HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ.
1. Nhân tố khách quan
1.1.Chính sách của Nhà nước
Những nhân tố này không chịu sự kiểm soát của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp phải thích ứng. Các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp.Các chính sách này bao gồm chính sách về thuế (thuế xuất nhập khẩu và mức thuế suất áp dụng đối với từng loại mặt hàng xuất khẩu), chính sách luật pháp như luật hải quan, luật thương mại…Tất cả các chính sách nhằm khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc khuyến khích thể hiện ở các chính sách, biện pháp liên quan đến tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho xuất khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên đối với hàng hóa bị cấm thì Nhà nước có hình phạt và biện pháp cưỡng chế riêng. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần tận dụng những chính sách khuyến khích của Nhà nước để có được ưu đãi, điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh, vì đó là hành lang pháp lý đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Đây là yếu tố phụ thuộc về cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất nhập khẩu. Các yếu tố này hạn chế hay tăng cường năng lực giao dịch mở rộng thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống giao thông vận tải và dịch vụ giao nhận hàng hóa ảnh hưởng đến việc thu gom, vận chuyển hàng hóa. Sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải nhằm đảm bảo tính nhanh chóng,
kịp thời về thời gian, địa điểm. Vì vậy nó giúp doanh nghiệp có thể đơn giản hóa các khâu trong quá trình xuất khẩu.
Cùng với việc phát triển hệ thống giao thông vận tải là sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc. Để vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia khác nhau doanh nghiệp cần phải có khả năng giao tiếp với khách hàng mục tiêu, những người cung ứng, các cơ quan và tổ chức có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Việc giao tiếp thành công hay thất bại là phụ thuộc vào hệ thống thông tin liên lạc. Nó giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin một cách nhanh nhất và chính xác nhất.
1.3.Nhân tố tỷ giá hối đoái
Đối với hoạt động xuất khẩu, đồng tiền thanh toán mà hai bên thỏa thuận thường là đồng tiền mạnh vì vậy giá hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái. Một sự biến động nhỏ của tỷ giá hối đoái cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, đến hiệu quả của hợp đồng thương mại. Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, nó là giá cả của ngoại tệ tính theo nội tệ hay là quan hệ giữa tỷ lệ đồng ngoại tệ với nội tệ. Vì vậy tỷ giá tại thời điểm ký kết hợp đồng thấp hơn tỷ giá tại thời điểm thanh toán thì doanh nghiệp bị lỗ, còn nếu tỳ giá cao hơn so với thời điểm thanh toán thì doanh nghiệp lãi.
1.4.Nhân tố khác
Ngoài nhân tố trên, quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như:
- Đối với mặt hàng nhạy cảm thì yếu tố thời tiết là vô cùng quan trọng. Bởi vì thời tiết liên quan tới chất lượng của các mặt hàng này. Một sự thay đổi nhỏ về thời tiết, khí hậu cũng sẽ làm cho mặt hàng nhạy cảm bị hư hỏng,
biến đổi về chất lượng. Khi hàng hóa không đảm bảo chất lượng thì doanh nghiệp sẽ bị khiếu nại và mất uy tín trong kinh doanh.
- Đối với việc đóng gói hàng hóa, màu sắc trang trí bao bì vô cùng quan trọng. Nó có thể vi phạm tới văn hóa của bên nước nhập khẩu nên trong quá trình đóng gói hàng hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa của nước nhập khẩu. Khoảng cách địa lý xa làm cho hàng hóa dễ bị hư hỏng, biến dạng, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Việc nghiên cứu khoảng cách địa lý giúp doanh nghiệp đề phòng được các trường hợp xảy ra đối với hàng hóa, tránh bị khiếu nại, tạo uy tín cho bạn hàng về chất lượng sản phẩm.
- Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu (thể hiện ở sự phát triển của sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập dân cư, tình hình lãm phát, lãi suất…)
- Tình hình chính trị, hợp tác quốc tế: thể hiện xu thế hợp tác giữa các quốc gia kéo theo sự hình thành các khối kinh tế và chính trị của nhóm quốc gia đó. Vì vậy nó sẽ tác động đến thị trường xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Đặc điểm và sự thay đổi của yếu tố văn hóa-xã hội: ảnh hưởng nhu cầu của khách hàng và khả năng cung cấp của bạn hàng.
- Ngoài ra, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế khi tham gia xuất nhập khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng doanh nghiệp, đôi khi dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh. Đây là thách thức cho các doanh nghiệp ngoại thương hiện nay.
- Mức độ cạnh tranh quốc tế thể hiện ở sức ép của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một thị trường xuất khẩu. Đây là khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thâm nhập duy trì, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của
mình. Yếu tố này luôn biến đổi tạo thành dòng chảy liên tục, tạo ra cơ hội và rủi ro cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Nhân tố chủ quan
2.1.Con người
Từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, khách hàng đến công tác giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng…đều cần sự có mặt của con người. Vì vậy con người quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Trình độ chuyên môn và năng lực của mỗi thành viên trong công ty là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh. Nếu mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện bởi những cán bộ nhanh nhạy, năng động, có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm thì chắc chắn kết quả kinh tế mang lại rất cao. Những người có nghiệp vụ thành thạo, sức khỏe tốt sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí mà còn làm cho doanh nghiệp phát triển, có uy tín trên thị trường. Đố với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiệp vụ mà cán bộ công nhân viên nào cũng phải có đó là kiến thức về kỹ thuật đàm phán, ký kết hợp đồng, khả năng thương lượng và nghệ thuật về marketing.
2.2.Hệ thống thu mua hàng xuất khẩu
Doanh nghiệp thương mại không trực tiếp tạo ra nguồn hàng xuất khẩu. Do vậy để đảm bảo cho giao hàng đúng hạn, thông thường các doanh nghiệp xây dựng hệ thống thu mua hàng xuất khẩu cho riêng mình. Hệ thống thu mua hàng sẽ thu mua gom hàng tại các vùng khai thác khác nhau ngay khi hợp đồng xuất khẩu được ký kết. Một hệ thống thu mua gom hàng tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có được nguồn hàng có chất lượng cao. đủ về số lượng với chi phí thấp nhất, tuy nhiên để xây dựng một hệ thống thu mua tốt
đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư trong một thời gian dài, tốn kém về chi phí.
2.3.Hệ thống tổ chức sản xuất
Hệ thống tổ chức sản xuất chính là các cơ sở, nhà máy tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Sản phẩm có chất lượng cao, đúng quy cách, mẫu mã, bao gói thích hợp, giao đúng số lượng đều do hệ thống này đảm nhiệm. Hệ thống này được các doanh nghiệp trang bị các máy móc, thiết bị để sản xuất ra các sản phẩm. Một hệ thống sản xuất tốt thì sẽ có trang thiết bị, công nghệ hiện đại và nhà quản lý giỏi. Do đó, sản phẩm tạo ra đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, là cơ sở để khách hàng ký kết hợp đồng sau. Tuy nhiên, một hệ thống sản xuất kém sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng thấp làm cho hàng xuất khẩu của doanh nghiệp bị trả lại hoặc bị khiếu nại.
2.4.Nhân tố tài chính
Đây là nhân tố có vai trò quan trọng nhất trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp sẽ không thể tiến hành giao hàng nếu không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế hải quan, trả tiền cước phí thuê tàu. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu sẽ gặp khó khăn khi doanh nghiệp có thị trường mà lại thiếu nguồn hàng xuất khẩu do thiếu vốn. Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh sẽ đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu được thực hiện và việc thực hiện này được diễn ra một cách liên tục, không bị gián đoạn. Việc phân tích tổng hợp tình hình tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được khái quát tình hình huy động vốn và việc phân phối, sử dụng các nguồn vốn kinh doanh một cách có hiệu quả. Qua đó doanh nghiệp thấy được khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của mình để tăng sức cạnh tranh.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU