II. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư phát triển của công ty
5. Giải pháp trong đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học công
công nghệ
Hiện nay trong những năm đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa có cơ hội đổi mới công nghệ, lựa chọn hình thức đầu tư công nghệ mới, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng sản xuất và năng lực cạnh tranh. Đối với công ty BDC, sự đổi mới công nghê này không chỉ với máy móc thiết bị mà còn cả phương pháp tổ chức quản
Mặc dù trong những năm qua công ty BDC đã đầu tư thay thế khá nhiều các máy móc, thiết bị cũ kỹ và lạc hậu nhưng thực trạng hiện nay máy móc thiết bị vẫn trong tình trạng lạc hậu, thiếu đồng bộ. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường: chất lượng còn thấp, giá thành cao… dẫn đến khả năng cạnh tranh giảm sút.
Để khắc phục tình trạng này, công ty cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, sử dụng triệt để nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong hoạt động phát triển công nghệ. Công ty nên đầu tư có trọng điểm vào một số dự án với công nghệ cao để cải tạo, nâng cấp máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, tiến tới tự chủ về mặt công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Việc quan tâm đến công tác này sẽ giúp công ty không phải nhập khẩu các máy móc thiết bị qua đó tiết kiệm được ngoại tệ cũng như chi phí cho nhập khẩu máy móc thiết bị hay chi phí thuê chuyên gia nước ngoài, trong khi đó chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo.
Bên cạnh đó hệ thống thông tin- được coi là “sức mạnh” của bất kỳ một doanh nghiệp nào- cũng cần được chú trọng đầu tư để bộ phận này cập nhật những thông tin mới nhất về công nghệ và kỹ thuật phát thanh truyền hình hiện đại. Việc hỗ trợ này cũng nhằm mục đích nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ và thông tin cho công ty, để từ đó có những chính sách thay đổi cho phù hợp.
Công ty nhất thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên nghiên cứu và triển khai. Để hoạt động đầu tư vào khoa học công nghệ có hiệu quả đòi hỏi bộ phận này phải có những thành viên có trình độ, kinh nghiệm, có khả năng nghiên cứu và sáng chế. Công ty cần tạo điều kiện cần thiết để các nhân viên này có cơ hội được tiếp thu và lĩnh hội những kiến thức công nghệ mới.
Để đổi mới và phát triển khoa học công nghệ, công ty cần đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học công nghệ, các viện nghiên cứu, các trường đại học….Trước mắt công ty co thể liên kết với các đơn vị thành viên như EMI-TEC, EMI-S hay trường đại học Bách khoa Hà Nội để cùng bàn các giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ vào việc giải quyết các vấn đề đặt ra ở công ty.
Khi tham gia liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để thực hiện những gói thầu lớn, công ty cần tận dụng cơ hội đó để tiếp thu, học hỏi nền khoa học công nghệ cao và cách quản lý tiên tiến của quốc tế. Tuy nhiên cũng cần tránh sự lấn lướt của bên đối tác do trình độ công nghệ của họ cao hơn mình.
Ngoài ra công ty cần ban hành nhiều hơn nữa các chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ như: cử nhân viên đi đào tạo ở nước ngoài, tăng kinh phí cho những dự án nghiên cứu khoa học và khen thưởng hợp lý đối với cá nhân có những sáng chế về công nghệ