Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư phát triển của công ty BDC

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần phát triển phát thanh truyền hình (BDC). Thực trạng và giải pháp (Trang 46)

III. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần phát triển phát

1. Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển

1.2. Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư phát triển của công ty BDC

Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty BDC trong những năm qua đã đạt được những thành tựu, phản ánh hiệu quả kinh tế của công ty. Ta có thể phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của công ty BDC sau khi xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 20: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế ủa công ty BDC giai đoạn 2005-2010

Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng VĐT t.h. 21.978 23.014 26.418 27.256 28.319

2 VĐT tăng thêm 1.036 3.404 838 1.063

3 Doanh thu thuần

18.856 20.120 22.153 29.638 34.381 4 Doanh thu tăng

thêm

1.264 2.033 7.485 4.743 5 Doanh thu tăng

thêm/ VĐT

0,055 0,077 0,275 0,167 6 Lợi nhuận

thuần

672 857 971 1.295 1.381

7 Lợi nhuận tăng thêm

185 96 324 86

8 Lợi nhuận tăng thêm/VĐT 0,008 0,0036 0,01 0,0034 9 Nộp ngân sách 856 974 1.023 1.115 1.285 10 Nộp ngân sách tăng thêm 118 49 92 170 11 Nộp ngân sách tăng thêm/VĐT 0,0051 0,0010 0,0037 0,0060

- Chỉ tiêu doanh thu tăng thêm/ Tổng vốn đầu tư

Chỉ tiêu Doanh thu tăng thêm/ Tổng vốn đầu tư thực hiện qua các năm sẽ phản ánh hiệu quả các hoạt động đầu tư phát triển của công ty: cứ một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tăng thêm.

Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy doanh thu thuần của công ty vẫn tăng đều qua các năm song tốc dộ tăng không ổn định. Giai đoạn 2007-2008 doanh thu tăng nhanh với lượng tăng tuyệt đối là 7.485 triệu đ, song chững lại ở giai đoạn sau đó, chỉ còn 4.743 triệu đ.

Doanh thu tăng không đều dẫn đến chỉ tiêu Doanh thu tăng thêm/ Tổng vốn đầu tư cũng biến động tăng giảm không đều. Mặt khác cũng có thể thấy rằng chỉ số trên của công ty BDC là khá thấp, nó thể hiên công ty BDC sử dụng chưa hiệu qua đồng vốn của mình, doanh thu không đạt được ở mức tốt nhất.

- Chỉ tiêu Lợi nhuận tăng thêm/Tổng vốn đầu tư

Chỉ tiêu này cũng phản ánh hiệu quả các hoạt động đầu tư phát triển của công ty: cứ một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận tăng thêm nhằm thực hiện tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nguời lao động. Tỷ suất lợi nhuận tăng thêm/Vốn đầu tư phản ảnh một cách tổng quát và đầy đủ nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh đầu tư của công ty –bao gồm cả công tác giảm chi phí kinh doanh, phản ảnh cả hiệu quả kinh tế lẫn xã hội mà công ty tạo ra trong quá trình hoạt động.

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy mặc dù lợi nhuận của công ty vẫn tăng đều qua các năm nhưng Chỉ tiêu Lợi nhuận tăng thêm/Tổng vốn đầu tư còn thấp (chưa tới 0,007/năm). Điều này một mặt chứng tỏ công ty đã sử dụng chưa có hiệu quả nguồn vốn của mình; mặt khác thể hiện công tác quản lý chi phí kinh doanh của công ty chưa đạt được hiệu quả tốt nhất; hiệu quả của quá trình đầu tư phát triển diễn ra tương đối chậm và chưa thỏa đáng. Áp dụng công thức quen thuộc Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí , trong thời gian tới bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư phát triển nhằm gia tăng doanh số, công ty cần chú trọng hơn nữa tới các biện pháp giảm chi phí kinh doanh, đặc biệt là các chi phí chiếm tỷ trọng cao như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí quản lý doanh nghiệp.

