II. Hoạt động đầu tư phát triển của công ty cổ phấn phát triên phát thanh
3. Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty BDC theo các nội dung
3.1. Về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm các hoạt động chính như: Xây lắp, sửa chữa và mua sắm các loại máy móc thiết bị. Đầu tư xây dựng cơ bản là điều kiện tiên quyết của bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh. Nó tạo ra năng lực sản xuất, chế biến các nguyên vật liệu đầu vào thành các sản phẩm đầu ra, một trong những yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, Công ty BDC luôn quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Cùng sự tăng lên của vốn đầu tư thì hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động chính nhằm mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.
Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) chiếm một tỷ lệ vốn lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển của công ty BDC (thường từ 35-40%). Ta có thể xem xét tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty qua bảng số liệu sau:
Bảng 5: Tình hình đầu tư XDCB của công ty BDC giai đoạn 2005-2010 Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng VĐT 21.978 23.014 26.418 27.256 28.319 Đầu tư XDCB 7.719 8.110 9.783 9.307 9.885
Tỷ trọng so với VĐT (%)
35,12 35,24 37,03 34,12 34,89 (Nguồn: phòng kế toán thống kê-công ty BDC)
Bảng 5 đã cho thấy vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản của công ty tăng liên tục qua các năm trong giai đoạn 2005-2010. Đây là giai đoạn công ty mở rộng sản xuất và đổi mới nhiều máy móc thiết bị, do đó tỷ trọng vốn đầu tư XDCB trong tổng VĐT của công ty cũng tăng. Từ năm 2005 đến năm 2007 tỷ trọng Vốn đầu tư XDCB đã tăng từ 35,12% đến 37,03%, nhưng đến năm 2008 do cơn bão khủng hoảng của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nước, công ty buộc phải thu hẹp sản xuất, dẫn đến tỷ trọng Vốn đầu tư XDCB lại giảm xuống, và còn 34,89% vào năm 2009. Vốn đầu tư XDCB này được tập trung vào mua sắm đổi mới máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, và sửa chữa tài sản cố định. Cơ cấu các khoản chi được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 6: Cơ cấu các khoản mục đầu tư XDCB của công ty BDC giai đoạn 2005-2010
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đầu tư XDCB 7.719 8.110 9.783 9.307 9.985 Máy móc thiết bị 5.175 5.184 6.213 6.425 6.856 Công trình kiến trúc 734 752 847 723 827 Thiết bị dụng cụ quản lý 324 314 326 358 372 Phương tiện vận tải 1.134 1.498 1.856 1.217 1.532 Khác 352 362 541 584 598
(Nguồn: phòng kế toán thống kê-công ty BDC)
Nhìn chung ta có thể thấy cơ cấu đầu tư vào TSCĐ của Công ty BDC như vậy là khá hợp lý bởi công ty là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật tư phát thanh truyền hình, vì vậy đầu tư Mua sắm máy móc thiết bị phải chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 61.26% tổng VĐT TSCĐ). Nhóm TSCĐ chiếm tỷ trọng đầu tư lớn thứ hai là
Phương tiện vận tải (chiếm 14,69% tổng VĐT TSCĐ) bởi phát thanh truyền hình luôn đòi hỏi tính cơ động và kịp thời, tiếp đến là Nhà cửa vật kiến trúc (chiếm 8,84%) và sau cùng là thiết bị dụng cụ quản lý (chiếm 3,34%).
Hoạt động đầu tư mua sắm máy moc thiết bị, dụng cụ và phương tiện vận tải: -Đầu tư vào việc mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình kinh doanh là một trong những vấn đề ưu tiên của công ty. Qua bảng trên ta có thể thấy trong năm công ty đã đầu tư thêm vào tài sản cố định 9.885 triệu VNĐ. Trong đó đầu tư vào máy móc thiết bị tăng 431 triệu VNĐ (tăng 5,8% so với đầu năm 2004). Đồng thời ta cũng có thể thấy lượng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị vẫn tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng và ưu tiên cho việc đổi mới máy móc thiết bị. Hầu hết máy móc thiết bị của công ty đều có giá trị lớn và được nhập khẩu từ các công ty nước ngoài như Thomcast, CTE… Hình thức nhập khẩu được Đài Tiếng nói Việt Nam đề ra kế hoạch và công ty tổ chức thực hiện
theo. Trước khi nhập khẩu, Phòng kinh doanh của công ty xác định, dự đoán số lượng, chủng loại các mặt hàng cần nhập khẩu theo chỉ tiêu cấp trên giao, theo đơn đặt hàng và theo yêu cầu của thị trường. Sau đó, công ty lựa chọn nhà cung cấp để đặt hàng và ký kết hợp đồng thương mại.
Sau khi Hợp đồng thương mại đã được ký kết, công ty tiến hành mở thư tín dụng L/C. Trước hết công ty viết “Giấy xin mở thư tín dụng” gửi đến ngân hàng. Đồng thời viết 2 uỷ nhiệm chi: một để trả phí mở L/C, một để ký quỹ mở L/C. Khi nhận được thông báo về việc mở L/C, bên cung cấp tiến hành bàn giao hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng. Hàng hoá thường nhập theo đường không hoặc đường biển. Khi hàng về đến nơi giao nhận, bộ phận kỹ thuật kiểm tra thực hiện thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hoá và thủ kho làm thủ tục nhập kho.
