Dòng sông dữ dộ

Một phần của tài liệu THIÊN NHIÊN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MARK TWAIN (Trang 56 - 61)

Sau những ngày tự do trên đảo Jackson, Huck và Jim buộc phải lên bè rời đảo khi biết Jim đang bị lùng bắt. Từ đây cuộc sống của họ gắn với dòng Mississippi, cụ thể là ở phần con sông phân chia hai bang Missouri và Illinois. Họ xuôi xuống phía Nam, dự định

đến đến Cairo, điểm tận cùng của Illinois, nơi hai con sông Mississippi và Ohio gặp nhau, rồi “sẽđem bán cái bè đi và lên một chiếc tàu thủy rồi cứ thế ngược sông Ohio qua những bang tự do” [66, tr.140]. Dọc theo chuyến hành trình, nhiều lần Huck miêu tả “ngoại hình” của nó ở những vị trí khác nhau :

“Phía bên bờ Missouri là núi, còn bên bờ Illinois thì toàn là cây to. Quãng sông này có con lạch chảy về phía bờ Missouri…” [66, tr.114]. “Chỗ này sông rộng một cách khủng khiếp, hai bên bờ toàn những cây cao và to, như một bức tường lớn, vươn lên

đến gần các ngôi sao.” [66, tr.144]. “Sông rất rộng, và hai bờ kín đặc những cây to; nhìn rặng cây như chẳng thấy có chỗ nào ánh sáng mặt trời lọt qua được.” [66, tr.149]. “Qua sông dài đến hai dặm, xa lắc, phải lâu lắm mới qua được.” [66, tr.162]. “Con sông vừa to vừa rộng – có chỗ đến một dặm, dặm rưỡi” [66, tr.194].

“Chỗ này hai bên bờ sông đều có làng mạc.” [66, tr.253]…

Trong cảm nhận của Huck, nổi bật là sự rộng lớn của dòng sông. Mọi miêu tả hầu như chỉ tập trung vào chiều rộng của nó : “sông rộng một cách khủng khiếp”, “ Sông rất rộng”, “Qua sông dài đến hai dặm, xa lắc”… Điều này không hề là tưởng tượng hay phóng đại. Nếu đối chiếu với sự mô tả dòng sông này trong những sách địa lí, chúng ta sẽ thấy đó chính là những chi tiết gợi tả chân thực nhất.

Sông Mississippi là một con sông ở Bắc Mĩ. Theo ngôn ngữ cổ Ojibwe, tên “Mississippi” từ misi-ziibi, có nghĩa là “sông lớn”. Sông có chiều dài 2320 miles từ

hồ Itasca đến vịnh Mexico… Tại hồ Itasca, nơi hẹp nhất, sông rộng khoảng 20 – 30 feet và hơn 4 dặm là chiều rộng đo được tại hồ Onalaska. [http://vi.wikipedia.org/]. Đi liền với dòng sông rộng lớn ấy là những dải đất ven sông cũng mênh mông không kém. Trong không gian này, sự hoang sơ, vắng vẻ là nét nổi bật. Hầu hết là cảnh “hai bờ kín

đặc những cây to”. Lâu lâu mới gặp một chỗ mà “hai bên bờ sông đều có làng mạc” là nơi những người đi mở cõi xưa chọn làm nơi cư trú quây quần bên nhau . Tất cả bổ sung cho nhau gợi lên một không gian biên cương thời khai phá, đậm chất miền Tây.

Trong những ngày xuôi theo dòng sông, Huck và Jim không ít lần chứng kiến sự dữ dội của nó. Thường gặp nhất chính là những cơn mưa trên sông.

Chúng tôi gặp một cơn giông lớn vào quãng quá nửa đêm, sấm chớp ầm ầm, mưa đổ

xuống ào ào… Khi chớp lóe lên, trông thấy cả một dải sông lớn và hai bên bờ là những mỏm đá cao ngất. [66, tr.117].