-Chỉ tiêu nộp ngân sách tăng thêm/tổng vốn đầu tư

Cùng với sự gia tăng của doanh thu và lợi nhuận, khoản nộp ngân sách hàng năm của công ty cũng tăng dần trong giai đoạn 2005-2010. Tuy nhiên tốc độ tăng không cao; hệ số nộp ngân sách tăng thêm/tổng vốn đầu tư còn nhỏ mà nguyên nhân trực tiếp là do doanh thu và lợi nhuận tăng chậm. Mặc dù những năm gần đây gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng công ty vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, hàng năm đóng góp một khoản thu khá lớn cho ngân sách Nhà nước. Điều này đã tạo ra sự uy tín đối với khách hàng cũng như các ngân hàng. Các cán bộ công nhân viên của công ty luôn ý thức được sự phát triển của đơn vị mình cũng góp phần vào sự phát triển của ngành phát thanh truyền hình nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.

1.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả xã hội

Trong những năm qua hoạt động đâu tư phát triển đã có những đóng góp tích cực vào doanh thu của doanh nghiệp nên đã một phần nào cải thiện được thu nhập của người lao động, tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,95 triệu đồng/tháng. Ban lãnh đạo công ty luôn cố gắng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần không chỉ đối với các cán bộ công nhân viên trong công ty mà bao gồm cả người nhà của họ. Nhiều hoạt động vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi do công ty tổ chức luôn thu hút được sự tham gia của con em các cán bộ trong công ty. Mỗi năm công ty tạo việc làm cho hơn 20 công nhân và viên chức.

Bảng 21: Tốc độ gia tăng lao động và thu nhập bình quân của công ty BDC

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ĐVT Tổng số LĐ 334 342 356 375 397 Người Tốc độ tăng LĐ - 2,44 6,65 12,37 18,92 % Thu nhập BQ 1.800 2.150 2.500 2.700 2.950 Ngh. đ Tốc độ tăng TNBQ - 19,44 38,88 50,0 63,89 % (Nguồn: phòng kế toán-công ty BDC)

Bên cạnh đó phải kể đến một số dự án đầu tư xây dựng và lắp đặt các trạm thu phát sóng tại các địa phương như Sơn La, Hà Giang…thuộc tổng dự án “Phủ sóng phát thanh đến vùng sâu vùng xa của đất nước” của Đài Tiếng Nói Việt Nam. Các dự

án này đã đưa sóng đài phát thanh đến với đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao dân trí và cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của họ. Như vậy có thể thấy những đóng góp của công ty đối với sự phát triển xã hội là rất tích cực.

Như đã phân tích ở trên, hàng năm công ty BDC luôn dành một số lượng vốn lớn cho đào tạo nguồn nhân lực và phát triển khoa học công nghệ. Nhờ đó trình độ tay nghề của người lao động không ngừng được cải thiện. Điều này được thể hiện ngay ở chỉ tiêu năng suất lao động bình quân: Theo các chuyên gia của công ty BDC, tốc độ gia tăng năng suất lao động của công ty BDC vào khoảng 9,06% mỗi năm. Tuy nhiên nếu so sánh với tốc độ tăng của tiền lương (10,38%/năm) thì tốc độ tăng năng suất như vậy là thấp (tỷ lệ1/1,15). Đây là tín hiệu không tốt bởi nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tái sản xuất mở rộng của công ty sau này. Trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đầu tư phát triển, đặc biệt là đổi mới máy móc công nghệ và đào tạo nhân lực trình độ cao nhằm gia tăng năng lực sản xuất. Năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương là điều kiện để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

2. Những mặt hạn chế cần khắc phục

Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong quá trình thực hiện đầu tư những năm qua, Công ty cũng còn nhiều mặt hạn chế, thiếu sót cần phải được khắc phục và sửa chữa.

Thứ nhất: Công tác huy động vốn còn nhiều hạn chế. Mặc dù công ty đã chủ động khơi thông bằng cách đa dạng hóa nguồn vốn vay, nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư hiện tại, dẫn đến tình trạng công ty BDC luôn bị thiếu vốn hoạt động.

