Một số đặc trưng trong truyện ngắn của Nam Cao ở trường THPT

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO Ở TRƯỜNG THPT (Trang 43 - 47)

TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO Ở TRƯỜNG THPT 2.1 Một số nét đặc trưng trong truyện ngắn của Nam Cao

2.1.3. Một số đặc trưng trong truyện ngắn của Nam Cao ở trường THPT

2.1.3.2. Tác phẩmChí Phèo”

“Chí Phèo” là tác phẩm viết về đề tài người nông dân nghèo. Đây là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao, đồng thời cũng là một tác phẩm tiêu biểu nhất của dòng văn học hiện thực phê phán 1930- 1945.

Về nội dung, tác phẩm phản ánh quá trình tha hóa của một kiếp người nông dân nghèo khổ, lương thiện, bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi không lối thoát. Nhân vật điển hình là Chí Phèo, xuất thân là đứa bé bị bỏ rơi, được nhiều người cưu mang nhưng trưởng thành vẫn là một thanh niên lương thiện. Chính mâu thuẫn giai cấp đã đẩy Chí Phèo vào con đường lưu manh hóa, trở thành công cụ nguy hiểm

trong tay giai cấp thống trị, đe doạ cuộc sống của người dân làng mình. Đến khi gặp Thị Nở, Chí Phèo thức tỉnh, khao khát trở lại cuộc sống lương thiện, nhưng chính cái định kiến hà khắc của làng đã từ chối Chí Phèo. Chí uất ức, tuyệt vọng rồi tự giải thoát cuộc đời mình bằng cách trả thù và tự sát. Qua đó, Nam Cao muốn vạch trần bộ mặt đen tối của giai cấp thống trị và thể hiện niềm cảm thông sâu sắc đối với những người bần cùng, khốn khổ.

Về nghệ thuật, ta có thể thấy ngòi bút của Nam Cao thật vững vàng và sắc sảo không chỉ về tư tưởng nhân đạo mà còn ở nghệ thuật xây dựng kết cấu, cách sử dụng ngôn ngữ truyện, và đặc biệt là nghệ thuật phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật. Nếu xét về kết cấu hình tượng, truyện “Chí Phèo” có một cốt truyện có thể kể được, nhưng yếu tố thành công của Nam Cao ở đây là kết cấu văn bản truyện. Thứ nhất, nhà văn đã sử dụng kết cấu vòng tròn- sự trở lại với chi tiết mở đầu ở phần kết truyện- để chỉ ra qui luật lớn nhất của xã hội đương thời: Chừng nào còn một xã hội kiểu làng Vũ Đại thì chừng ấy sẽ còn kiểu người như Chí Phèo; Thứ hai, các thành phần lời trần thuật được xáo trộn, lắp ghép, đan xen, không tuân theo trình tự tuyến tính của cốt truyện, tạo sự phóng khoáng trong cách dựng truyện và gây hứng thú theo dõi liên tục cho độc giả. Ngôn ngữ truyện cũng được sử dụng hết sức độc đáo và sáng tạo, Nam Cao đã đan xen trộn lẫn lời nhân vật và lời người kể chuyện. Điều này giúp nhà văn dễ dàng soi rọi, lách sâu vào thế giới nội tâm hết sức phức tạp và tinh tế của nhân vật. Nhờ vậy mà chân dung nhân vật hiện ra hết sức phong phú và sống động, đồng thời cho thấy sự cách tân, sự đóng góp rất lớn của Nam Cao vào kỹ thuật viết truyện ngắn. Ngòi bút Nam Cao đã miêu tả sinh động những chi tiết, những biểu hiện nhỏ nhất trong tâm hồn nhân vật và miêu tả trực tiếp cả quá trình phát triển tâm lý, tính cách của nhân vật. Đặc biệt, ở Chí Phèo, nhà văn rất thành công trong miêu tả những trạng thái tâm lý phức tạp, những hiện tượng lưỡng tính dỡ say, dỡ tỉnh, dỡ khóc, dỡ cười, mấp mé ranh giới giữa thiện và ác, giữa hiền với dữ, giữa con người với con vật.

2.1.3.1. Tác phẩmĐời thừa”

Nam Cao mượn đề tài của tác phẩm là người trí thức nghèo, và thông qua đó ông nêu đầy đủ nhất quan điểm nghệ thuật của mình trong giai đoạn 1930- 1945.

Về nội dung, “Đời thừa” tập trung xoáy sâu vào tấn bi kịch tinh thần sâu sắc của nhà văn Hộ, một trí thức điển hình của giới văn nghệ sỹ chân chính lúc bấy giờ. Đó là bi kịch về lí tưởng sự nghiệp, nảy sinh từ nguyên nhân Hộ là một người vốn rất say mê và có hoài bão lớn về sự nghiệp văn chương. Anh khao khát tên tuổi của mình sáng chói, nhưng hiện thực xã hội tối tăm, gánh nặng cơm áo hàng ngày đã tước đi những ước mơ chân chính đó; Bi kịch thứ hai đau đớn hơn là bi kịch về tình thương. Vốn coi tình thương là nguyên tắc, là đạo lí cao nhất của con người nhưng hiện thực cuộc sống đã bắt Hộ phải vi phạm vào chính nguyên tắc, đạo lí thiêng liêng đó. Có thể thấy qua nội dung này, Nam Cao muốn kín đáo gởi gắm tâm sự, hoài bão của mình về văn chương cũng như về quan điểm sáng tác nghệ thuật. Bên cạnh đó, tác giả cũng đặt ra hàng loạt vấn đề có ý nghĩa khái quát xã hội và triết học sâu sắc.

