Sự thuần phác và chuyện “tình yêu”

Một phần của tài liệu THIÊN NHIÊN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MARK TWAIN (Trang 70 - 71)

THIÊN NHIÊN NHƯ LÀ BẢN CHẤT – SỰ THUẦN PHÁC CỦA CÁC NHÂN V Ậ T

3.2.2. Sự thuần phác và chuyện “tình yêu”

Chúng ta đều đã biết, bản chất là đặc tính sâu xa bên trong con người sẽ quyết định những biểu hiện bên ngoài của người đó. Trong mối quan hệ với “cuộc tình” của cô bé Becky, sự thuần phác của Tom cũng được biểu hiện ra bên ngoài thông qua nhiều hành động tán tỉnh khác nhau. Tiêu biểu nhất có lẽ là những hành động trong lần đầu gặp mặt. Khoảnh khác đầu tiên khi trông thấy Becky, “một cô bé tuyệt xinh, mắt xanh biếc, bộ tóc vàng tết thành đôi bím dài” [63, (1), tr.50], Tom “gục ngã” liền và “bắt đầu giở đủ trò trẻ

ranh lố bịch, cố “giương vây” khoe mẽ để làm cho cô bé phải khâm phục” [63, (1), tr.52]. Nó hết “biểu diễn một trò nhào lộn nguy hiểm” lại đến “múa may trổ tài” với hi vọng cô bé chú ý đến mình. Nói các hành động của Tom trong trường hợp này bộc lộ bản năng thuần phác bởi lẽ cậu bé đã thể hiện tình cảm của mình một cách tự nhiên nhất, theo sự mách bảo của trái tim, không chút ngại ngần hay e dè. Đây là điều mà không phải ai cũng có thể bộc lộ khi gặp tình huống tương tự vì những ảnh hưởng của “văn minh” đôi khi khiến con người phải cân nhắc, toan tính trước những tình cảm của bản thân và thường dẫn đến hành

động che giấu những cảm xúc, những rung động thật của mình. Như vậy có thể nói, chính xã hội văn minh, chính những qui định của văn hóa đã khiến con người ngày càng xa rời bản chất tự nhiên của mình. Những điều ấy, nhiều lúc trở thành “sợi dây” kéo con người lại khi chúng ta muốn hành động theo sự dẫn dắt của bản năng.

Khi hiểu sự thuần phác với ý nghĩa đó có nghĩa là chúng ta đã nhìn nhận nó dưới góc độ nhân học chứ không phải xem xét dưới góc độ đạo đức. Những chuẩn mực đạo đức sẽ ngày càng nhiều hơn cùng với sự văn minh hiện đại của xã hội. Tuân theo nó có nghĩa là chúng ta đang xa rời bản chất tự nhiên của mình. Mà điều này thì các nhà xã hội học không đồng tình. Họ hết sức đề cao sự tự nhiên của những con người cổ xưa.

Biết biểu hiện ra một cách xứng đáng trong bản chất tự nhiên của mình là một dấu hiệu của sự hoàn thiện [21, tr.10].

Đó là ý kiến của Montaigne. Còn Rousseau thì từng khẳng định “Con người tự nhiên cũng có nghĩa là con người hiện thực”. Việc Mark Twain để các nhân vật của mình bộc lộ sự thuần phác tiềm ẩn trong bản chất cũng với ý nghĩa tương tự. Nó là cách ông phản đối những qui định đạo đức của xã hội hiện đại đi ngược lại với sự phát triển tự nhiên của con người. Sau này, trong kiệt tác Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, ông sẽ thể hiện điều đó rõ ràng hơn khi để Tom đồng tình với Huck trong việc trả tự do cho Jim. Làm việc đó là hai câu bé đã đi ngược lại những qui định của xã hội về vấn đề nô lệ, tức là hành động ấy sai trái về mặt đạo đức. Thế nhưng đó lại là hành động rất đáng ca ngợi bởi ý nghĩa nhân văn của nó và là biểu hiện cao nhất của sự thuần phác nơi nhân vật Tom và Huck. Chúng tôi sẽ trở lại điều này khi tìm hiểu bản chất của nhân vật Huck Finn.

Một phần của tài liệu THIÊN NHIÊN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MARK TWAIN (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)