C. Căn dặn HS:
TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” Câu 1 Nhan đề“Chí Phèo” có ý nghĩ a gì sau đ ây?
a. Phản ánh cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của người dân làng Vũ Đại. b. Gợi sự tò mò ở người đọc
c. Tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến.
d. Nhấn mạnh bi kịch của người nông dân nghèo.
Câu 2. Trong những nghệ thuật sau đây, nghệ thuật nào chủ yếu làm nên giá trị hiện thực của “Chí Phèo”?
a. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình b. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật c. Nghệ thuật xây dựng kết cấu truyện d. Nghệ thuật lựa chọn ngôn ngữ truyện
Câu 3. Trong các mối quan hệ sau, đâu là mối quan hệ có tác động trực tiếp đến bi kịch bị lún sâu vào con đường lưu manh, tội lỗi, không lối thoát của Chí Phèo?
a. Chí Phèo- Bà Ba c. Chí Phèo- Thị Nở b. Chí Phèo- Bá Kiến d. Chí Phèo- Tự Lãng
Câu 4. Sau cái đêm Chí Phèo uống rượu say và gặp Thị Nở, sáng hôm sau tỉnh dậy, Chí Phèo lo sợ rất nhiều thứ. Điều mà Chí Phèo sợ nhất là:
a. Tuổi già c. Cô độc b. Đói rét d. Ốm đau
Câu 5. Khi nhận được bát cháo hành từ tay Thị Nở, trạng thái cảm xúc đầu tiên của Chí Phèo là:
a. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy lòng mơ hồ buồn b. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy lòng nao nao buồn c. Hết ngạc nhiên thì hắn ôm mặt khóc rưng rức d. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt
Câu 6. Nam Cao xây dựng nhân vật Thị Nở xấu đến “ma chê quỷ hờn” là có dụng ý gì?
a. Để cho Thị Nở xứng đôi với Chí Phèo b. Để cho câu chuyện hấp dẫn hơn
c. Để cho bi kịch của Chí Phèo càng nặng nề hơn
d. Để cho Thị Nở cảm thông với hoàn cảnh của Chí Phèo hơn
Câu 7. Từ khi ra tù cho đến lúc chết, chỉ có một thời gian sống với Thị Nở thì Chí Phèo mới thật sự sống như một con người. Thời gian đó là:
a. 4 ngày c. 6 ngày b. 5 ngày d. 7 ngày
Câu 8. Khi bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo đã rơi vào bi kịch nào sau đây? a. Bi kịch của một kẻ bị thất tình
b. Bi kịch của một kẻ bị mất sợi dây ràng buộc cuối cùng với cuộc đời c. Bi kịch của một kẻ không biết tin tưởng vào ai
d. Tất cả các bi kịch trên đều đúng
Câu 9. Nguyên nhân sâu xa nào sau đây trực tiếp đẩy Chí Phèo vào bi kịch bị từ chối quyền làm người ?
a. Cường quyền bạo ngược b. Định kiến hà khắc của làng c. Sự từ chối tình yêu của Thị Nở
Câu10. Qua tác phẩm, Nam Cao đã đúc kết được một quy luật lớn nhất của xã hội đương thời. Đó là qui luật:
a. Còn kiểu người như Bá Kiến thì chắc chắn sẽ còn kiểu người như Chí Phèo b. Kẻ ác thì nhất định sẽ bịđền tội
c. Bất cứ người lương thiện nào cũng bị tha hóa d. Tình yêu có sức mạnh cảm hóa được con người
TRUYỆN NGẮN “ĐỜI THỪA”
Câu 1. Theo nội dung của truyện và bi kịch của nhân vật Hộ, hai chữ “Đời thừa” đ- ược dùng để chỉđúng nhất tình trạng sống:
a. Mòn mỏi, vô nghĩa c. Bế tắc, tuyệt vọng b. Tối tăm, tẻ nhạt d. Đau khổ, buồn bã
Câu 2. Nam Cao xây dựng “Đời thừa” nhằm mục đích nào sau đây: a. Nêu quan điểm về nghệ thuật sáng tác rất tiến bộ của mình
b. Đặt ra vấn đề“số phận của văn chương” trước Cách mạng tháng Tám c. Lên án hiện thực tàn nhẫn đã vùi dập ước mơ, hoài bão của con người d. Cả ba mục đích trên, xét riêng đều chưa đầy đủ
Câu 3. Trong sự nghiệp của mình, bi kịch làm Hộ đau đớn nhất là bi kịch nào sau đây:
a. Anh không được viết văn.
b. Tác phẩm của anh không đạt giải Nobel.
c. Anh không thể viết theo yêu cầu nghệ thuật chân chính. d. Anh phải đọc lại những bài viết cẩu thả của mình.