Về nghệ thuật, truyện không mấy hấp dẫn ở bề ngoài vì không có những tình tiết éo le, ly kì, không có những nhân vật mang diện mạo, ngôn ngữ, hành vi độc đáo. Tuy nhiên, nhờ ý thức luôn luôn đổi mới và sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, xây dựng các mối xung đột và đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật mà “Đời thừa” đã tạo ra một sức hấp dẫn nhất định đối với người đọc. Cốt truyện khá đơn giản: chuyện diễn ra trong một không gian hẹp của một gia đình trí thức nghèo và những va chạm bình thường hằng ngày, nhưng qua đó nhà văn đã đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa xã hội, nhân sinh to lớn, sâu sắc và có sắc thái triết học. Xung đột truyện cũng có sự đổi mới và sáng tạo, không phản ánh xung đột giữa nhân vật chính diện và phản diện, giữa giai cấp thống trị và bị trị, mà xoáy vào xung đột gay gắt, dai dẳng ngay trong chính nội tâm của nhân vật. Chính vì thế mà truyện vừa mở ra một không khí hết sức chân thực vừa mang ý nghĩa tư tưởng rộng lớn, tạo nên giọng điệu riêng cho tác phẩm. Thành công nhất trong nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám nói chung và trong “Đời thừa” nói riêng vẫn là nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí của nhân vật. Nam Cao đã tập trung đi sâu vào đời sống nội tâm của Hộ để làm nổi bật bi kịch tinh thần của nhân vật này. Ngòi bút tinh tế, sâu sắc của Nam Cao đã mang đến sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm và khẳng định tài năng, sở trường của ông trong giai đoạn này không ai có được.

Đôi mắt” là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám, ra đời vào thời kì mở đầu hai giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng thời cũng được xem là thời kỳ nhận đường của văn nghệ sỹ.

Tác phẩm là tuyên ngôn nghệ thuật của thế hệ nhà văn trong buổi đầu đi theo Cách mạng và kháng chiến. Tuyên ngôn nghệ thuật này được Nam Cao thể hiện qua những nét tính cách gần như hoàn toàn đối lập giữa hai nhân vật Hoàng và Độ. Trong đó, Hoàng là một nhân vật phản đề đặc sắc của Nam Cao. Anh tiêu biểu cho con người cũ, bàng quan trước thời cuộc, quay lưng, thờ ơ với kháng chiến, chỉ “nhìn một phía” đầy ác cảm với những người nông dân đang hăng hái tham gia kháng chiến. Trái ngược với Hoàng là nhân vật Độ. Anh nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt đầy cảm thông, đầy niềm tin tưởng. Độ tiêu biểu cho con người mới giàu nhân cách, hăng hái tự nguyện tham gia vào kháng chiến và có tinh thần lạc quan trước thời cuộc. Khắc hoạ hai cách nhìn khác hẳn nhau của hai nhân vật, Nam Cao biểu dương đôi mắtđúng đắn, tích cực của Độ, phê phán đôi mắt chua chát, chán nản của Hoàng. Từ đó ông khẳng định: Nhà văn trước hết phải có trách nhiệm trước kháng chiến, phải có cái nhìn đúng về thời cuộc, và đặc biệt phải có sự cảm thông chân thành, phải có tấm lòng nhân ái.

Yếu tố quan trọng góp phần khẳng định vị trí hàng đầu của “Đôi mắt” trong sáng tác của Nam Cao vào thời kỳ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là những nét đặc sắc về nghệ thuật, đặc biệt là yếu tố tự truyện cùng nghệ thuật khắc họa diện mạo, cử chỉ bề ngoài và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Chất tự truyện là một trong những yếu tố làm nên chiều sâu ý nghĩa của tác phẩm. Yếu tố này không chỉ được thể hiện rõ ở nhân vật Độ, người đóng vai trò dẫn chuyện và tổ chức câu chuyện, mà còn được thể hiện ngay trong nhân vật Hoàng- một nhân vật thuộc lớp nhà văn cũ. Đồng thời Nam Cao cũng bộc lộ sự lựa chọn dứt khoát của mình: hòa nhập vào cuộc kháng chiến của nhân dân, đem tài năng nghệ thuật phụng sự cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Qua “Đôi mắt”, người đọc nhận thấy tài năng miêu tả, trình độ ngôn ngữ bậc thầy của Nam Cao đã làm mờ đi tính luận đề của truyện. Tác phẩm hiện lên trước mắt mọi người là những chân dung nhân vật hết sức chân thực và sinh động nhờ vào sự

chọn lọc ngôn ngữ đối thoại, lối miêu tả ngoại hình, cử chỉ, diện mạo bề ngoài của nhân vật thật sắc sảo, tinh tế.

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO Ở TRƯỜNG THPT (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)