Cứ vài giây đồng hồ lại chớp lòe lên một cái, soi sáng rõ những mỏm đất trắng xóa một quãng dài đến nửa dặm. Qua những làn mưa, các bạn có thể thấy những hòn

đảo như bị phủ một màn bụi, và cây cối như quay cuồng trong gió. Rồi thấy soẹt! Um-ùm-ùm-rùm-ùm-ùm, tiếng sấm gầm lên, rống lên ở nơi xa xa, rồi thôi, rồi chốc nữa lại lóe lên… [66, tr.210].

Vẫn là cái nhìn của một người đang hoà mình vào mưa gió trên sông chứ không phải sự quan sát từ “phía bên kia” của một người kể chuyện khách quan. Huck tiếp nhận sự dữ dội của dòng sông một cách khá bình thản với tư thế đang cảm thụ bản thể thiên nhiên. Trong tiếng “sấm chớp ầm ầm, mưa đổ xuống ào ào”, cậu bé vẫn chú ý đến không gian xa rộng xung quanh con sông. Đó là “những mỏm đá cao ngất” hai bên bờ hay “những mỏm

đất trắng xóa một quãng dài đến nửa dặm”. Chính vì vậy mà thiên nhiên dường như được kéo đến gần độc giả hơn bởi họ đang “thưởng thức” thiên nhiên thông qua sự cảm nhận của chính Huck, một người đang hướng đến thiên nhiên với khát vọng tự do mãnh liệt trong lòng.

Mọi hình ảnh, âm thanh trong các bức tranh cảnh vật trên vì thế gợi nhớ đến cảnh vật khu rừng trong cơn mưa mà chúng tôi đã nhắc đến ở trên khi nói về rừng. Dù giờ đây, Huck đang ngồi trong cái lều dựng tạm bằng mấy mảnh ván trên bè để ngắm mưa chứ không phải trong cái hang an toàn trên đảo Jackson nhưng cách cảm nhận thiên nhiên thì vẫn thế. Cậu bé không hề có cảm giác lo sợ, hoảng hốt khi ở giữa thiên nhiên dù là thiên nhiên dữ dội. Cảnh mưa trên sông không nhiều màu sắc, không có các hình ảnh so sánh cụ thể như cảnh vật rừng trong cơn mưa nhưng vẫn hiện lên rõ nét qua sự quan sát và hoà nhập của chính Huck với thiên nhiên. Khi hiểu như thế về mối quan hệ giữa Huck và dòng sông, chúng ta sẽ dễ dàng chia sẻ ý kiến của Lionel Trilling :

Bản thân Huck là người đầy tớ của thần sông và biết rõ bản chất linh thiêng của vị

chúa mình thờ phụng. [74, tr.7 – 8].

Tuy nhiên không phải lúc nào Huck cũng bình thản như vậy trước sự nguy hiểm của dòng sông. Trong chương XV của tác phẩm, Mark Twain đã miêu tả cảnh sương mù trên sông :

Đến đêm thứ hai, sương mù bỗng phủ dày đặc nên chúng tôi phải tìm đến một cái khe để buộc bè lại. Vì không nên liều lĩnh đi trong sương mù… Sương mù càng xuống nặng, làm tôi đâm lo sợ đến nửa phút đồng hồ không cựa quậy gì được…