Câu 4. “Sự cẩu thả trong văn chương thì thật là……”. Từ nào điền vào chỗ trống (…….) trong câu nói trên đúng với nguyên văn của tác phẩm?
a. Đê tiện c. Bất lương b. Khốn nạn d. Tàn nhẫn
Câu 5. Động cơ nào sau đây khiến Hộ giang tay đón mẹ con Từ? a. Hộ rất yêu Từ
b. Hộ thương cho cảnh ngộ của Từ c. Hộ cần có một gia đình
d. Cả ba động cơ trên đều đúng
Câu 6. Trong đời sống tình cảm, lí do nào sau đây làm Hộ đau đớn nhất? a. Cuộc sống của anh quá nghèo túng
b. Anh đã nhiều lần đối xử thô bạo với vợ con c. Vợ con mang đến cho anh quá nhiều phiền phức d. Anh phải hy sinh quá nhiều cho vợ con
Câu 7. Mỗi lần tỉnh dậy sau cơn say, Hộ thường có hành động nào sau đây? a. Ngồi vào bàn và tiếp tục viết
b. Chửi bới, đánh đuổi vợ con
c. Hối hận vì những hành vi mình đã làm d. Vùng vằng bỏđi ra phố
Câu 8. Cuối truyện “Đời thừa” nhân vật Hộ đã bật khóc, như Nam Cao đã miêu tả:
“Nước mắt của hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh…”. Đó là nước mắt của:
a. Nỗi khổ đau c. Niềm thương xót
b. Sự hối hận d. Cả ba loại cảm xúc trên
Câu 9. Những chữ nào sau đây diễn tả đúng các bi kịch tinh thần đau đớn của nhân vật Hộ?
a. Bi kịch vỡ mộng vì không theo đuổi được lý tưởng của mình b. Bi kịch chết mòn về nhân cách
c. Bi kịch vì thấy mình thừa ra giữa cuộc đời, thừa ra trong gia đình d. Tất cảđều đúng
Câu 10. Xây dựng tác phẩm “Đời thừa”, Nam Cao đã sử dụng thành công nhất thủ pháp nghệ thuật nào sau đây:
a. Xây dựng cốt truyện
b. Miêu tả ngoại hình của nhân vật c. Sử dụng ngôn ngữ
TRUYỆN NGẮN “ĐÔI MẮT”
Câu 1. Để hiểu đúng giá trị của tác phẩm “Đôi mắt”, ta cần căn cứ vào khía cạnh nào sau đây:
a. Thời điểm sáng tác c. Ý tưởng của nhà văn b. Hoàn cảnh ra đời d. Tất cả các khía cạnh trên
Câu 2. Xây dựng truyện ngắn “Đôi mắt”, Nam Cao tập trung nhiều nhất vào yếu tố nào sau đây:
a. Cốt truyện c. Lời kể b. Nhân vật d. Tình huống
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây ít được Nam Cao chú ý đến khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm “Đôi mắt”?
a. Ngoại hình c. Nếp sống b. Nội tâm d. Ngôn ngữ
Câu 4. Kể nhiều chi tiết về con chó Bec - giê, Nam Cao chủ yếu làm rõ đặc điểm gì ở nhân vật Hoàng?
a. Cuộc sống giàu có của Hoàng b. Cái tài xoay sở của Hoàng c. Tính cách của Hoàng d. Thói quen của Hoàng
Câu 5. Trong lúc trò chuyện với Độ, Hoàng có nói: “Nhưng thế nào chúng mình cũng phải viết một cái gì để ghi lại cái thời này. Nếu khéo làm còn có thể hay bằng mấy cái “Sốđỏ” của Vũ Trọng Phụng”. Câu nói này ngụ ý:
a. Hoàng so sánh tài năng của mình với tài năng của Vũ Trọng Phụng
b. Hoàng so sánh thời buổi mà anh đang sống với thời buổi mà Vũ Trọng Phụng đã phản ánh trong “Số đỏ”
c. Hoàng muốn chứng tỏ anh là một nhà văn luôn theo kịp thời đại d. Tất cảđều sai
Câu 6. Nói về Hồ Chủ Tịch, Hoàng hết lời ca ngợi. Nhưng tại sao trong những lời ca ngợi ấy lại chứa đựng sự nhận thức lệch lạc, méo mó?
a. Vì Hoàng phủ nhận vai trò của quần chúng
b. Vì Hoàng che đậy sự vô trách nhiệm của mình đối với kháng chiến c. Vì Hoàng không đi theo và làm theo Hồ Chủ Tịch
d. Tất cả các lí do trên
Câu 7. Nam Cao kết thúc tác phẩm bằng một câu chửi yêu của Hoàng dành cho Tào Tháo: “Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo!”. Theo em, mục đích chủ yếu của Nam Cao là đánh giá gì về nhân vật Hoàng?
a. Hoàng rất am hiểu truyện “Tam quốc”
b. Hoàng rất ngưỡng mộ nhân vật Tào Tháo
c. Hoàng rất thích hợp với thế giới trong “Tam quốc” d. Hoàng không sao hòa nổi mình vào cuộc sống thực tại
Câu 8. Mục đích Độ đến tìm Hoàng là để mời anh cùng làm tuyên truyền với mình, nhưng khi trò chuyện với Hoàng thì những điều muốn nói anh “đành giữ kín trong lòng không nói nữa”. Bởi vì Độ hiểu rõ:
a. Hoàng không thích làm tuyên truyền
b. Hoàng không có khả năng làm tuyên truyền c. Hoàng không thể làm tuyên truyền
d. Tất cảđều sai
Câu 9. Sự khác nhau giữa “đôi mắt” của Hoàng và Độ, xét đến cùng là do họ khác nhau về:
a. Tư tưởng c. Chỗ đứng b. Tính cách d. Lối sống
Câu 10. Qua “Đôi mắt”, Nam Cao đã đề ra một qui luật sáng tạo nghệ thuật. Trong qui luật này, người nghệ sỹ trước tiên cần phải:
a. Sống cho ra một con người b. Có đôi mắt của tình thương
c. Có đôi mắt của nhiệt tình cách mạng d. Viết như một nghệ sỹ chân chính