Thách thức đối với hoạt động thúc đẩy xuất khẩu cà phê

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập khẩu Intimex (Trang 84 - 88)

II. NHỮNG THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ CỦA

2. Thách thức đối với hoạt động thúc đẩy xuất khẩu cà phê

2.1.Xu hướng của thế giới

Sự bất ổn về kinh tế chính trị của thế giới ngày càng nhiều: chiến tranh xung đột vũ trang giữa các khu vực, tranh chấp biên giới lãnh thổ vẫn xảy ra thường xuyên là những thách thức gay gắt nhất đối với sự phát triển kinh tế của các nước trên toàn thế giới. Sự bất ổn làm tăng thêm chi phí và rủi ro cho quá trình vận chuyển và thanh toán, làm mất nhiều cơ hội kinh doanh và nhiều thị trường có tiềm năng, làm cho tỷ giá hối đoái biến động khiến cho doanh thu từ hoạt động xuất khẩu không ổn định. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa các nước khác nhau làm cho các nước đang phát triển phải đối diện với thách thức nhiều hơn. Nhiều quốc gia Châu Á khác trừ Trung Quốc phải đối diện với những thách thức do nhu cầu nhập khẩu của Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản không tăng. Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã khiến cho Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế vững mạnh hơn, ngoài ra sự năng động của nền kinh tế Trung Quốc chính là đối thủ cạnh tranh quyết liệt của Châu Á.

Tại Braxin, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, vụ cà phê 2007/08 đang phát triển tốt và sẽ thu hoạch rộ vào tháng 6 – tháng 9 tới, dự đoán cho sản lượng 41,3 – 42,2 triệu bao, giảm 23% so với vụ trước. Trong 25 ngày đầu tháng 3, Braxin đã xuất khẩu 1,428 triệu bao cà phê, so với 1,624 triệu bao của 20 ngày đầu tháng 2. Vào tuần thứ 2 của tháng 4 tới, Tổng công ty Cung ứng Hàng hoá Quốc gia Braxin (Conab) sẽ đưa ra con số dự đoán về sản lượng cho vụ cà phê 2008/09 và con số dự đoán mới nhất về sản lượng của vụ 2007/08 sẽ đưa ra vào ngày 08/5.

Tuy nhiên hiện nay, Brazil là đất nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi gặp rủi ro về thời tiết như sương giá, hạn hán. Đồng Real của nước này cũng bị mất giá nghiêm trọng (tới 35%) so với đồng USD nên xuất khẩu cà phê không mang lại nhiều lợi nhuận. Mặc dù vậy, nhu cầu tiêu dùng cà phê của thị trường thế giới trung bình mỗi năm tăng từ 1-2% nên các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê Việt Nam cần phải tìm hiểu, theo sát kỹ thị trường, tham gia vào thị trường để có biện pháp cung ứng sản phẩm một cách đều đặn, giữ mức giá ổn định không để rớt giá. Rút kinh nghiệm như trong thời gian qua, yếu tố đầu cơ ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng giảm giá cà phê đột ngột.

Tại Việt Nam, nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, trong 6 tháng đầu vụ 2007/08 (tháng 10 – tháng 3), đã xuất khẩu 622.000 tấn cà phê hay 10,37 triệu bao loại 60kg, giảm 18,2% so với cùng kỳ vụ trước, riêng tháng 3 chỉ xuất khẩu đựơc 150.000 tấn, giảm 13,8%.

Còn tại Đức, nhà rang xay cà phê hàng đầu nước này là Tchibo cho biết sẽ mở rộng chi nhánh hoạt động của mình sang Anh.

Về nhu cầu, ICO dự đoán tiêu thụ cà phê thế giới trong năm 2008 ước đạt 123 triệu bao, cao hơn so với 120 triệu bao của năm 2007. Trong khi đó Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ cho biết, tiêu thụ cà phê của nước này thời gian gần đây giảm mạnh do sự sụt giảm của nền kinh tế.

2.Đối với Việt Nam

Trên thực tế, Việt Nam là quốc gia có lợi thế về chi phí đầu vào thấp nên mức giá cao hiện nay rất có thể dẫn tới hiện tượng phát triển tự phát của một loạt các địa phương trồng cà phê. Chúng ta cần có những biện pháp khuyến cáo người nông dân Việt Nam giảm diện tích trồng cà phê để tránh lặp lại tình trạng khủng hoảng thị trường cà phê những năm 1998-2001.

Trong tình hình thị trường hiện nay, Việt Nam nên duy trì diện tích trồng cà phê ở 500.000 ha mà quan trọng hơn cả là làm thế nào để cây cà phê được chăm sóc theo đúng quy trình để đạt năng suất cao. Một thực trạng nữa là hiện nay tỷ lệ vườn cà phê Việt Nam có tuổi từ 20-25 năm trở lên đang chiếm tới 22%, trong khi đó tỷ lệ vườn cà phê dưới 12 năm tuổi chỉ chiếm 50%. Thay vì mở rộng diện tích trồng cà phê, các địa phương có thể chuyển đổi sang trồng ca cai bởi chỉ hai, ba năm nữa, giá ca cao thế giới sẽ tăng rất mạnh do các nước đã đã bán hết lượng ca cao sản xuất ra trong 3 năm tới.

Cà phê xuất khẩu Việt Nam bị thải loại do nhiều yếu tố như: yếu tố về độ ẩm (12,5%), tạp chất (0,5-1%), hạt đen, vỡ ... Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân xuất khẩu là do kỹ thuật trồng trọt và công đoạn thu hoạch không đúng quy cách. Tình trạng thu hái đồng loạt cà phê xanh, cà phê non còn khá phổ biến ; cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu thốn, lạc hậu; cơ chế giá thu mua cà phê tươi chưa khuyến khích người sản xuất quan tâm đến chất lượng, nhất là khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại. Ngoài ra, hiện nay hầu hết cà phê của Việt Nam chỉ dựa trên sự thỏa thuận giữ bên mua và bên bán; cách phân loại chất lượng cà phê theo tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ là cách phân loại lạc hậu và đơn giản nhất mà các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới không còn áp dụng. Chính cách làm này là lý do khiến các nhà nhập khẩu đánh giá thấp chất lượng của các lô hàng và làm giảm uy tín chất lượng của cà phê Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu nên sức cạnh tranh còn yếu. Bên cạnh đó Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu, cộng thêm quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực diễn ra nhanh và mạnh nên sự thích ứng với nền kinh tế mới đã khiến cho nhiều doanh nghiệp không đủ sức tồn tại.

Việc tham gia vào AFTA và WTO cũng mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam những thách thức:

- Các mặt hàng tham gia CEPT của Việt Nam có chất lượng cao, không thua kém so với bạn hàng trong khu vực như sản phẩm cà phê chế biến và các sản phẩm hòa tan Nestle, Vinacafe của Việt Nam không thua kém sản phẩm cùng loại của Singapore, Indonesia về chất lượng nhưng khi mức thuế nhập khẩu giảm xuống thì giá cả mặt hàng này sẽ cao hơn so với nước bạn.

- Công nghệ chế biến và máy móc thiết bị lạc hậu là nhân tố gây nên năng suất lao động của các doanh nghiệp thấp do đó năng lực cạnh tranh cũng giảm.

- Một vấn đề trở nên nóng bỏng đối với các doanh nghiệp Việt Nam đó là vấn đề vễ nhãn mác, thương hiệu hàng hóa. Trước đây, các doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh cả thị trường trong và ngoài nước đều chưa quan tâm đúng mức đến việc đăng ký nhãn mác cho hàng hóa của mình nên bị các công ty nước ngoài ăn cắp nhãn hiệu và khi xảy ra các tranh chấp thì luôn bị thua thiệt.

- Khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp cà phê nói riêng sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh mạnh. Họ đã bước vào sân chơi chung thì phải chịu những luật lệ chung, không có những ưu tiên như trước. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tự đấu tranh cho sự sinh tồn và phát triển của mình bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng cho mình thương hiệu có uy tín trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập khẩu Intimex (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w