MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập khẩu Intimex (Trang 77 - 81)

TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Mục tiêu của công ty

Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã và đang tiếp tục phát triển ở mức ổn định, tiếp tục tiến sâu vào con đường hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Đặc biệt sau một năm gia nhập chính thức vào WTO, Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc về mọi mặt. Chúng ta tiếp tục thực hiện lộ trình cắt giảm thuế theo Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) và của WTO, thực hiện chuyển các mặt hàng trong danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục cắt giảm. Cùng với sự phát triển của đất nước, Công ty xuất nhập khẩu Intimex đã đề ra những mục tiêu phát triển cho công ty mình như sau:

- Công ty xuất nhập khẩu Intimex là công ty đứng thứ nhất trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê ở Việt Nam. Trong năm 2007 Công ty mẹ xuất khẩu 33.700 tấn, kim ngạch đạt 50.100.000 USD. Mục tiêu xuất khẩu cà phê của Công ty năm 2008 là tốc độ tăng kim ngạch 6% so với năm 2007. Theo dự báo lượng xuất khẩu sẽ tăng mạnh trong năm 2008 và giá xuất khẩu năm nay sẽ tăng khá so với năm 2007. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty vẫn là các nước trong khối ASEAN, các nước EU, Bắc Âu và Hoa Kỳ và đặc biệt quan tâm đến việc xúc tiến thị trường Trung Quốc. Để đạt được các mục tiêu xuất khẩu trên cần có các giải pháp sau:

sau thu hoạch, như thực hiện phân loại và sấy khô theo đúng các tiêu chuẩn các nước nhập khẩu nhằm tăng giá trị xuất khẩu trên một đơn vị sản phẩm.

+ Đẩy mạnh hoạt động giao dịch, xuất khẩu trên các sàn giao dịch quốc tế để tìm kiếm mức giá có lợi trong xuất khẩu.

+ Tiếp tục xây dựng thương hiệu và xuất khẩu cà phê đã qua chế biến. - Nhằm đẩy nhanh và mạnh công tác xuất khẩu cà phê, Công ty đã và đang xây dựng một hệ thống các nhà máy chế biến nông sản, trạm thu mua với mục đích chế biến, nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu đồng thời tôn trữ sản phẩm đã qua chế biến để xuất khẩu. Đồng thời công ty cũng đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hang mục đầu tư để đưa vào vận hành khai thác, cụ thể như: dự án về xây dựng các trung tâm thương mại mới, dự án nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, dự án xây dựng xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm…

Trong thời gian tới công ty vẫn giữ vững và tiếp tục phát triển các hoạt động kinh doanh của mình bên cạnh đó là việc nhanh chóng đưa vào sử dụng và khai thác tối đa các công trình đã đầu tư. Công ty cố gắng hết mình để hoàn thành các mục tiêu đề ra nhằm đẩy mạnh vị thế của mình trên thương trường và phát triển hơn nữa để góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên của công ty. Do đó công ty phấn đấu đạt chỉ tiêu sau:

+ Tăng sản lượng nông sản thực phẩm và nâng cao kim ngạch xuất khẩu từ 5 tỷ USD hiện nay lên khoảng 9-11 tỷ vào năm 2010.

+ Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê cố gắng đạt 6% so với 2007.

+ Phấn đấu tăng tỷ suất hàng hóa trong nông nghiệp từ 31% hiện nay lên khoảng 45% vào năm2010.

Về thị trường xuất khẩu thì công ty vẫn triệt để khai thác các thị trường truyền thống như các nước trong khối ASEAN, một số nước Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…), các nước Châu Âu (Pháp, Đức, Anh, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Italia, Rumani…), một số nước thuộc Châu Mỹ, Châu Úc và Trung Đông. Đồng thời công ty đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới có tiềm năng xuất khẩu lớn hơn.