Thứ hai: Trong thời gian qua, mặc dù công ty đã chú trọng hơn đến việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Tuy nhiên do nguồn vốn bị hạn chế nên việc đầu tư vào máy móc thiết bị còn chắp vá chưa được đồng bộ hết. Trong khi đó, vướng mắc lớn nhất của công ty BDC hiện nay là vấn đề công nghệ và thiết bị sản xuất. Các máy móc thiết bị được đầu tư từ những năm của thập kỷ 80-90 hiện vẫn chưa được thay thế toàn bộ, các máy móc này có công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ do đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như khả năng cạnh tranh của công ty. Nhu cầu vốn tự có là không đủ do đó công ty phải vay vốn ngân hàng để tài trợ cho máy moc thiết bị, dẫn đến hệ số nợ của công ty là khá cao. Không những thế, do vốn kinh doanh còn hạn

ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng hoặc giả có ký kết được các hợp đồng thì cũng chỉ là những hợp đồng có giá trị nhỏ.

Ngoài ra việc quản lý tài sản cố định của công ty chưa được phân cấp rõ ràng, chặt chẽ dẫn đến tình trạng nhiều máy móc thiết bị đã khấu hao hết nhưng vẫn được sử dụng, gây lãng phí nguyên vật liệu đầu vào trong khi chất lượng đầu ra không được đảm bảo.

Thứ ba: Hàng tồn trữ của công ty mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng không lớn song lại rất đa dạng về chủng loại cũng như giá thành, gây khó khăn cho việc quản lý. Trong khi đó, công ty vẫn chưa sử dụng đến sự hỗ trợ của các phần mềm vi tính trong việc quản lý hàng tồn kho; dẫn đến công tác quản lý còn hạn chế; đôi khi xảy ra sự cố, nhầm lẫn, sai hỏng…

Thứ tư: Bên cạnh đó Công ty còn thiếu một cơ chế hiệu quả nhằm gắn lợi ích quyền hạn và trách nhiệm của người lao động trong Công ty, nên tinh thần tiết kiệm của cán bộ công nhân viên là thấp. Đây cũng là nhược điểm khá phổ biến trong các doanh nghiệp Nhà nước cần phải được khắc phục. Đội ngũ cán bộ có trình độ chưa đồng đều, kiến thức về kĩ thuật chuyên ngành công nghệ Phát thanh Truyền hình chưa được thành thạo, phần lớn là do hậu quả của các Công ty Nhà nước còn mang nặng tính tập trung quan liêu bao cấp. Phần lớn các cán bộ kinh doanh đều thực sự chưa có khả năng chuyên môn hoá về nghiên cứu thị trường nước ngoài, do đó việc nghiên cứu khách hàng về mặt bằng thị hiếu, thói quen tiêu dùng hoặc tâm lý mua hàng hay yêu cầu của thị trường này về chủng loại, mặt hàng…chưa được quan tâm. Vì vậy, đây sẽ vẫn là những nhu cầu tiềm ẩn có thể đem lại hiệu quả cao hơn trong tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu. Hơn hết, các đối tác là những hãng có danh tiếng nên nhân viên của họ có trình độ phần nhiều cao hơn các cán bộ trong Công ty, họ được đào tạo chu đáo để tiếp cận với các kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, có nhiều kinh nghiệm…nên khi nghiên cứu tiềm năng và xu hướng phát triển nhiều khi còn chậm trễ. Trong khi đó, việc đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt cho công ty vẫn mang tinh chất thụ động, vẫn còn thiếu sự khuyến khích mà chỉ là tạo điều kiện cho các cán bộ nhân viên tự đi thi và liên hệ; nhiều khoản chi phí vẫn do người học tự bỏ ra.

Thứ năm: Trình độ khoa học công nghệ của công ty không ngừng được cải thiên nhưng so với nhu cầu phát triển của công nghệ phát triển phát thanh truyền hình tiên tiến thì chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhiều công nghệ kiểu cũ vẫn tiếp tục được sử dụng mà không có sự thay thế đồng bộ. Công nghệ lạc hậu khiến giá thành một số

sản phẩm của công ty còn khá cao, rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp trẻ nhưng có lợi thế về vốn và công nghệ hiện đại. Việc mở rộng hợp tác liên doanh về công nghệ với các công ty trong và ngoài nước còn hạn chế, chủ yếu là với các đối tác cũ.

