C. Căn dặn học sinh:
3. Ngôn ngữ đối thoại:
GV đặt câu hỏi: Ngôn ngữ và giọng điệu của Hoàng cho em nhận xét gì về quan điểm, về cách nhìn của nhân vật này đối với kháng chiến và những người trực tiếp tham gia kháng chiến?
- Đối với bà con nông dân trong làng: Hoàng không nhìn thấy cái nguyên cớ đẹp đẽ bên trong hành động của họ, mà chỉ thấy cái vẻ ngoài còn vụng về, hồn nhiên để rồi hài hước hóa, cường điệu hóa, khinh miệt, chê trách, giễu cợt không tiếc lời. Cách nhìn của Hoàng sắc sảo, ngôn ngữ hóm hỉnh, hoạt bát… nhưng ý nghĩ và thái độ thì lệch lạc nhiều.
- Đối với cuộc kháng chiến: Hoàng cũng nhìn và suy nghĩ một cách lệch lạc. Hoàng tỏ ra hoang mang, thiếu tin tưởng vào khả năng làm cách mạng của người dân nên chấp nhận bị gọi là “phản động” chứ không chịu hợp tác. Nói về Hồ Chủ tịch, Hoàng ca ngợi, sùng bái và có những suy nghĩ chân thành thực sự, nhưng toát ra một cái nhìn lệch lạc, một ý nghĩ thiếu chính chắn gần như mất phương hướng.
Tuy sống giữa giai đoạn kháng chiến sôi động, toàn dân hăng hái kháng chiến, nhiều trí thức đã lột xác tư tưởng, nhưng Hoàng vẫn không thay đổi cách nghĩ, cách sống của mình.
* Ý tưởng của tác giả về nhân vật Hoàng:
GV đặt câu hỏi nêu vấn đề: Từ đầu đến cuối tác phẩm, Nam Cao tập trung xây dựng những nét tiêu cực, đáng trách của nhân vật Hoàng nhằm làm rõ ý tưởng sáng tác của mình. Theo em đó là những ý tưởng gì? (GV cho HS thảo luận, nếu cần có thể gợi dẫn và bổ sung).
+ Xây dựng nhân vật Hoàng điển hình cho một số nhà văn, trí thức Việt Nam giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Tỏ thái độ không đồng tình, phê phán những đối tượng ấy.
+ Gửi tới văn nghệ sỹ lời nhắc nhở chân thành về cách nhìn, cách sống của nhà văn.
HOẠT ĐỘNG 3. Hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật Độ
GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết cách sống, cách nhìn của Độ có gì khác với Hoàng?
- Về cách sống: Nếu Hoàng sống thu mình trong thế giới riêng, tách khỏi nhân dân, thì Độ hăng hái sống hoà nhập với nhân dân: Anh theo đoàn nông dân khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám, theo bộ đội vào chiến trường Nam Trung Bộ, rồi làm việc trong xưởng in, ngủ chung với công nhân… Anh vui vẻ làm nhiệm vụ một tuyên truyền viên nhãi nhép để góp chút sức lực cho kháng chiến, để tìm hiểu thực tế và cũng để tìm cảm hứng cho sáng tác văn học.
- Về cách nhìn: Nếu Hoàng chỉ nhìn thấy những tiêu cực, những hạn chế và tỏ ra hoang mang, chán nản về những người nông dân, về cuộc kháng chiến thì Độ phủ nhận nghiêm khắc cách nhìn của Hoàng. Độ biết lược đi những hình thức vụng về bên ngoài để nhìn rõ bản chất bên trong của bà con nông dân, để thấu hiểu và cảm thông với họ. Đồng thời Độ rất mến phục và tin tưởng ở sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, kiên cường vừa hứa hẹn khả năng làm cách mạng vừa chứa đựng nhiều yếu tố làm tiền đề cho sáng tác văn nghệ trong bản chất của chính những người nông dân này.
* Ý tưởng của tác giả về nhận vật Độ:
GV đặt câu hỏi: Theo em, xây dựng nhân vật Độ, Nam Cao nhằm phản ứng và kí thác suy nghĩ gì?
Định hướng trả lời:
+ Độđiển hình cho những nhà văn bấy giờđang cố gắng lột xác để nhận ra con đường chân chính.
+ Tỏ thái độ đồng tình, ca ngợi.
+ Vừa khẳng định vừa tuyên ngôn về quan điểm nghệ thuật: Nhà văn muốn có cảm hứng sáng tác, hãy thay đổi cách sống, cách nhìn đối với nhân dân, đối với kháng chiến.
HOẠT ĐỘNG 4. Hướng dẫn học sinh phân tích ý nghĩa của “Đôi mắt”
Câu hỏi nêu vấn đề: Vì sao Tô Hoài coi “Đôi mắt” là tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn cùng lứa với Nam Cao trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp?
GV cho HS thảo luận, tuỳ theo mức độ hiểu biết của các em, GV có thể gợi dẫn: Tác phẩm nêu vấn đề gì về cách sống, cách nhìn của nhà văn? Về quan điểm nghệ thuật sáng tác?
Sau khi HS trả lời, nếu cần thiết GV bổ sung thêm:
- “Đôi mắt” là vấn đề nhân sinh quan, thế giới quan của giới văn nghệ sỹ: Phải có lập trường đúng, phải có cách nhìn đúng về cuộc sống, về con người…
- “Đôi mắt” soi sáng nhiều điều bổ ích về quan điểm nghệ thuật: Nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống, nghệ thuật phải vì cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG 5. Hướng dẫn học sinh tổng kết
1. Chủđề
GV đặt câu hỏi: Theo em, truyện ngắn “Đôi mắt” còn có ý nghĩa gì khác ngoài việc phản ánh chân dung của những văn nghệ sỹ Việt Nam buổi đầu kháng chiến chống Pháp?
GV có thể gợi dẫn: Ỳ nghĩa tư tưởng của tác giả? Quan điểm nghệ thuật của tác giả?
Truyện ngắn “Đôi mắt” vừa phản ánh phần nào chân dung của văn nghệ sỹ Việt Nam trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp, vừa thể hiện tư tưởng của Nam Cao về cách nhìn, cách sống và quan điểm nghệ thuật của giới trí thức Cách mạng bấy giờ.