Chương 3 THỰ C NGHI Ệ M

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO Ở TRƯỜNG THPT (Trang 65 - 67)

3.1. Mô tả thực nghiệm

3.1.1. Mc đích và nhim v thc nghim

3.1.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm là một quá trình vận dụng những BP phát huy năng lực cảm thụ của HS vào thực tiễn dạy học truyện ngắn của Nam Cao ở trường THPT để kiểm nghiệm và đánh giá khả năng ứng dụng của chúng.

3.1.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm

Chọn đối tượng thực nghiệm, bao gồm: địa bàn thực nghiệm, giáo án thực nghiệm, GV thực nghiệm và HS thực nghiệm.

Tiến trình dạy thực nghiệm.

Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm.

3.1.2. Chn đối tượng thc nghim

3.1.2.1. Chọn địa bàn thực nghiệm

Chúng tôi chọn HS ở 3 trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Bến Tre: (1) Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

(2) Trường THPT Ba Tri (3) Trường THPT Mỹ Chánh

Lí do: Chọn 3 trường trên là chọn thực nghiệm trên 3 đối tượng HS khác nhau về địa bàn, về trình độ văn hóa, khả năng tư duy, điều kiện học tập… để làm tăng tính khách quan trong dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm.

Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu thuộc thị xã Bến Tre. Trường được thành lập lâu năm nên có đội ngũ GV nhiều kinh nghiệm và GV giỏi cấp tỉnh. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập khá đầy đủ. Chất lượng đào tạo luôn đứng ở vị trí thuộc nhóm cao nhất trong tỉnh. Phần đông HS là con gia đình công chức nên được tạo điều kiện và thời gian học tập rất tốt.

Trường THPT Ba Tri thuộc địa bàn Thị trấn và là trường điểm của huyện Ba Tri. Trường được thành lập nhiều năm và có nhiều GV kinh nghiệm. Tuy nhiên,

khoảng 80% HS là con em gia đình nông dân nên điều kiện và thời gian học tập ít hơn so với các trường tại thị xã. Trang thiết bị của trường cũng chưa thật đầy đủ.

Trường THPT Mỹ Chánh là trường thuộc địa bàn xã. Trường thành lập chưa được 10 năm nên đội ngũ GV còn non trẻ. Đối tượng trúng tuyển vào trường hầu hết là HS thuộc gia đình nông dân nghèo, nhiều em ở vùng sâu, xa trường nên không có điều kiện học tập. Điểm tuyển đầu vào hàng năm thường thấp hơn các trường khác trong huyện, và chất lượng học tập của HS nằm ở nhóm thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy còn thiếu thốn nhiều.

Như vậy, có thể nói, thực nghiệm ở 3 trường trên là thực nghiệm trên nhiều đối tượng HS có năng lực và điều kiện học tập khác nhau ở địa bàn tỉnh Bến Tre. Có như vậy mới đánh giá được năng lực cảm thụ của nhiều đối tượng khác nhau, và cơ sở để đánh giá tính khả thi của những BP phát huy năng lực cảm thụ của HS trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao mà luận văn đã đề xuất cũng mang tính khách quan hơn.

3.1.2.2. Chọn giáo viên thực nghiệm

Trong những BP phát huy năng lực cảm thụ của HS mà luận văn đã đề xuất, có BP tương đối gần gũi với quan điểm dạy học truyền thống, nhưng phần nhiều là những BP mới, lấy HS làm trung tâm và kích thích năng lực vận động, tư duy của các em. Ứng dụng những BP này, đòi hỏi GV phải rất nổ lực trong việc dẫn dắt, định hướng và tháo gỡ những vướng mắc kịp thời về nhận thức, về kỹ năng và năng lực cảm thụ của HS. Vì thế, chúng tôi chọn những GV có kinh nghiệm, có năng lực sư phạm, vững vàng về kiến thức và nghiệp vụ để ứng phó kịp thời những tình huống khó khăn.

3.1.2.3. Chọn học sinh thực nghiệm

Chúng tôi chọn học sinh lớp 11 và 12 để tham gia học giờ thực nghiệm. Vì như vậy HS được học đúng phân phối chương trình và cũng đã học qua bài tác gia Nam Cao.

3.1.3. Kế hoch thc nghim

3.1.3.1. Dự kiến thời gian thực nghiệm

Nhằm tăng tính khách quan trong tiến trình thực nghiệm, chúng tôi dự kiến thời gian đúng với phân phối chương trình năm học 2006- 2007. Học kì I thực

nghiệm tác phẩm “Đôi mắt” ở lớp 12, và học kì II sẽ thực nghiệm “Chí Phèo”, “Đời thừa”ở lớp 11.

3.1.3.2. Dự kiến công việc thực nghiệm

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu 3 trường THPT, chúng tôi dự kiến công việc thực nghiện như sau: Mỗi trường thành lập một Tổ thực nghiệm, mỗi Tổ gồm 3 nhóm dạy thực nghiệm, mỗi nhóm có 3 GV, trong đó 2 GV dạy thực nghịêm và từ 1 đến 2 GV dạy thực nghiệm đối chứng.

Bài “Đôi mắt” có 3 nhóm (ở 3 trường) thực nghiệm 6 lớp, 6 GV và 264 HS tham gia thực nghiệm. Còn thực nghiệm đối chứng ở 6 lớp, 3 GV và 264 HS.

Bài “Chí Phèo” do 3 nhóm thực nghiệm (ở 3 trường), 6 lớp, 6 GV và 264 HS tham gia thực nghiệm. Còn thực nghiệm đối chứng ở 6 lớp, 6 GV và 264 HS.

Bài “Đời thừa” cũng do 3 nhóm thực nghiệm (ở 3 trường), 6 lớp, 6 GV và 264 HS. Thực nghiệm đối chứng ở 6 lớp do 3 GV và 264 HS tham gia.

Như vậy tổng số lượt GV tham gia thực nghiệm là 30, trong đó có 18 lượt dạy thực nghiệm và 12 lượt dạy thực nghiệm đối chứng. Tổng số HS tham gia thực nghiệm là 1584, trong đó có 792 HS thực nghiệm và 792 HS thực nghiệm đối chứng.

Sau tiết thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng, GV cho HS làm bài trắc nghiệm 15 phút với 10 câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, sau đó thu bài và gửi cho chúng tôi xử lý kết quả.

Sau đợt thực nghiệm, chúng tôi lắng nghe ý kiến đóng góp của từng GV trong nhóm, trong tổ thực nghiệm, và lấy đó làm cơ sở để điều chỉnh giáo án, điều chỉnh các BP dạy học cho phù hợp với yêu cầu nâng cao năng lực cảm thụ của HS.

3.2. Thiết kế bài học thực nghiệm

3.2.1. Truyn ngn “Chí Phèo”

CHÍ PHÈO

(Lớp 11, tiết 100-101)

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO Ở TRƯỜNG THPT (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)