III. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần phát triển phát
2. Những mặt hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong quá trình thực hiện đầu tư những năm qua, Công ty cũng còn nhiều mặt hạn chế, thiếu sót cần phải được khắc phục và sửa chữa.
Thứ nhất: Công tác huy động vốn còn nhiều hạn chế. Mặc dù công ty đã chủ động khơi thông bằng cách đa dạng hóa nguồn vốn vay, nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư hiện tại, dẫn đến tình trạng công ty BDC luôn bị thiếu vốn hoạt động.
Thứ hai: Trong thời gian qua, mặc dù công ty đã chú trọng hơn đến việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Tuy nhiên do nguồn vốn bị hạn chế nên việc đầu tư vào máy móc thiết bị còn chắp vá chưa được đồng bộ hết. Trong khi đó, vướng mắc lớn nhất của công ty BDC hiện nay là vấn đề công nghệ và thiết bị sản xuất. Các máy móc thiết bị được đầu tư từ những năm của thập kỷ 80-90 hiện vẫn chưa được thay thế toàn bộ, các máy móc này có công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ do đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như khả năng cạnh tranh của công ty. Nhu cầu vốn tự có là không đủ do đó công ty phải vay vốn ngân hàng để tài trợ cho máy moc thiết bị, dẫn đến hệ số nợ của công ty là khá cao. Không những thế, do vốn kinh doanh còn hạn
ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng hoặc giả có ký kết được các hợp đồng thì cũng chỉ là những hợp đồng có giá trị nhỏ.
Ngoài ra việc quản lý tài sản cố định của công ty chưa được phân cấp rõ ràng, chặt chẽ dẫn đến tình trạng nhiều máy móc thiết bị đã khấu hao hết nhưng vẫn được sử dụng, gây lãng phí nguyên vật liệu đầu vào trong khi chất lượng đầu ra không được đảm bảo.
Thứ ba: Hàng tồn trữ của công ty mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng không lớn song lại rất đa dạng về chủng loại cũng như giá thành, gây khó khăn cho việc quản lý. Trong khi đó, công ty vẫn chưa sử dụng đến sự hỗ trợ của các phần mềm vi tính trong việc quản lý hàng tồn kho; dẫn đến công tác quản lý còn hạn chế; đôi khi xảy ra sự cố, nhầm lẫn, sai hỏng…
Thứ tư: Bên cạnh đó Công ty còn thiếu một cơ chế hiệu quả nhằm gắn lợi ích quyền hạn và trách nhiệm của người lao động trong Công ty, nên tinh thần tiết kiệm của cán bộ công nhân viên là thấp. Đây cũng là nhược điểm khá phổ biến trong các doanh nghiệp Nhà nước cần phải được khắc phục. Đội ngũ cán bộ có trình độ chưa đồng đều, kiến thức về kĩ thuật chuyên ngành công nghệ Phát thanh Truyền hình chưa được thành thạo, phần lớn là do hậu quả của các Công ty Nhà nước còn mang nặng tính tập trung quan liêu bao cấp. Phần lớn các cán bộ kinh doanh đều thực sự chưa có khả năng chuyên môn hoá về nghiên cứu thị trường nước ngoài, do đó việc nghiên cứu khách hàng về mặt bằng thị hiếu, thói quen tiêu dùng hoặc tâm lý mua hàng hay yêu cầu của thị trường này về chủng loại, mặt hàng…chưa được quan tâm. Vì vậy, đây sẽ vẫn là những nhu cầu tiềm ẩn có thể đem lại hiệu quả cao hơn trong tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu. Hơn hết, các đối tác là những hãng có danh tiếng nên nhân viên của họ có trình độ phần nhiều cao hơn các cán bộ trong Công ty, họ được đào tạo chu đáo để tiếp cận với các kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, có nhiều kinh nghiệm…nên khi nghiên cứu tiềm năng và xu hướng phát triển nhiều khi còn chậm trễ. Trong khi đó, việc đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt cho công ty vẫn mang tinh chất thụ động, vẫn còn thiếu sự khuyến khích mà chỉ là tạo điều kiện cho các cán bộ nhân viên tự đi thi và liên hệ; nhiều khoản chi phí vẫn do người học tự bỏ ra.
Thứ năm: Trình độ khoa học công nghệ của công ty không ngừng được cải thiên nhưng so với nhu cầu phát triển của công nghệ phát triển phát thanh truyền hình tiên tiến thì chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhiều công nghệ kiểu cũ vẫn tiếp tục được sử dụng mà không có sự thay thế đồng bộ. Công nghệ lạc hậu khiến giá thành một số
sản phẩm của công ty còn khá cao, rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp trẻ nhưng có lợi thế về vốn và công nghệ hiện đại. Việc mở rộng hợp tác liên doanh về công nghệ với các công ty trong và ngoài nước còn hạn chế, chủ yếu là với các đối tác cũ.
Thứ sáu: Hoạt động marketting chưa thực sự được chú trọng, trong khi đó vốn đầu tư cho lĩnh vực này còn thấp, chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng vốn đầu tư phát triển Hình thức quảng cáo vẫn còn đơn điệu trong khi công ty vẫn chưa khai thác hết các phương án. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là việc bố trí nhân sự cho phòng Marketing còn thiếu về số lượng, cách thức tổ chức phòng Marketing còn bất cập, chức năng nhiệm vụ của từng thành viên trong phòng chưa rõ ràng hầu hết còn kiêm nhiệm công việc mang tính chất vụn vặt, tự phát, chưa có một hệ thống chuyên nghiệp. Công ty cũng chưa có chính sách rõ ràng để phát triển thương hiệu mạnh và dành được thiện cảm cũng như niềm tin của khách hàng.
Thứ bảy: Trình độ quản lý của công ty còn chưa thật sự cao bởi nhiều người chưa được sử dụng đúng với chuyên môn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý các hoạt động đầu tư nói riêng cũng như các hoạt động của công ty nói chung. Một vài cá nhân vì lợi ích riêng nên làm ăn theo lối cũ nhằm thu lợi cho cá nhân, gây ảnh hưởng không tốt tới uy tín của Công ty. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty BDC có rất nhiều khó khăn phức tạp nhưng trong Công ty vẫn còn một số cán bộ công nhân viên có tư tưởng trông chờ vào Công ty, chưa hoà nhịp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đặc biệt là trong nhịp độ của nền kinh tế thị trường hiện nay, thiếu nỗ lực trong công việc được giao, chưa tạo được mối quan hệ với khách hàng. Yêu cầu phải cải cách bộ máy hành chính của công ty BDC trong thời kỳ đổi mới là vô cùng cấp bách.