2. Phương hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty

Dựa theo tình hình phát triển kinh tế trong và ngoài nước và thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua công ty đã đề ra kế hoạch kinh doanh cho mình trong năm 2008:

- Duy trì và đảm bảo sự phát triển ổn định lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, nâng cao toàn diện chất lượng hoạt động xuất khẩu, đặc biệt các nhóm hàng nông sản (trong đó mặt hàng cà phê rất được chú trọng), thủy sản. Đổi mới cách họat động, cơ chế điều hành kinh doanh cho phù hợp với tình hình mới nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

- Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, phát triển sản xuất và chế biến nằm đảm bảo một phần nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng. Đồng thời, tập trung xây dựng thêm các mặt hàng chủ lực mới. Cân đối lĩnh vực xuất khẩu giữa miền Bắc và miền Nam, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản ở phía Bắc như chè, lạc nhân..

3. Biện pháp thực hiện kế hoạch

* Sắp xếp bộ máy tổ chức cho phù hợp với mô hình hoạt động của công ty cổ phần theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo được tính tự chủ của các đơn vị, tiếp tục hình thành các đơn vị thành viên với mô hình đa dạng như công ty con, công ty liên kết...

* Nhanh chóng đưa vào khai thác các dự án đã hoàn thành giai đoạn đầu tư một cách có hiệu quả, tiếp tục triển khai các dự án đã được Bộ Thương mại thông qua, nghiên cứu mở rộng các dự án mang tính chiến lược một cách khẩn trươngn năng động và hiệu quả. Đây là định hướng và giải pháp cơ bản, lâu dài và có vị trí hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty trong những năm tới khi tổ chức kinh doanh theo mô hình công ty Mẹ - công ty Con.

* Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu: Bên cạnh thị trường, bạn hàng đã có, tiếp tục phát triển thêm các bạn hàng mới. Tùy theo từng mặt hàng xuất khẩu Công ty đặt ra trọng tâm thị trường phát triển cho phù hợp, trong đó đặc biệt quan tâm đến các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Mỹ, EU. Chú trọng hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Thương mại và các cơ quan hữu quan tổ chức, tham gia hội chợ, thắt chặt mối quan hệ trong và ngoài nước...nhằm tìm kiếm đối tác kinh doanh cũng như tập hợp và xử lý thông tin phục vụ cho công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Cải tiến phương thức kinh doanh cho phù hợp với điều kiện thực tế của công ty khi chuyển sang công ty cổ phần. Tăng cường hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và đi vào thực chất đặc biệt là trong kinh doanh hàng nhập khẩu, đảm bảo vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh, vừa phòng chống rủi ro thất thoát tiền vốn.

* Phát huy hơn nữa thế mạnh trong kinh doanh mặt hàng nông sản, tiến hành mở rộng và đẩy mạnh phát triển các mặt hàng khác như: gạo, cao su, tinh bột sắn,chè, hạt điều, cơm dừa...Chuyển hướng dần từ xuất khẩu chưa chế biến sang hàng đã qua chế biến có chất lượng và giá trị cao.

* Nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn kinh doanh, không để phát sinh nợ xấu, đồng thời có các biện pháp tiếp tục thu hồi dứt điểm các khoản nợ cũ, các khoản nợ khó đòi.

* Tiến hành rà soát, đánh giá lại các dự án đầu tư để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

* Nghiên cứu cải tiến cơ chế quản lý điều hành, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý của Công ty nhằm phát huy hơn nữa quyền tự chủ cho các đơn vị, đồng thời đảm bảo công tác quản lý được đồng bộ và hiệu quả.

* Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, nâng lực nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thích ứng với các phương thức kinh doanh đa dạng trong thời kỳ mới.

* Xây dựng cơ chế tiền lương, tiền thưởng gắn với vị trí công tác và hiệu quả công việc của người lao động, phù hợp với mô hình công ty cổ phần.

* Tổ chức lại hoạt động của các đoàn thể cho phù hợp với công ty cổ phần nhằm phát huy và nâng cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo của người lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập khẩu Intimex (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w