Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập khẩu Intimex (Trang 99 - 106)

III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY

2.Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Nỗ lực của một mình các doanh nghiệp cũng không thể làm nên thành công do đó sự đóng góp của Nhà nước là điều tất yếu. Các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

2.1.Hỗ trợ cho các công ty xuất khẩu

Công ty Intimex nói chung và các công ty xuất khẩu khác nói riêng đều cần hỗ trợ của Nhà nước. Vì ngành sản xuất hàng nông sản phù thuộc rất nhiều vào thời tiết và mang tính thời vụ đậm nét với chu kỳ sản xuất tương đối dài trong khi đó hoạt động xuất khẩu mặt hàng này thì lại diễn ra suốt năm và thường đánh giá cao vào các kỳ giáp vụ do đó để đảm bảo cho việc xuất khẩu liên tục thì công ty phải có lượng vốn lớn để mua hàng và dự trữ hàng xuất khẩu cho cả năm. Nhu cầu vốn của công ty là rất nhiều nên công ty vẫn phải vay từ các ngân hàng tuy nhiên khi vay thì công ty gặp khó khăn trong vấn đề tài sản thế chấp, thủ tục vay…Vậy nên Nhà nước cần phải đưa ra một số biện pháp để khuyến khích ngân hàng cho các công ty vay vốn thu mua hàng để từ đó có thể chủ động hơn trong khâu chuẩn bị hàng cho xuất khẩu.

* Việc quan trọng hiện nay, Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền đến người nông dân trồng cà phê thay đổi cách thức thu hái, chế biến cà phê Việt Nam, không được hái cà phê xanh, cà phê non, tổ chức hái thành 2-3 lần. Hiện cà phê Việt Nam chỉ tuốt 1 lần, mà tỷ lệ này chiếm tới 88%. Nếu thay đổi thói quen đó, ông Tự cho rằng, mỗi năm chúng ta có thể thu thêm 100 triệu USD.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cải thiện chất lượng, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thi trường thế giới, các doanh nghiệp cần áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005. Đây là hệ thống tiêu chuẩn mới, trong đó áp dụng cách tính lỗi khuyết tật để đánh giá chất lượng, phù hợp với cách đánh giá chất lượng chung của Hội đồng cà phê thế giới (ICO). Việc áp dụng tiêu chuẩn mới còn được xem là bước đột phá để hướng dẫn nông dân thay đổi tạp quán tư duy sản xuất và nâng cao chất lượng cà phê cũng là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập. Trên thực tế, TCVN 4193:2005 đã ban hành từ năm 2006 nhưng đến nay mới có khoảng 10% số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước áp dụng và chỉ chiếm 1-2% sản lượng cà phê xuất khẩu. Mặt khác, phần lớn các hợp đồng xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay vẫn theo hình thức thoả thuận về chất lượng dựa theo cách phân loại cũ, chủ yếu dựa trên 3 tiêu chí: độ ẩm, tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ, chưa theo tiêu chuẩn mới.

Bộ tiêu chuẩn này rất phù hợp với ISO của thế giới nhưng cái khó của Việt Nam là phải chọn giải pháp nào để thay đổi cách canh tác của nông dân đồng thời Nhà nước cần tạo điều kiện về sân bãi, thiết bị phục vụ cho việc bảo quản và sơ chế. Mặt khác, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ về tài chính đề phòng lúc thời tiết xấu, ảnh hưởng đến chất lượng cà phê Việt Nam.

Giá cả hàng nông sản biến động liên tục, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay tỷ lệ lạm phát rất cao, sự sụt giá làm cho các công ty và cả các cơ sở chế biến bị thua lỗ nên Nhà nước cần có một quỹ bình ổn giá để giảm đi một phần khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và công ty Intimex nói riêng. Đối với hệ thống ngân hàng thì nhà nước cần xem xét lại các quỹ về tài sản thế chấp để giữ đúng vai trò là điều kiện đảm bảo an toàn vốn vay chứ không phải là căn cứ giữa ngân hàng và công ty.

