TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO Ở TRƯỜNG THPT 2.1 Một số nét đặc trưng trong truyện ngắn của Nam Cao
2.2.1. Những ưu điểm
Dạy học nói chung và dạy học văn nói riêng có thể sử dụng nhiều PP, nhiều BP khác nhau, nhưng điều quan trọng là người GV cần phải lựa chọn được những BP phù hợp với năng lực tiếp thu của HS, phù hợp với đặc điểm bài dạy và phù hợp với năng lực, ưu thế sư phạm của người thầy. Ngoài ra, người GV cần phải biết phối hợp một cách đồng bộ và liên hoàn giữa các BP để hạn chế nhược điểm của BP này và làm tăng ưu điểm của BP kia.
Đối với tác phẩm của Nam Cao, mặc dù GV có thể chưa chọn lựa hết các BP phát huy năng lực cảm thụ của HS nhưng cũng không tuyệt đối hóa hay cô lập BP nào, mà có sự phối hợp nhịp nhàng các BP đã lựa chọn. Đó là quan điểm nổi bật được GV vận dụng khá hợp lí trong việc dạy học tác phẩm ở nhà trường thời gian gần đây thể hiện cho việc đổi mới PP dạy học.
Thật vậy, không riêng gì đối với tác phẩm của Nam Cao mà ở bất cứ tác phẩm nào cũng vậy, không thể chỉ có một BP độc chiếm và xuyên suốt cả một quá trình dạy học, mà ứng với từng nội dung, từng chi tiết khác nhau đòi hỏi phải có một BP phù hợp. Thực tế công việc dạy học văn đã chỉ ra rằng: Các PP, BP thường xuyên được phối hợp, đan chéo nhau một cách khăng khít trong tiến trình của tiết học. Con đường đi vào tác phẩm là con đường trải qua nhiều chặng, nhiều bước, nhiều giai đoạn để đi dần từ bề ngoài đến ý nghĩa nhiều tầng, nhiều lớp của tác phẩm. Mặt khác, quá trình
thâm nhập tác phẩm văn chương là quá trình vận dụng nhiều năng lực tâm lý cảm thụ, vì vậy GV phải vận dụng nhiều BP để phát huy tối đa vai trò chủ thể cảm thụ của HS.
Bên cạnh đó, trong dạy học tác phẩm của Nam Cao, đa số GV đều có chú ý đến đặc trưng thể loại. Cụ thể trước khi đi vào phân tích, GV đều cho HS tóm tắt tác phẩm, kể cảđối với tác phẩm không được nhà văn quan tâm nhiều đến cốt truyện như “Đời thừa” và “Đôi mắt”. Điều này giúp HS không chỉ có cảm xúc, ấn tượng bao trùm về tác phẩm mà còn hiểu được phong cách nghệ thuật, cách xây dựng cốt truyện của Nam Cao. Hoạt động này phù hợp với giai đoạn khởi đầu của cảm thụ tác phẩm, giúp các em bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm dễ dàng, đồng thời tái hiện được hình tượng, khắc hoạ nhân vật, nắm bắt được tình tiết, nhận diện được đặc điểm của từng đối tượng, của bức tranh đời sống.
Trong quá trình tìm tòi và phát hiện, nhìn chung GV đều có hệ thống câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt, khám phá, nâng dần quá trình nhận thức của HS, tập trung vào nội dung chính của tác phẩm. Đó là quá trình tha hóa của Chí Phèo (Chí Phèo), bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ (Đời thừa), và cách nhìn lệch lạc, sai trái cùng với quan niệm cũ kỹ, lạc hậu của Hoàng (Đôi mắt). Trong nhiều câu hỏi tái hiện, cũng có một vài câu hỏi mang tính chất sáng tạo. Đặc biệt trong xu thế mới gần đây, cụ thể là từ khi xuất hiện khái niệm dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” đến nay, GV cũng chú ý đến hệ thống câu hỏi sáng tạo, dẫn dắt HS tự mình khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm văn chương. Chẳng hạn, việc đề ra câu hỏi nêu vấn đề và gợi mở giúp các em tìm ra được sự phát triển của các tính cách, số phận, tìm ra sự vận động của các quan hệ giữa người và người, cũng như quá trình tự ý thức, tự phát hiện ra mình trong mối quan hệ nhất định, trong môi trường sống cụ thể: Nhân vật Chí Phèo đối với làng Vũ Đại, nhân vật Hộ sống trong mờ mịt bế tắc, và nhân vật Hoàng đại diện cho lớp người sống chui vào cái vỏ ốc cá nhân để gặm nhấm cái tôi, để hưởng thụ…
Trong hoạt động phân tích tác phẩm, phần nhiều GV tập trung phân tích ý nghĩa khái quát của mọi yếu tố cụ thể dưới ánh sáng tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Những màn độc thoại, những dòng suy tưởng, những quan niệm, những triết lí của Nam Cao được GV chiếm lĩnh một cách kỹ càng, thậm chí thuộc lòng và bình giảng
cho HS một cách có hiệu quả, giờ học trở nên hứng thú hơn, mang màu sắc cảm xúc văn học hơn.
Nhìn chung, mỗi người dạy đều có sự lựa chọn những BP khác nhau, song hầu hết đều chỉ ra được nội dung, tư tưởng của tác phẩm và phong cách nghệ thuật đặc trưng của Nam Cao. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì cho đến nay, việc dạy học tác phẩm của Nam Cao vẫn còn nhiều vấn đề chưa được quan tâm một cách đúng mức.