IV. NHẬN XÉT CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY INTIMEX.
3. Nguyên nhân của những tồn tạ
Thông qua việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu và công tác tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex thì nguyên nhân của những hạn chế trên là do nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
3.1.Nguyên nhân khách quan
Đó là những thách thức của sự biến động phức tạp các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh trong nước, quốc tế và của công ty.
Xuất khẩu cà phê thắng lợi với kim ngạch 1, 8 tỷ USD trong năm 2007 đã khẳng định được vị trí của Việt Nam, chỉ đứng thứ 2 sau Brazil và quan trọng hơn cả là đang có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu do sản lượng cà phê trên thế giới nói chung bị sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo nếu không có sự điều tiết hợp lý, cà phê Việt Nam sẽ rơi vào "bẫy" cung vượt cầu, chạy theo sản lượng mà bỏ quên chất lượng.
Xu hướng giảm giá trên thị trường cà phê thế giới diễn ra trong hầu hết các phiên giao dịch của tháng 3/2008. Ngay từ đầu tháng, giá đã giảm nhẹ khỏi mức tăng ấn tượng của những ngày cuối tháng 2. Tuy nhiên, thị trường không phải đợi lâu khi giá đã tăng trở lại ngay từ ngày 04-05/3 do thị trường chứng khoán sa sút khiến các nhà đầu tư đã quyết định rút một phần vốn ra khỏi thị trường đầy rủi ro này để đầu tư vào các loại hàng hoá khác, trong đó có cà phê. Song, hoạt động đầu cơ trục lợi đã kéo giá xuống trong những ngày cuối cùng của tuần giao dịch đầu tiên. Cuối tháng 3, sau những ngày cuối tuần dài dịp Lễ Phục sinh, cùng sự tăng trở lại của giá vàng và giá dầu thô trong khi đồng USD diễn biến xấu thì giá cà phê trên thị trường thế giới cũng tăng trở lại.Cũng theo đà của thị trường thế giới, giá cà phê tại Việt Nam - nước đang cạnh tranh với Braxin ở vị trí đầu bảng về xuất khẩu cà phê - đã tăng lên mức cao kỷ lục 42.000 đồng/kg trong tháng 3 do nguồn cung thắt chặt. Giá cà phê robusta xuất khẩu giao tại cảng Tp.HCM lúc cao nhất đạt 2.635 USD/tấn so với mức 2.757 USD/tấn cà phê cùng loại tại Luân Đôn. Tuy nhiên không lâu sau, khi giá cà phê thế giới đột ngột giảm thì giá trong nước cũng không tránh khỏi xu thế này và liên tục giảm trong thời gian qua nhưng với biên độ nhẹ. Hiện tại, giá cà phê trong nước giao động quanh mức 35 – 37.000 đồng/kg.
Tại Braxin, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, vụ cà phê 2007/08 đang phát triển tốt và sẽ thu hoạch rộ vào tháng 6 – tháng 9 tới, dự đoán cho sản lượng 41,3 – 42,2 triệu bao, giảm 23% so với vụ trước. Trong 25 ngày đầu tháng 3, Braxin đã xuất khẩu 1,428 triệu bao cà phê, so với 1,624 triệu bao của 20 ngày đầu tháng 2. Vào tuần thứ 2 của tháng 4 tới, Tổng công ty Cung ứng Hàng hoá Quốc gia Braxin (Conab) sẽ đưa ra con số dự đoán về sản lượng cho vụ cà phê 2008/09 và con số dự đoán mới nhất về sản lượng của vụ 2007/08 sẽ đưa ra vào ngày 08/5.
Tại Việt Nam, nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, trong 6 tháng đầu vụ 2007/08 (tháng 10 – tháng 3), đã xuất khẩu 622.000 tấn cà phê hay 10,37 triệu bao loại 60kg, giảm 18,2% so với cùng kỳ vụ trước, riêng tháng 3 chỉ xuất khẩu đựơc 150.000 tấn, giảm 13,8%.Còn tại Đức, nhà rang xay cà phê hàng đầu nước này là Tchibo cho biết sẽ mở rộng chi nhánh hoạt động của mình sang Anh. Về nhu cầu, ICO dự đoán tiêu thụ cà phê thế giới trong năm 2008 ước đạt 123 triệu bao, cao hơn so với 120 triệu bao của năm 2007. Trong khi đó Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ cho biết, tiêu thụ cà phê của nước này thời gian gần đây giảm mạnh do sự sụt giảm của nền kinh tế.
