thế thì trong lục bát xứ Nghệ, lục bát biến thể lại chiếm một tỷ lệ lớn: 23,7%. Các dạng biến thể trong ca dao hai vùng cũng không giống về tỷ lệ và hình thức thể hiện. Ở các thể khác, tình hình cũng tương tự: ca dao xứ Nghệ luôn có nhiều hiện tượng biến thể. Ngoài ra, ca dao xứ Nghệ còn có thể thơ mà chúng tôi không tìm thấy trong ca dao xứ Bắc (ở những tài liệu đã khảo sát): thể lục bát gián nhất và thể bốn, năm chữ. Một điểm khác biệt nữa là trong ca dao Nghệ, các thể loại chủ yếu tập trung ở đề tài tình yêu nam nữ, đặc biệt là các hình thức biến thể. Trong khi ở ca dao Bắc, các thể thơ được phân bố đều hơn.

Chính những nét tương đồng của ca dao xứ Nghệ với ca dao xứ Bắc và ca dao toàn quốc

đã đặt ca dao Nghệ Tĩnh vào dòng chảy chung của dòng thơ trữ tình dân gian đất Việt. Bên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cạnh đó, những đặc điểm riêng, những hình thức độc đáo tạo cho ca dao Nghệ sức hấp dẫn lớn, làm giàu có, phong phú thêm kho tàng văn học dân gian nước nhà. Đóng góp ấy của ca dao xứ Nghệ cần được chúng ta khẳng định và trân trọng.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨNGHỆ (Trang 94 - 96)