* Lập quỹ bảo hiểm cho hoạt động xuất khẩu các mặt hàng cà phê Để chiếm lĩnh thị trường nhiều công ty đã thực hiện hình thức bán chịu cho khách hàng hoặc là thanh toán chậm. Việc mua bán theo hình thức này giúp cho các công ty tiêu thụ hàng hóa và giữ chân được khách hàng nhưng công ty thường gặp rủi ro vì không có vốn. Bên cạnh đó thị trường cà phê thì luôn biến động, giá cả lên xuống thất thường cộng thêm mặt hàng cà phê dễ bị hao hụt và hư hỏng do đó Nhà nước nên lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu để khuyến khích các công ty yên tâm xuất khẩu và giúp bảo toàn vốn khi gặp rủi ro.

* Nhà nước cần trợ giúp công ty trong việc thu mua sản phẩm vì tình hình hiện nay việc thu mua cà phê rất phức tạp, việc phân định chất lường cà phê cần theo một hệ thống tiêu chuẩn thống nhất. Do vậy cần có một hệ thống thu mua đúng thời vụ, giá cả, quản lý chặt chẽ sản phẩm và nâng cao chất lượng cà phê. Tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán và hiện tượng độc quyền, ép giá trong việc thu mua nguyên liệu của người sản xuất.

* Nhà nước cần có giải pháp hữu hiệu để giữ diện tích cà phê ở Việt Nam ở mức phù hợp, theo hướng giảm diện tích cà phê vôi có hiệu quả kinh tế thấp và tăng diện tích trồng cà phê chè ở những nơi có điều kiện sinh thái phù hợp. Biện pháp này nhằm mục đích duy trì sản lượng cà phê trong nước

Thông qua sản xuất thì hàng hóa được tạo ra để phục vụ cho tiêu dùng. Việc sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô cơ cấu, chất lượng của hàng hóa. Đối với ngành sản xuất cà phê nói riêng thì việc sản xuất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Do đó Nhà nước cần phải đầu tư mạnh cho phát triển sản xuất theo chiều sâu để từng bước nâng cao chất lượng hàng.

* Tạo nguồn vốn ban đầu cho sản xuất

Vốn là yếu tố cơ bản cho việc đầu tư sản xuất và đối với người nông dân thì nguồn vốn rất hạn chế do đó để phát triển họ cần được hỗ trợ nguồn vốn ban đầu. Hỗ trợ cho người nông dân cũng góp phần giúp công ty chuẩn bị tốt trong khâu chuẩn bị hàng cho xuất khẩu. Hiện nay chính sách nhà nước cho người dân vay vốn được áp dụng phổ biến nhằm hỗ trợ cho việc mở rộng diện tích gieo trồng, thay đổi cơ cấu giống cây trồng, đầu tư khoa học hiện đại…Chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi được đưa ra để nông dân có điều kiện đầu tư cho sản xuất nhưng hiện nay chính sách này diễn ra còn dàn trải chưa thực sự tập trung nên hiệu quả của nó mang lại chưa thực sự thiết thực cho người dân. Vì vậy Nhà nước nên cải cách cơ chế cho vay vốn theo hướng đơn giản hơn nữa đối với các thủ tục cho vay, thực hiện đưa vốn cho vay trực tiếp đến từng cơ sở, từng hộ nông dân bên cạnh đó là đưa cán bộ kỹ thuật về các địa phương để hướng dẫn caho người dân cách thức sử dụng vốn một cách có hiệu quả.

* Đầu tư chi phí cho nghiên cứu cải tạo giống cây trồng nhằm nâng cao năng suất chất lượng của sản phẩm.

Sự hiểu biết của người dân đối với nông nghiệp, thị trường trong và ngoài nước chưa đầy đủ nên nảy sinh một vài hiện tượng như: người dân chạy theo những giống cây trồng có năng suất cao mà không chú ý đến chất lượng của nó (ví dụ như cà phê chủ yếu là loại Rubuta). Việc này làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, làm cho giá cả luôn ở mức thấp hơn so với

giá trung bình của thế giới. Mặt khác xu thế hiện nay đối với ngành nông sản là chuyển từ cạnh tranh giá cả sang cạnh tranh bằng chất lượng của hàng hóa nên đây sẽ là một khó khăn cho ngành nông sản nói chung và ngành sản xuất mặt hàng cà phê nói riêng. Để hạn chế bớt sự bất lợi này thì cần sự hỗ trợ của Nhà nước đó là Nhà nước nên đầu tư một nguồn vốn cho việc nghiên cứu tạo ra giống cây trồng mới để vừa đảm bảo năng suất cao đồng thời đảm bảo chất lượng tốt, ngoài ra là các chương trình phổ biến kiến thức về cây trồng cho người nông dân, về cách diệt trừ sâu bệnh, về việc sử dụng thuốc trừ sâu, về phân bón…nhằm bổ sung kiến thức cho người dân.