Thứ sáu: Hoạt động marketting chưa thực sự được chú trọng, trong khi đó vốn đầu tư cho lĩnh vực này còn thấp, chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng vốn đầu tư phát triển Hình thức quảng cáo vẫn còn đơn điệu trong khi công ty vẫn chưa khai thác hết các phương án. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là việc bố trí nhân sự cho phòng Marketing còn thiếu về số lượng, cách thức tổ chức phòng Marketing còn bất cập, chức năng nhiệm vụ của từng thành viên trong phòng chưa rõ ràng hầu hết còn kiêm nhiệm công việc mang tính chất vụn vặt, tự phát, chưa có một hệ thống chuyên nghiệp. Công ty cũng chưa có chính sách rõ ràng để phát triển thương hiệu mạnh và dành được thiện cảm cũng như niềm tin của khách hàng.

Thứ bảy: Trình độ quản lý của công ty còn chưa thật sự cao bởi nhiều người chưa được sử dụng đúng với chuyên môn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý các hoạt động đầu tư nói riêng cũng như các hoạt động của công ty nói chung. Một vài cá nhân vì lợi ích riêng nên làm ăn theo lối cũ nhằm thu lợi cho cá nhân, gây ảnh hưởng không tốt tới uy tín của Công ty. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty BDC có rất nhiều khó khăn phức tạp nhưng trong Công ty vẫn còn một số cán bộ công nhân viên có tư tưởng trông chờ vào Công ty, chưa hoà nhịp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đặc biệt là trong nhịp độ của nền kinh tế thị trường hiện nay, thiếu nỗ lực trong công việc được giao, chưa tạo được mối quan hệ với khách hàng. Yêu cầu phải cải cách bộ máy hành chính của công ty BDC trong thời kỳ đổi mới là vô cùng cấp bách.

3. Một số nguyên nhân:

Thứ nhất: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đã làm đà phát triển của công ty BDC bị chững lại. Công ty BDC đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ khâu huy động vốn cho đến tìm đầu ra cho sản phẩm.

Thứ hai: Thủ tục vay vốn ngân hàng còn rườm rà, đặc biệt là sau khi công ty thực hiện cổ phần hóa. Ưu đãi của Nhà nước cũng ngày một hạn chế. Trong khi đó công ty vẫn chưa có kế hoạch huy động vốn qua phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu phát hành của công ty chủ yếu nằm trong quy mô nội bộ công ty, chưa niêm yết trên thị

Thứ ba: Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập nên ngày càng nhiều công ty trong và ngoài nước kinh doanh vật tư phát thanh truyền hình gia nhập thị trường. Điều này khiến thị trường truyền thống của công ty BDC bị thu hẹp, lợi nhuận không thu được ở mức tốt nhất.

Thứ tư: Sau khi thực hiện cổ phần hóa, một số cán bộ công nhân viên công ty vẫn giữ thái độ làm việc thụ động, quan liêu của doanh nghiệp Nhà nước trước đây. Việc chấp hành quy chế quy định còn có mặt chưa nghiêm, còn có hiện tượng lợi dụng sơ hở để lách các quy định làm lợi cho cá nhân mà quên đi lợi ích to lớn của tập thể.

Thứ năm: Những tiêu cực của kinh tế thị trường đang gây khó khăn rất lớn cho Công ty trong hoạt đông kinh doanh như trở ngại trong việc giải quyết thủ tục tiếp nhận hàng hoá tại các cửa khẩu

Thứ sáu: Do tin tưởng vào các bạn hàng cũ làm ăn lâu dài nên Công ty BDC còn ít chú ý đến những hãng ở các nước mới bước vào kinh doanh ở lĩnh vực công nghệ Phát thanh Truyền hình.

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẤY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY BDC

GIAI ĐOẠN 2005-2010

I. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty BDC giai đoạn 2010-20151. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty BDC giai đoạn 2010-2015

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần phát triển phát thanh truyền hình (BDC). Thực trạng và giải pháp (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w