Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, gia đình và xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay pdf (Trang 77 - 82)

trường, gia đình và xã hội

Giảng dạy GDCD là giảng dạy đạo đức, lối sống, phẩm chất, truyền thống dân tộc… cho mỗi cá nhân. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy môn học chúng ta nhất thiết phải có sự liên hệ và kết hợp với các môi trường mà học sinh đang sống, hoạt động và giao

tiếp - Đó là sự phối kết hợp giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội. Từ đó mới phát hiện ra những khuyết điểm, thiếu sót của học sinh để kịp thời giáo dục.

Văn kiện Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khóa X đã chỉ rõ: “Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh để thanh niên rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành”[…,tr44].

Giáo dục nhà trường là một trong những con đường và phương thức giáo dục chủ đạo, quan trọng bậc nhất dù không phải là duy nhất quyết định. Giáo viên GDCD chủ động tham mưu cho Ban Giám hiệu tổ chức lồng ghép một số nội dung tri thức bộ môn thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động tìm hiểu thực tế nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của bộ môn. Nhà trường cần thường xuyên phát huy vai trò của Hội phụ huynh học sinh trong các hoạt động. Hội phụ huynh phải là cầu nối giữa nhà trường với các gia đình nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh.

Khác với giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình gắn liền và theo suốt cuộc đời con người nên cha mẹ là người hiểu con mình hơn ai hết. Chính vì vậy giáo viên GDCD phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh để nắm bắt cá tính, nhược điểm của mỗi học sinh, để cùng với các bậc phụ huynh thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng phẩm chất, nhân cách cho học sinh - thế hệ tương lai của đất nước.

Đồng thời còn phải phát huy vai trò tác động cùng giáo dục của các phương tiện thông tin đại chúng, của cộng đồng làng, xã và các tổ chức chính quyền địa phương nơi học sinh sống, học tập…

Đào tạo lớp người mới, thế hệ cách mạng cho đời sau vừa “hồng” vừa “chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là công việc và trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là ba lực lượng giáo dục to lớn, nếu được phối hợp chặt chẽ, cùng thống nhất một mục đích, một yêu cầu và cùng một phương thức giáo dục sẽ đem lại kết quả giáo dục tốt đẹp. Không chỉ giúp các em phát triển trí tuệ, năng lực học tập mà còn giúp các em có môi trường lành mạnh để tu dưỡng rèn luyện về đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống…

KẾT LUẬN

Trong hệ giá trị và văn hóa tinh thần của nhân loại, đứng trên quan điểm, lý luận và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu vấn đề con người cũng như vấn đề nhân cách ta thấy con người được sinh ra nhưng nhân cách được xây dựng và phát triển nhờ giáo dục. Đòi hỏi người quản lý và giảng dạy phải hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển nhân cách học sinh THPT. Nắm vững những đặc điểm tâm, sinh lý các em. Làm sáng tỏ vị trí và vai trò của môn GDCD trong việc góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ nói chung, học sinh THPT nói riêng thành những người phát triển toàn diện, có đức, có tài trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới XHCN.

Xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT tỉnh Nam Định qua giảng dạy môn GDCD là một đề tài nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. Trong công cuộc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ cho đất nước, Hồ chí Minh luôn nhấn mạnh đến nguyên tắc giáo dục toàn diện. Người chỉ rõ: “Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục”. Một con người có trí tuệ và nhân cách phát triển lệch lạc không thể là một người chủ xứng đáng của đất nước, của Tổ quốc.

Trong quá trình CNH, HĐH đất nước, Đảng ta xác định: xây dựng con người Việt Nam hiện nay là xây dựng nhân cách của con người với một nội dung toàn diện: từ bồi dưỡng thể lực, năng lực trí tuệ, không ngừng nâng cao học vấn và văn hoá, đến trình độ tư tưởng, thế giới quan và đạo đức cách mạng; từ đạo đức và lối sống, đến kế thừa và phát huy được những tinh hoa của truyền thống dân tộc, đáp ứng được những yêu cầu của con người mới XHCN.

Trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với sự biến đổi nhanh chóng về mọi mặt của đời sống xã hội, một bộ phận học sinh THPT cả nước nói chung, ở tỉnh Nam Định nói riêng đã nhận thức đúng đắn giá trị của việc hoàn thiện nhân cách, phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt được nhiều thành tích cao trong quá trình học tập, thể hiện qua chất lượng xếp loại học lực, hạnh kiểm, kết quả thi tốt nghiệp và thi học sinh giỏi.

Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận học sinh sống thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Biểu hiện lối sống ích kỷ không có tinh thần đoàn kết tập thể; thực dụng, suy

thoái đạo đức, xa dời truyền thống văn hóa dân tộc, dễ tiếp nhận những luồng văn hóa ngoại lai có ảnh hưởng tiêu cực; xa rời lý tưởng và hoài bão cao đẹp, giảm sút ý chí và niềm tin; ít quan tâm đến tình hình kinh tế - chính trị của đất nước, ý thức tố chức kỷ luật cũng như chấp hành pháp luật còn yếu kém; một số em còn ham chơi, thích đua đòi với bạn bè, dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo tham gia vào những việc làm tiêu cực, tình trạng vi phạm pháp luật và sa ngã vào các tệ nạn xã hội đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Tồn tại những vấn đề trên một phần là do công tác giảng dạy môn GĐCD trong các nhà trường THPT chưa được chú ý đúng mức, còn đang bị buông lỏng, thiếu sự quan tâm và nhận thức đúng đắn từ mọi phía. Một số trường còn công khai quan điểm: môn học này giáo viên nào cũng có thể dạy được, cái gì có trong sách giáo khoa thì giới thiệu theo kiểu đọc chép, chỉ cần trong giờ các em ngoan là có thể cho điểm cao được rồi. Việc truyền tải các kiến thức của một số giáo viên chính bộ môn chưa thật sâu sắc, nghiêm túc, và còn kém thuyết phục. Phương tiện, trang thiết bị môn học chưa được đầu tư thỏa đáng. Học sinh còn học trong tâm thế qua loa đại khái, không có động cơ, mục đích đúng đắn.

Tất cả những chủ quan, xem nhẹ tri thức bộ môn GDCD trong xây dựng và phát triển nhân cách cho các em đã làm gia tăng sự nhận thức và tư duy thiếu khoa học về những tri thức thiết thực nhất để: “làm người”.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT tỉnh Nam Định qua giảng dạy môn GDCD cần phải nắm vững những định hướng đó là: Nâng cao nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của môn GDCD. Giáo dục nhân cách các em theo tư tưởng Hồ Chí Minh và theo quan điểm của ĐCSVN. Nội dung, chương trình giảng dạy phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn. Làm sao để quá trình giáo dục phải chuyển thành quá trình tự giáo dục. Bộ GD&ĐT nên xem xét, đánh giá một cách toàn diện và công bằng đưa môn môn này vào khung những môn thi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó cần hình thành động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. Nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên. Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập bộ môn. Nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá môn GDCD. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất , phương tiện và thiết bị dạy học bộ môn. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh

Các giải pháp trên đây không có tính tuyệt đối, lại càng không có tính đơn lẻ. Nó chỉ phát huy tác dụng trong hệ thống các giải pháp, cần được tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, nghiêm túc.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay pdf (Trang 77 - 82)