Bảng 7: Một số loại máy móc thiết bị mua mới trong năm 2009 của công ty BDC
Đơn vị:đồng
Máy móc thiết bị Giá trị Ghi chú
Máy đo MS4661A và phụ kiện 523.537.000 TT Kỹ thuật Máy tự động ổn áp 60kVA 22.700.000 TT Kỹ thuật Máy đếm tần số, bộ nguồn 19.923.000 P.Công nợ Máy đo-máy tạo âm tần 25.697.000 P.Công nợ Máy đo công suất cao tần Bird 4304A 22.770.000 TT Kỹ thuật Máy hiện sóng 100MHZ HAMEG 1000 31.581.000 TT Kỹ thuật Máy phân tích phổ 1GHz HAMEG 5510 49.023.000 TT Kỹ thuật Thiết bị cơ khí các loại 51.254.000 XN điện tử
(Nguồn: Trung tâm kỹ thuật-công ty BDC)
Bên cạnh đó công ty cũng đã tiến hành thanh lý một số máy móc thiết bị đã hết thời gian sử dụng, không còn đáp ứng được tính đồng bộ trong dây chuyền sản xuất với tổng nguyên giá là 527 triệu VNĐ (2009). Đây là một hướng đầu tư đúng đắn trong điều kiện hiện nay khi mà sự cạnh tranh đã trở nên gay gắt, đòi hỏi sản phẩm
Như vậy ta có thể thấy công ty BDC đã rất chú trọng tới hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật Tuy vậy công ty mới chỉ chú trọng đầu tư theo chiều rộng, tức là mới chỉ mua sắm thêm máy móc và các thiết bị nhằm cải tiến dây chuyền lắp ráp chứ chưa thay thế dây chuyển sản xuất hiện tại bằng các dây chuyền sản xuất mới tiên tiến hơn. Mặt khác cũng có thể nhận thấy rằng máy móc thiết bị của công ty BDC tuy có giá trị lớn nhưng tốc độ hao mòn hữu hình lại khá cao. Đây là tình trạng chung đối với những công ty kinh doanh máy móc thiết bị thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo tài liệu thống kê của công ty thì có đến hơn 50% máy móc thiết bị của công ty đã khấu hao hết nhưng vẫn được sử dụng. Trong đó chủ yếu là các máy đếm tần số 80Mhz, máy tạo sóng âm tần và các thiết bị cơ khí của xí nghiệp điện-điện tử….. công nghệ đã cũ và lạc hậu hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra do dây chuyền lắp ráp máy moc thiết bị từ những năm 90 vẫn chưa được đổi mới đồng bộ nên năng lực sản xuất giảm sút, chất lượng sản phẩm chưa được cải thiên trong khi giá thành còn khá đắt.
-Hoạt động đầu tư vào các phương tiện vận tải:
Đối với các phương tiện vận tải, công ty vẫn áp dụng hình thức thuê mua. Phương tiện vận tải của của công ty bao gồm ô tô vận chuyển máy moc thiêt bị và ô tô phục vụ nhân viên đi giao dịch các hợp đồng ở xa. Hầu hết các phương tiện đều vận hành khá tốt trên nhiều loại địa hình phức tạp, rất thuân tiện đối với công tác khảo sát thực địa tại các vùng sâu vùng xa. Một số xe được trang bị thêm máy phát thanh lưu động. Hiện công ty BDC đang có dự kiến mua mới 02 xe lưu động phát sóng vệ tinh VINASAT với công nghệ cao như chuẩn nén DVB-S2 và DVB-S4, dự phòng nóng 100% cho công ty.
-Các thiết bị dụng cụ quản lý phục vụ cho sinh hoạt và làm việc của cán bộ nhân viên thường chiếm khoảng 3,34% trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của công ty, bao gồm máy điều hòa, máy in, máy photocopy, máy vi tính các loại…hầu hết đã được mua mới và thay thế đồng bộ trong giai đoạn 2005-2010.
Hoạt động đầu tư xây dựng và lắp đặt, sửa chữa các công trình kiến trúc
của công ty chiếm từ 7,8-8,4% trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản và bao gồm các khoản đầu tư như:
-Hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trạm thu phát sóng ở các địa phương:
Được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Đài Tiếng Nói Việt Nam, công ty BDC đã và đang tích cực chủ động nguồn vốn, nhân lực khoa học công nghệ để triển khai đồng thời 3 dự án xây dựng tại Hà Nội, đảm bảo đúng sự chỉ đạo của lãnh đạo Đài và các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó dự án đầu tư xây dựng tại Mễ Trì đã đấu thầu khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục nhà đặt máy, phòng nhân viên trực…Hiện nay phần móng đã cơ bản hoàn thành và chuẩn bị thu tiền đợt hai.
Song song với công việc nói trên, công ty cũng đang tham gia dự án đầu tư xây dựng tại Đài Phát sóng Phát thanh Quán Tre. Hiện dự án đã hoàn thành toàn bộ thủ tục pháp lý, đang thực hiện việc di chuyển trạm điện, hệ thống điều hòa trung tâm của Trung tâm âm thanh. Dự kiến sẽ khởi công xây dựng công trình vào quý II năm 2010.
-Đầu tư bảo trì và nâng cấp nhà xưởng, kho chứa: Bản thân kho chứa cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với chất lượng sản phẩm. Nó là nơi chứa nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm vì vậy để sản phẩm không bị ảnh hưởng xấu thì các kho chứa cũng cần phải được đầu tư cho phù hợp với các tiêu chuẩn về xây dựng và yêu cầu kĩ thuật của nguyên vật liêu, sản phẩm…
-Chi phí lắp đặt các thiết bị máy thu phát sóng, cột anten, hệ thống đèn chiếu sáng…hay các cơ sở vật chất khác.
-Chi phí phá, tháo dỡ các kiến trúc, vật liệu cũ hoặc hư hỏng
Các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản khác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản (từ 5-8%). Đây là những khoản chi phí phát sinh không thường xuyên của công ty, chủ yếu là sửa chữa và bảo dưỡng các loại TSCĐ.