Không có bè ở đây thì lại càng không nhìn được xa quá hai chục thước… Chính cái lúc tôi vừa đến gần đó (cái bè) thì lại đâm ngay vào một màn sương mù dày đặc hơn nữa, không sao biết lối; khác nào như một người đã chết hẳn rồi. [66, tr.140 – 141]. Thêm một nét hiện thực nữa khi viết về dòng sông. Cùng với những cơn mưa giông, cảnh sương mù này khiến chúng ta dễ dàng hơn khi hình dung ra vẻ dữ dội của nó. Nhưng ở đây điều chúng tôi quan tâm hơn là tâm trạng của Huck. Nỗi lo sợ của cậu bé được nhắc đi nhắc lại, không chỉ “lo sợ đến nửa phút đồng hồ không cựa quậy gì được”“khác nào như một người đã chết hẳn rồi”, mà còn “hai bàn tay run lên”, “trống ngực đập thình thịch”, “cảm thấy mình như nằm chết ngất trên mặt nước”… [66, tr.141 – 142]. Giữa đêm, trên dòng sông mênh mông, bị quây bởi sương mù dày đặc thì tâm trạng hốt hoảng ấy cũng dễ hiểu. Thế nhưng nỗi lo sợ của Huck còn một nguyên nhân nữa : cậu bé nhận ra việc mình lạc mất Jim. Đây mới là nguyên nhân chính. Nó khiến Huck hết “vểnh tai” nghe ngóng tiếng hú của Jim, lại ra sức “hú gọi” bạn và khi nghĩ Jim “có lẽ thế là đi đứt” thì cậu bé không sao “chợp mắt” được. Sau này, trong suốt chuyến đi, đôi bạn còn lạc mất nhau rồi gặp lại nhiều lần nữa. Thế nhưng đây là lần lạc nhau đầu tiên và nó khiến Huck, cũng lần đầu tiên nhận ra ý nghĩa của việc có Jim đồng hành với mình trong hành trình. Như thế dòng sông đã “dạy” Huck về tình bạn. Chính trong lúc hành động trên sông, giữa sự nguy hiểm, lừa mị của màn sương mù Huck đã nhận thức được sự nồng ấm mà tình bạn mang lại, hiểu được giá trị của tình cảm ấy. Đây có thể coi là bài học đầu tiên mà cậu nhận từ “ông thầy” thiên nhiên.

Như vậy hình ảnh dòng sông dữ dội không chỉ gợi lên một cách chính xác, chân thực không gian hoang sơ, đậm chất phiêu lưu mà nó còn là không gian được cảm nhận bởi nhân vật Huck Finn. Trong vai trò người kể chuyện trực tiếp Huck đã quan sát, nhìn ngắm nó bằng “thái độ phân tích của một hoa tiêu” chứ không phải bằng “cái nhìn đa cảm của các hành khách” đang ngao du trên sông, như cách Leo Marx nói khi bàn về vai trò người kể chuyện trong cuốn Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn.

Sự dữ dội của dòng sông không chỉ được khắc họa thông qua những bức tranh cảnh vật thiên nhiên đã nêu trên. Nó còn là không gian chứa đựng những tình tiết đậm chất phiêu lưu có tác dụng tái hiện quá khứ của một miền Tây hoang dã. Rất nhiều hình ảnh đặc trưng của vùng sông nước này được tác giả đưa vào tác phẩm. Đó là căn nhà gỗ trôi trên sông với xác người bên trong; là chiếc tàu thủy sắp chìm nơi bọn cướp đang thanh toán lẫn nhau… Với mục đích tìm hiểu dòng sông như là không gian đối lập với cuộc sống văn minh, chúng

tôi đặc biệt chú ý đến chi tiết chiếc tàu thủy quật vỡ chiếc bè của Huck và Jim vào một đêm

“xám mờ mờ” trên sông. Cảnh này được miêu tả khá chi tiết :

