Cảm thụ văn học với việc đổi mới dạy học tác phẩm văn chương

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO Ở TRƯỜNG THPT (Trang 28 - 33)

1.2.2.1. Vài nét về tình hình dạy học văn hiện nay Những thành tựu

Nhìn một cách bao quát, từ khi tiến hành cải cách giáo dục đến nay, vấn đề dạy học văn ở trường THPT đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc dạy văn theo lối xã hội học dung tục, không đúng với đặc trưng bộ môn đã giảm đi một cách đáng kể. Chất lượng giảng dạy và học tập đều có những tiến bộ nhất định so với trước.

Nội dung chương trình cũng có sự thay đổi thiết kế một cách thích hợp, nhiều tác phẩm thật sự có giá trị về nội dung tư tưởng và nghệ thuật được đưa vào nhà trường. Giữa các mảng văn học, các sáng tác dân gian, văn học viết, văn học nước ngoài… đều có tỉ lệ cân đối, hợp lý. Văn học hiện đại không còn chạy theo chủ đề như trước, và văn thơ cổ cũng được lựa chọn tương đối phù hợp với trình độ tiếp

nhận của lứa tuổi học sinh THPT. Đặc biệt, mỗi đơn vị học tập được phân phối là một tác phẩm hoàn chỉnh. Đó là một câu ca dao, một bài thơ, một truyện ngắn, một vở kịch… Mỗi đơn vị học tập đều đảm bảo tính chỉnh thể của chúng. Điều này mang đến nhiều thuận lợi cho giờ học văn: HS được đi vào tìm hiểu một hình tượng hoàn chỉnh, một tứ thơ hoàn chỉnh, một truyện ngắn có cốt truyện đầy đủ nên cảm thấy hứng thú hơn, dễ nắm bắt tác phẩm hơn. Ngoài ra, chương trình cũng được bổ sung những tác phẩm đọc thêm có nội dung phong phú, giúp cho HS có điều kiện tìm hiểu và làm phong phú hơn kiến thức văn học của mình.

Nhờ thấy rõ những hạn chế của PP dạy học văn cũ, những nhà cách tân PP dạy học đã đưa ra các hình thức dạy học tập trung đi sâu vào bản chất của quá trình giảng văn thông qua ba yếu tố giáo viên- tác phẩm- học sinh để xử lý tốt mối quan hệ nhiều chiều, đa dạng và phức tạp đối với công việc dạy học văn. Nhờ đó mà GV được mở rộng tầm nhận thức và thấy rõ PP là công cụ góp phần đắc lực cho quá trình dạy học văn đạt hiệu quả.

Chất lượng giảng dạy qua cải cách giáo dục cũng đạt được những thành tựu nhất định. Các qui định về chuyên môn phần nào cũng được GV chú ý và thực hiện nghiêm túc hơn. Một bộ phận GV với tinh thần trách nhiệm cao và trình độ nghiệp vụ vững chắc luôn có ý thức tìm tòi, thể nghiệm những PP giảng dạy mới và bước đầu đã đạt được những kết quả khích lệ. Hoạt động của tổ chuyên môn dần dần đi vào nề nếp và có hiệu quả thiết thực đã tạo điều kiện cho GV được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để tìm cách giải quyết, khắc phục những khó khăn, nhất là đối với những GV mới vào nghề hoặc kỹ năng nghiệp vụ còn hạn chế.

Song song với chất lượng giảng dạy, việc học tập bộ môn văn của HS cũng có nhiều tiến bộ. Có nhiều HS thích học và học giỏi văn hơn, đặc biệt là HS ở các trường chuyên, các lớp chọn. Hàng năm trong các kì thi HS giỏi, thi tốt nghiệp và thi tuyển vào các trường đại học, chất lượng làm bài của thí sinh nhìn chung có tiến bộ. Có nhiều bài làm rất xứng đáng với điểm 9, 10, số còn lại có phần hạn chế lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp hơn so với thời kì trước khi đi vào cải cách giáo dục.

Mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định như đã nêu trên, nhưng đứng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc dạy học văn hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập so với nhiệm vụ chung của ngành giáo dục.

