1. Xuất xứ
GV cho HS đọc tiểu dẫn SGK và yêu cầu các em nêu xuất xứ của truyện. Định hướng trả lời: Tác phẩm được đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, số 490, ra ngày 4/12/1943.
2. Đề tài
GV yêu cầu HS nêu đề tài được phản ánh trong truyện.
Định hướng trả lời: Đề tài của tác phẩm là cuộc sống của những người trí thức nghèo.
3. Chủđề.
GV yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm và xác định chủ đề của truyện.
Định hướng trả lời: Tấn bi kịch tinh thần của người trí thức thức nghèo.
II. Phân tích tác phẩm
1. Tấn bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ
a. Bi kịch vềước mơ, hoài bão
GV đặt câu hỏi: Là một nhà văn, Hộ có những ước mơ gì? Hộ đã làm gì để thể hiện ước mơđó?
Định hướng trả lời:
- Hộ ôm ấp một hoài bão lớn về sự nghiệp văn chương, anh “nghĩ đến một tác phẩm sẽ làm mờ hết các tác phẩm cùng thời”.
- Anh hi sinh tất cả vì nghệ thuật: “đói rét không có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn”.
- Anh viết rất cần mẫn, chăm chỉ.
GV đặt câu hỏi: Ước mơ của Hộ có thực hiện được không? Tại sao? Và sau đó Hộ viết như thế nào?
Định hướng trả lời: Hoài bão cao đẹp của Hộ bị “những lo lắng tủn mủn về vật chất” phá huỷ tất cả.
- Hộ cho in nhiều cuốn viết văn vội vã. - Hộ viết dễ dãi, cẩu thả.
=> Đó là nỗi đau tinh thần to lớn. Người trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị của mình và khao khát sống có ý nghĩa, nhưng nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền không cho phép Hộ thực hiện điều đó.
b. Bi kịch vì vi phạm vào lẽ sống, tình thương.
GV đặt câu hỏi: Hộ là người có bản chất như thế nào? Những chi tiết nào cho ta thấy được điều đó?
Định hướng trả lời:
- Hộ có tấm lòng yêu thương rộng mở - Cứu vớt cuộc đời của mẹ con Từ - Lo ma chay chu đáo cho mẹ vợ - Rất mực yêu thương vợ con.
GV đặt câu hỏi: Tại sao Hộ lại đánh đập vợ con?
Định hướng trả lời: Do những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí, do phải kiếm tiền nuôi vợ con nên Hộ không thể thực hiện hoài bão của mình.
GV đặt câu hỏi: Cuối cùng giữa tình thương và hoài bão, Hộ đã lựa chọn như thế nào? Tại sao?
Định hướng trả lời: Hộ chọn tình thương, vì Hộ là một con người.
GV đặt câu hỏi: Qua những dằn vặt của Hộ, em thấy gì về quan niệm nghệ thuật của Nam Cao? Tìm dẫn chứng.
Định hướng trả lời:
- Văn chương chân chính phải thấm nhuần tinh thần nhân đạo lớn lao. Nghệ thuật phải là những gì liên quan đến nỗi đau con người và khơi dậy niềm tin yêu cuộc sống.
- Bản chất của nghề văn là phải sáng tạo, phải có sự tìm tòi khám phá. Dẫn chứng: “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”, và “Một tác phẩm thật giá trị... Nó làm cho người gần người hơn”.
3. Nghệ thuật
GV yêu cầu: Em hãy nêu những chi tiết nghệ thuật xây dựng truyện. Định hướng trả lời:
- Cốt truyện đơn giản, khung cảnh rất hẹp.
- Xung đột truyện do nội tâm của nhân vật chính.
- Tâm lí, tính cách nhân vật được miêu tả từ những chi tiết nhỏ. - Truyện kể theo dòng tâm sự nhân vật, không theo trình tự thời gian.
III. Tổng kết
GV đặt câu hỏi: Qua nhân vật Hộ, em thấy cuộc sống người trí thức trước 1945 như thế nào?
Định hướng trả lời: Qua nhân vật Hộ, ta thấy sự dằn vặt, đau khổ về tinh thần trong cuộc sống của người trí thức, họ không thể dung hoà giữa ước mơ và hiện thực, bởi vì hiện thực cuộc sống đã bóp chết ước mơ của họ.