Chúng tôi có thể nghe rõ tiếng lịch xịch nhưng không trông thấy rõ tàu thủy trước khi nó tới gần. Chiếc tàu nhưđang nhằm thẳng phía chúng tôi đi lên. Thường thường họ vẫn làm như thếđể thử xem họ có thểđi sát tới mức nào mà vẫn không chạm. Có khi cái guồng tàu của họđập gẫy mất một mái chèo của người ta rồi, lúc đó anh lái tàu lại còn thò đầu ra cười, tưởng như vậy là hay lắm. Chiếc tàu thủy tiến đến, chúng tôi bụng bảo dạ có lẽ nó định liếm mình đây, mà hình như nó không có vẻ gì là tránh ra cả. Chiếc tàu to lắm, lại đi nhanh nữa, trông như một đám mây đen to tua tủa những guồng và có những con đom đóm ở xung quanh. Nhưng rồi bất thình lình nó quặt ra, trông lù lù khủng khiếp, với một dãy cửa sáng lên trông như một hàm răng lớn đỏ chót, với những guồng những lái muốn ụp cả lên đầu chúng tôi. Có một tiếng thét gọi, rồi một hồi chuông lắc vang lên để hãm máy lại, những tiếng càu nhàu chửi, tiếng máy rít, và vừa lúc đó Jim nhảy sang một bên, tôi cũng nhảy sang một bên, thì chiếc guồng tàu đã quật thẳng vào cái bè của chúng tôi vỡ tan. [66, tr.160 – 161]. Giữa không gian mênh mông của dòng sông, đoạn văn trên giống như một scene cận cảnh trên màn ảnh. Người xem nhận ngay ra sự đối lập giữa chiếc tàu thủy “to lắm” và chiếc bè giản đơn. Đó cũng chính là sự đối lập giữa thế giới văn minh hiện đại với thiên nhiên hoang sơ. Những chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước vào thời hoàng kim của chúng đã khuấy động dòng Mississippi, đem đến sự náo nhiệt mỗi khi cập bờ. Nhưng trong đoạn văn trên nó trở thành mối đe dọa của chiếc bè, cản trở hành trình đến với thiên nhiên của các nhân vật. Bằng cái nhìn nhân hóa đối tượng, Huck khiến con tàu hiện ra như một thứ quái vật, hiện thân của ác mộng đối với mọi phương tiện di chuyển khác trên sông. Hình ảnh chiếc bè vỡ tan vì thế có thể tượng trưng cho những hoài niệm, những tiếc nuối của nhà văn về quá khứ gắn liền với dòng sông xưa. Xã hội công nghiệp cũng như chiếc tàu thủy kia sẽ nhấn chìm chiếc bè nhưng “hình ảnh huyền diệu của con sông vẫn còn ở lại, cũng mênh mông và thay đổi như chính cuộc đời.” [68, tr.123]. Nó vì thế thể hiện được cái nhìn của nhà văn về xã hội công nghiệp thông qua hình ảnh thiên nhiên. Hơn nữa, cái nhìn phê phán ấy còn chi phối để ông đưa ra những tình tiết tiếp theo sau việc chiếc bè bị quật vỡ. Bởi vì sau khi bè vỡ, Huck lạc Jim, rồi vô tình chứng kiến chuyện thù hận rồ dại giữa hai dòng họ Shepherdsons và Grangerford và cuối cùng đôi bạn gặp lại nhau và họ tiếp tục lên đường cùng với một tình bạn khắng khít hơn qua thử thách. Có nghĩa là chiếc tàu hơi nước cũng

giống như cái xã hội công nghiệp hiện đại kia chỉ có thể nhấn chìm chiếc bè hiện thân của thế giới giản đơn, nhưng sẽ phải bất lực trước đạo đức. Nói cách khác cùng với sự “vỡ tan” của chiếc bè là sự lên ngôi của tình bạn.

Trong “bức chân dung” dữ dội, nguy hiểm nói trên của dòng sông, chúng ta nhận thấy đầy ắp những chi tiết chân xác. Vì thế bên cạnh những ý nghĩa về biểu tượng, về quan điểm, cách nhìn… nó còn là một biểu hiện cụ thể của khuynh hướng vùng miền trong ngòi bút hiện thực của Mark Twain. Về điều này, Lionel Trilling đã từng nhận xét :

Cảm giác nguy hiểm tiềm tàng của con sông đã cứu lấy quyển sách khỏi bất kì những liên hệđa cảm và lạc lõng đạo đức của hầu hết các tác phẩm tưởng tượng vốn tương phản với cuộc sống tự nhiên và cuộc sống xã hội. [74, tr.8].

Mặc dù vậy, sự dữ dội không phải là “chân dung” duy nhất của dòng sông. Nó cũng có những lúc êm đềm, nên thơ mà vẫn rất chân thực.

Một phần của tài liệu THIÊN NHIÊN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MARK TWAIN (Trang 56 - 61)