Một trong những biểu hiện rõ nhất của hạn chế là vấn đề dạy học của GV. Trong quá trình giảng dạy, GV chưa đi ra khỏi con đường mòn là chú trọng cung cấp kiến thức đơn thuần mà không quan tâm nhiều đến PP. Lẽ ra trong giờ học văn, HS phải được phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, được tự mình khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, để có thể phát triển năng lực văn học và trưởng thành về trí tuệ, về tâm hồn và nhân cách, thì ngược lại các em phải lắng nghe, ghi chép những lời thuyết giảng của GV một cách máy móc, khô khan. Nhìn chung, công việc của GV phần nhiều là tìm kiếm, phát hiện những cái hay, cái đẹp, quy chúng lại thành những nhận định chung chung và cố gắng truyền thụ cho HS khối lượng kiến thức đó một cách nhạt nhẽo, nhàm chán, rồi kiểm tra kết quả đó bằng con đường tái hiện. Ngay cả những bài giảng mang tính khơi gợi, kích thích sự sáng tạo của học sinh vẫn không đi ngoài PP giảng dạy cũ kĩ này. Đó cũng là lí do nhiều năm gần đây đa số HS có biểu hiện chán học văn, đến với giờ giảng văn như là một sự bắt buộc.Đó là chưa kể đến một bộ phận GV cho đến nay vẫn còn tỏ ra tâm đắc với giáo án mẫu, những bài soạn giảng mẫu và sử dụng chúng một cách máy móc, không có sự sáng tạo.

Cho đến nay, vẫn còn không ít trường hợp GV dạy học theo lối đọc chậm cho học sinh viết, thậm chí còn ghi lại bài học lên bảng cho HS chép. HS không được đến với tác phẩm bằng sự nổ lực vận động của cá nhân, không được tự giác và tự nhiên cảm thụ tác phẩm, mà kết quả học tập chỉ thu nhận được bằng sự tiếp thụ kết quả tìm tòi, phát hiện của GV. Đó là một sai lầm cơ bản của GV do không nhận thức đúng đắn vai trò cảm thụ của HS trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Dường như trong nhiều trường hợp, GV chỉ quan tâm đến văn bản. Ngoài những yếu tố thuộc về văn bản, đặc biệt là nhu cầu tự khám phá, tự cảm thụ của HS thì chưa được quan tâm một cách đúng mức. Vì thế, HS luôn phải là “người lắng nghe” chứ không là “người nhập cuộc”. Quá trình giảng văn trở nên phiến diện, một chiều, trong đó tác phẩm văn học là công cụ chủ yếu của GV trong quá trình dạy học. Do đó dẫn tới việc HS hiện nay

gần như bị tê liệt về cảm xúc, về hứng thú học tập và trở nên thụ động, lười suy nghĩ. Có thể thấy đôi khi gặp những bài giảng thầy dạy say sưa, thể hiện được cảm nhận tinh tế qua ngôn từ giàu tính cảm xúc, và trò cũng say sưa lắng nghe, nhưng nếu phải xác định nội dung khái quát của tác phẩm thì các em lại lúng túng, có lúc trả lời sai. Như vậy xét đến cùng, dù cho tiết dạy có công phu, giờ dạy học tác phẩm văn chương cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Mặt hạn chế khác của tình hình dạy học văn hiện nay là GV chưa thật sự chú ý đặc trưng loại thể của tác phẩm văn học nên chưa có cơ sở chắc chắn để đánh giá, phân tích tác phẩm. Vì vậy, không thiếu những giờ dạy học đã diễn ra khá bài bản, đảm bảo đúng một qui trình giờ dạy từ mở đầu cho đến kết thúc, nhưng cuối cùng chính người dạy cũng chưa thật sự hài lòng về nó, bởi họ chưa sử dụng đúng chìa khóa loại thể để mở đúng cánh cửa chứa ý đồ sáng tạo của nhà văn trong tác phẩm văn học. Do đó, dù cho tiết dạy đã được thực hiện theo đúng qui trình của nó nhưng GV vẫn không thể khai thác hết giá trị của tác phẩm. Nhiều trường hợp GV dạy kịch cũng như dạy văn xuôi, dạy cổ tích giống như dạy trruyện ngắn, dạy ngụ ngôn không khác gì truyện cười…

Thiếu sót phổ biến hơn nữa là trong giờ dạy học văn hiện nay, GV quan tâm chưa đúng mức đến phần hướng dẫn học tập và chuẩn bị bài ở nhà cho HS. Nhiều trường hợp GV chỉ tranh thủ vài giây cuối cùng của giờ học để dặn dò một cách sơ sài, văn tắt. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng HS lười tư duy, lười suy nghĩ, không phát huy khả năng tự học, tự đọc hiểu và cảm thụ tác phẩm văn chương.