* Tạo vùng nguyên liệu tập trung

Nhà nước phải có chính sách cụ thể để tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung có quy mô lớn, có cơ sở hạ tầng đầy đủ phục vụ cho việc sản xuất ra các sản phẩm cà phê có chất lượng cao.

* Khuyến khích nước ngoài đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực sản xuất chế biến nông sản nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng.

Mặt hàng cà phê xuất khẩu hiện nay là cà phê thô nên dù kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng giá trị thu về lại không cao. Do đó yêu cầu đặt ra là phải tăng hàm lượng tinh của mặt hàng này hơn nữa bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến vì đầu tư nước ngoài thường có vốn để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và mẫu mã đẹp hơn. Trong những năm tới đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành cà phê nên phải xây dựng thêm nhiều cụm chế biến công nghiệp bao gồm công nghệ chế biến ướt và khô, hệ thống xay xát, đánh bóng, sân phơi nhà kho…Nhu cầu trang bị đồng bộ rất lớn song không thể chế tạo hoặc mua sắm chắp vá như hiện nay mà cần phải cân nhắc kỹ khi nhập thiết bị để đảm bảo chất lượng và

2.2.Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản, thông thoáng hơn, phù hợp với cơ chế thị trường và xu thế nền kinh tế thế giới

Những quy định và các hàng rào thương mại là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng nông sản. Hiện nay các chính sách và quy định xuất nhập khẩu được đổi mới và hoàn thiện dần. Đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì các hàng rào thương mại đang được dần gỡ bỏ.

- Hệ thống các văn bản pháp lý, quy định phải đảm bảo được tính đồng bộ nhất quán trong việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn hàng ổn định lâu dài hơn. Thực trạng hiện nay việc khuyến khích xuất khẩu trực tiếp và khuyến khích đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta mới chỉ tập trung ở các công ty sản xuất trực tiếp hàng xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó Nhà nước cần điều chỉnh sao cho nó đồng bộ để khuyến khích tất cả doanh nghiệp tham gia nhiệt tình, tạo ở họ sự tin tưởng hơn nữa.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu

Công tác quản lý xuất khẩu của Nhà nước còn nhiều bất cập, nhiều khi còn không ít các thiếu sót và nhược điểm cần khắc phục và giải quyết. Nhà nước cần sửa đổi bổ sung tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu phát triển hơn nữa. Hiện nay các thủ tục xuất khẩu đã được đơn giản nhưng vẫn còn gây khó khăn cho các công ty xuất khẩu nên gây lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý hoạt động xuất nhập khẩu nhiều khi còn tỏ ra quan liêu cửa quyền gây khó dễ cho các doanh nghiệp khi hoàn thành các thủ tục. Nhà nước cần áp dụng các biện pháp để tránh hiện tượng tiêu cực, đem lại niềm tin cho các doanh nghiệp. Trước mắt Nhà nước nên giao hạn ngạch cho các công ty đáng tin cậy đủ điều kiện về vốn, mạng lưới

thu mua và khả năng dữ trữ lớn. Mặt khác Bộ thương mại cũng cần phải giám sát chặt chẽ phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bằng cách hạ giá một cách bất hợp lý, gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và Nhà nước.

2.3.Phát huy vai trò của các ngành liên quan cùng với việc nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.

Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới, việc phát huy vai trò các ngành có liên quan như Bảo hiểm-Ngân hàng-Hải quan- Vận tải cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng thực sự cần thiết và quan trọng. Mở rộng và phát triển các dịch vụ nghiên cứu-triển khai cùng với công tác giáo dục và đầu tư cơ sỏ hạ tầng nông thôn. Hoàn thiện hệ thống kho bãi và dịch vụ giao nhận, quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho xuất khẩu như hệ thống giao thông, các bến cảng, kho hàng…

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập khẩu Intimex (Trang 99 - 106)