Điều kiện để thực thi các giải pháp

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần phát triển phát thanh truyền hình (BDC). Thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 74)

1. Về phía Nhà nước

Nhà nước giữ vai trò quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, vì thế các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói chung và công ty BDC nói riêng

Hiện nay, thủ tục hành chính ở Việt nam và đặc biệt là thủ tục xuất nhập còn nhiều bất cập. Trước hết đó là thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu. Nó phải thực hiện qua nhiều khâu, phải thống nhất qua nhiều cấp rất phức tạp, gây lãng phí thời gian, làm chậm tiến độ sản xuất, vốn ứ đọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Do vậy, Nhà nước phải có các văn bản quy định tới các nghành hữu quan để rút ngắn thời gian xét duyệt, tạo điều kiện tốt cho Công ty BDC trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu.

Mặc dù phát thanh truyền hình đã và đang là một ngành nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước, nhưng công ty BDC hầu như không được nhận bất kỳ sự ưu đãi nào về thuế. Xét thấy Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế nhiều hơn nữa, không chỉ ở tỷ lệ nộp thuế mà cả ở thời gian ưu đãi thuế.

Nhà nước và Đài Tiếng Nói Việt Nam nên xem xét có các biện pháp hỗ trợ về nguồn vốn đầu tư cho ngành phát thanh truyền hình trong nước, đặc biệt đối với các công ty đang thiếu vốn kinh doanh. Nhà nước cũng cần có các biện pháp bảo hộ các doanh nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài

Ngoài ra Nhà nước cần phải xây dựng một thị trường tài chính hoàn chỉnh, đặc biệt chú trọng phát triển thị trường vốn nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động được nguồn vốn kinh doanh và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường thì việc làm này là hết sức cần thiết, tuy nhiên nó cần đảm bảo được quyền lợi của các doanh nghiệp.

2. Về phía Công ty BDC

được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp. Bộ máy quản trị doanh nghiệp bao gồm các bộ phận quản trị và các cấp quản trị. Sự ăn khớp giữa các bộ phận quản trị, giữa các cấp quản trị với bộ phận quản trị là rất cần thiết. Sự cần thiết đó xuất phát từ mục tiêu của bộ máy quản trị doanh nghiệp là thống nhất và để đạt được mục tiêu đó thì các bộ phận, các cấp quản trị phải phối hợp nhịp nhàng, cân đối với nhau.

Xuất phát từ quan điểm trên, một bộ máy hoạt động với hiệu quả cao sẽ giúp cho Công ty BDC quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn đầu tư, quản lý chặt chẽ việc xuất dùng, phân bổ nguyên vật liệu và máy móc thiết bị cho các công trình đồng thời kiểm tra giám sát được việc mua nguyên vật liệu; tổ chức và quản lý cán bộ. Từ đó, công ty sẽ giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực đầu tư, mở rộng và phát triển mạng lưới thông tin, mạng lưới truyền thông, truyền hình là điều kiện cơ bản cho sự phát triển chung của đất nước. Vì thế công ty cần tạo điều kiện cho các nhân viên theo học các khóa học ngắn hạn và bồi dưỡng theo chuyên đề nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý cho doanh nghiệp. Các cán bộ cũng cần nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạo, tránh thói quen thụ động ỷ lại khi còn là doanh nghiệp Nhà nước như trước đây.

Thực tế cho thấy, bộ máy quản lý doanh nghiệp ở Công ty BDC còn có một vài bất cập. Bất cập lớn nhất là lao động cận biên của các phòng còn chưa phù hợp. Có phòng thì thừa lao động, có phòng thì thiếu lao động mà chưa được bổ sung kịp thời.

Yêu cầu công việc đối với phòng kế hoạch và phòng kinh doanh là rất vất vả. Công ty cần tuyển thêm một người để phụ trách mảng văn thư, tổng kết số liệu đối với phòng kế hoạch và một người phụ trách đánh văn bản, tổng kết số liệu, giúp trưởng phòng, phó phòng một số công việc khi được uỷ quyền. Công ty có thể đăng báo, có thể mở thi tuyển. Việc tuyển thêm nhân sự do phòng tổ chức đảm nhiệm.

Việc bổ sung lao động cho phòng kế hoạch sẽ làm tăng cường hiệu quả cho khâu lập kế hoạch đầu tư của Công ty, từ đó Công ty sẽ có được những bản kế hoạch khả thi và đem lại nhiều lợi ích hơn cho Công ty. Còn việc bổ sung lao động cho phòng kinh doanh sẽ góp phần làm cho công việc được giải quyết nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, hiệu quả công việc được tăng lên một cách rõ ràng. Công ty phải thông báo trước cho phòng tổ chức để phòng có kế hoạch tuyển chọn, tìm người và bố trí thử việc.

KẾT LUẬN

Như ta đã biết, đầu tư phát triển là điều kiện kiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Trong giai đoạn hiện nay, đầu tư phát triển còn là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp giành thắng lợi trên thị trường cạnh tranh. Kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào sân chơi chung của thế giới, với nhiều cơ hội cũng như thách thức. Các doanh nghiệp lớn đang phải chịu sức ép cạnh tranh ngày một gay gắt không chỉ từ các công ty nước ngoài mà còn từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước- mặc dù mới hình thành nhưng đã sớm tiếp cận với công nghệ hiện đại của thế giới.

Công ty Cổ phần phát triển phát thanh truyền hình BDC với bề dày kinh nghiệm 30 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp những ứng dụng công nghệ hiện đại cho phát thanh-truyền hình trong nước, là một trong số những công ty đã thu được kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời gian qua công ty luôn quan tâm đến công tác đầu tư phát triểnvà đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ: tăng năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm, tạo dựng uy tín trên thị trường, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Thành công của công ty đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng cho ngành phát thanh truyền hình Việt Nam.

Với đề tài “Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần phát triển phát thanh truyền hình (BDC). Thực trạng và giải pháp” em đã vận dụng những kiến thức đã được học để nghiên cứu thực tế tình hình đầu tư phát triển tại công ty BDC. Chuyên đề đã nêu lên được thực trạng đầu tư phát triển của công ty BDC giai đoạn 2005-2010, phân tích những thành tựu đã đạt được, những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, bài viết cũng đã chỉ ra phương hướng đầu tư phát triển của công ty trong giai đoạn 2010-2015 tới; các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư phát triển của công ty trong sản xuất và kinh doanh. Em tin rằng các biện pháp mà em đưa ra ở đây chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu cũng như yêu cầu thực tiễn của Công ty. Em rất mong các cô chú bên Công ty BDC và thầy giáo tham gia đóng góp ý kiến bổ sung cho chuyên đề của em hoàn thiện hơn và có hiệu quả hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn GS.TS Từ Quang Phương và các cán bộ công nhân viên cũng như Công ty BDC đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề này.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế đầu tư-NXB Đại học kinh tế quốc dân. 2. Giáo trình lập và quản lý dự án-NXB Đại học kinh tế quốc dân. 3. Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp-NXB Đại học kinh tế quốc dân

4. Báo cáo thường niên của công ty BDC giai đoạn 2005-2010 5. Chiến lược kinh doanh của Công ty BDC đến năm 2015. 6. Nghị quyết số 41/2004/QH11 của Quốc hội Khóa XI

7. Trang web: http://www.mpi.gov.vn 8. Trang web: http://www.saga.vn

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần phát triển phát thanh truyền hình (BDC). Thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w