Theo giới kinh doanh dự đoán, tình hình thị trường xuất khẩu cà phê còn nhiều biến động phức tạp nữa. Theo Tổng công ty cà phê, năm nay Việt Nam thời tiết thuận lợi nên sản lượng thu được sẽ cao hơn so với năm ngoái. Giá cà phê thế giới sẽ tiếp tục tăng do sản lượng của những nước sản xuất hàng đầu như Braxin và Việt Nam và Indonesia giảm trong khi nhu cầu tiêu dùng tại các nước này vẫn đang tăng cao. Phần lớn các doanh nghiệp ngoại thương đã và đang cố gắng ký kết rất nhiều hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài.
Trong quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê:
Trong khâu thu mua và kiểm tra hàng, các đơn vị chân hàng có quy mô nhỏ, phân tán ở nhiều tỉnh trong cả nước vậy nên việc giám sát kiểm tra chất lượng cà phê qua các giai đoạn gặp nhiều khó khăn. Một thực tế là do thiếu vốn đầu tư công nghệ chế biến và kỹ thuật bảo quản kém nên chất lượng mặt hàng cà phê của các chân hàng chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng quốc tế. Các kho dự trữ hàng nằm ngoài thành phố nên gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng đến nơi giao hàng như thỏa thuận trong hợp đồng. Mặt khác cơ sở hạ tầng thương mại còn thiếu ảnh hưởng đến chi phí và uy tín trong buôn bán quốc tế.
Một thực tế cho thấy cà phê chưa có thị trường tiêu thụ thực sự nên một biến động nhỏ trên thị trường đã khiến công ty phải chấp nhận mua hàng với giá cao hơn so với hợp đồng (có thể là do mất mùa, do thị trường cà phê thế giới biến động, do thị trường “ảo”…)
Thủ tục hành chính của cơ chế điều hành xuất khẩu còn nhiều vướng mắc và bất cập, đặc biệt là chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất- chế biến cà phê xuất khẩu, chính sách khoa học công nghệ còn hạn chế rất nhiều.
Các hiệp hội, tổ chức xúc tiến thương mại trong nước chưa phát huy hiệu quả vai trò của mình, các thông tin về diễn biến thị trường thế giới chưa thực sự cập nhật, còn thiếu chính xác và không đầy đủ. Điều này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê không chủ động được trong chiến lược kinh doanh của mình.
Công ty xuất nhập khẩu Intimex là doanh nghiệp nhà nước, làm ăn rất nghiêm túc nên chịu sự cạnh tranh lớn của việc làm ăn không lành mạnh, gian lận thương mại của các doanh nghiệp khác.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Bạn hàng làm ăn của công ty thường là các thị trường truyền thống
nên kết quả kinh doanh vẫn ổn định, còn với bạn hàng mới thì công ty thường gặp những sai sót một số khâu trong quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu, ví dụ như trong sơ chế, bảo quản, kiểm tra…
- Bộ phận marketing của công ty hoạt động chưa tích cực nên hiệu quả mang lại chưa cao. Công ty chưa đẩy mạnh được hiệu quả xuất khẩu so với tiềm năng thực của công ty.
- Cơ sở vật chất dành cho các nhà máy chế biến, các kho bảo quản và dữ trữ hàng hóa chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. Nguyên nhân là
phép xây dựng và vấn đề giải phóng đền bù đất đai để xây dựng. Ngoài ra trình độ kỹ thuật chuyên môn của đội ngũ lao động cũng là một nhân tố gây khó khăn.
- Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì bộ phận vốn lưu động chiếm tỷ trọng khá nhỏ nên công ty hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay. Công nợ phải thu khó đòi chưa xử lý triệt để. Chế độ lương thưởng chưa hợp lý nên chư khuyến khích được nhân viên nhiệt tình làm việc và phát huy khả năng của họ.
- Đội ngũ cán bộ lao động của công ty quá yếu vì trình độ chuyên môn còn kém, đặc biệt sự thông hiểu và cập nhật thông tin của cán bộ thu mua hàng chưa cao, việc đánh giá kiểm tra chất lượng hàng chỉ dựa vào trực quan nên độ chính xác không cao.