Ngoài ra, khâu ra đề kiểm tra, sửa bài và chấm điểm của GV cũng chưa được thực hiện theo qui trình hợp lí, không ít đề bài có yêu cầu quá cao hoặc thiếu chính xác về mặt khoa học, diễn đạt không rõ ràng trong sáng. Khó khăn về phía HS là không hiểu được yêu cầu của đề, hoặc hiểu đề nhưng không thể làm sáng tỏ những yêu cầu quá cao, quá khó khăn đối với trình độ người học. Bên cạnh đó, việc sửa bài cho học sinh còn nhiều thiếu sót. GV phần lớn chỉ sửa bài chung chung trên lớp, còn lời phê cho bài làm cụ thể thì hết sức sơ sài, không chỉ ra điểm mạnh và mặt yếu, cũng không gợi ý hướng khắc phục thế nào. Thậm chí nhiều bài làm chỉ được đánh

giá bằng điểm số, ngoài ra không có nhận xét và sửa chữa gì thêm. Và phần lớn điểm số cho bài làm của HS cũng chỉđược giữ ở mức 4, 5, 6, và rất ít hiếm bài đạt điểm 9, 10, mặc dù có nhiều bài làm cũng rất xứng đáng được những điểm này. Hậu quả là HS càng ngày càng lười học tập, bởi các em không biết đâu là chỗ yếu kém của mình để cố gắng khắc phục, và dù có cố gắng nhiều hơn nữa thì kết quả cũng không có gì thay đổi.

Nhìn chung việc đổi mới PP dạy học tuy đã được đặt ra trong nhiều năm nay nhưng phần đông GV vẫn dạy theo PP cũ. Đánh giá những thành tựu đạt được và những tồn tại trong dạy học hiện nay, càng nhận thấy vấn đề cấp thiết đặt ra đối với GV là phải đổi mới PP dạy học văn cho phù hợp với yêu cầu của thời đại.

1.2.2.2. Nhận thức mới về quá trình dạy học tác phẩm văn chương

Quá trình dạy học văn là quá trình diễn ra hoạt động qua lại giữa ba yếu tố: giáo viên- học sinh- nhà văn. Trong quan điểm dạy học truyền thống trước đây, nhiều GV chưa hiểu ra mối quan hệ giữa ba yếu tố trên nên có nhận thức phiến diện về chúng. Phổ biến hơn là GV chỉ quan tâm đến mối quan hệ giữa GV và nhà văn mà chưa hình thành được mối quan hệ giữa HS và nhà văn. Và mối quan hệ giữa GV - HS cũng chỉ là mối quan hệ một chiều. Như vậy, GV chỉ tìm hiểu, nghiên cứu những chỗ độc đáo của tác phẩm rồi truyền thụ lại cho HS mà không cần quan tâm các em lĩnh hội đến đâu và điều mình thuyết giảng có thật sự cần thiết hay không. Trường hợp khác là cũng với ba yếu tố trên, nhưng GV chỉ chú ý mối quan hệ qua lại giữa GV và nhà văn, giữa GV và HS mà chưa xác lập được mối quan hệ thứ ba. HS cũng không được tự mình tiếp xúc, tự mình khám phá tác phẩm. Chính vì thế mà cả hai trường hợp trên đều chưa phải là một quá trình dạy học tác phẩm văn chương đích thực. Trong khi đó, yêu cầu đổi mới quá trình dạy học văn đòi hỏi GV phải xác lập được mối quan hệ toàn diện, nhiều chiều giữa ba yếu tố nhà văn- giáo viên- học sinh. GV phải thấy rõ vị trí, chức năng của từng chủ thể, nhất là chủ thể HS, để khắc phục quan điểm dạy học phiến diện trước đây.

Nói đến tác phẩm văn chương là nói đến sản phẩm sáng tạo của nhà văn. Đó là tiếng nói nội tâm của nhà văn được kí hiệu dưới hình thức nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy, tác phẩm phải được chuyển hóa từ chỗ xa lạ trở thành đối tượng hứng thú tiếp

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO Ở TRƯỜNG THPT (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)