Phát huy truyền thống hiếu học, trải qua hơn 50 năm nỗ lực phấn đấu, quy mô giáo dục tỉnh Nam Định ngày càng phát triển không ngừng. Ngân sách chi thường xuyên cho
giáo dục luôn ở mức cao: năm 2007: 600.700 triệu đồng; năm 2008: 741.148 triệu đồng). Bằng nguồn vốn đầu tư của nhà nước, của các địa phương và sự đóng góp trực tiếp của nhân dân nhiều trường học trong tỉnh đang được kiên cố hoá, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện (năm học 2008 có 73 phòng học cấp THPT được xây mới và sửa chữa, phòng học kiên cố hoá đạt 86,91%).
Giáo dục cấp THPT luôn được hoàn thiện và chuẩn hoá: trường chuẩn, giáo viên chuẩn, quy trình giảng dạy được thực hiện đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Nam Định cơ bản là những người tâm huyết với nghề nghiệp, tiếp thu kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, luôn quyết tâm xây dựng kỷ cương nề nếp và chất lượng dạy học. Đây là những yếu tố quyết định làm cho chất lượng giáo dục THPT ngày càng nâng cao. Biểu hiện ở tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học, chất lượng thi học sinh giỏi luôn đạt ở mức cao.
Vấn đề đào tạo nhân tài đã được chú trọng, các trường đã tuyển chọn những học sinh giỏi toàn diện vào học tập và bồi dưỡng nguồn học sinh giỏi của tỉnh. Tiêu biểu như trường THPT chuyên Lê Hồng Phong là đơn vị dẫn đầu về thành tích học sinh giỏi quốc gia và quốc tế, được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới.
Trong nhiều năm liền kết quả bồi dưỡng các môn văn hoá khối THPT của toàn tỉnh
giữ vị trí tốp đầu cả nước.[nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VIII về giáo dục đào tạo tỉnh Nam Định].
Bảng 2.1:
Năm học
Số dự thi
Giải cá nhân cấp quốc gia
Giải quốc tế Giải châu Á - TBD Nhất Nhì Ba KK Cộng Tỷ lệ % 1997- 1998 88 7 25 36 12 80 90,8 2007- 2008 66 7 23 18 12 60 90,9
Hệ thống các trường THPT phát triển nhanh: huyện Hải hậu có 7 trường, huyện Ý Yên có 5 trường, thành phố Nam Định có 9 trường. Toàn tỉnh có 53 trường THPT với ba loại hình trường: công lập, dân lập và tư thục. Trong đó có 41 trường công lập, 10 trường dân lập, 02 trường tư thục. Quy mô học sinh được duy trì và phát triển: có khoảng 69.067 học sinh THPT, riêng lớp 10 có 485 lớp với 23.361 học sinh. Sỹ số học sinh các lớp được duy trì tốt, tỷ lệ học sinh bỏ học thấp.
Các trường THPT đã triển khai, thực hiện nghiêm túc chương trình thay sách giáo khoa mới theo yêu cầu và hướng dẫn của Bộ, của Sở. Đặc biệt là việc tăng cường đồ dùng, thiết bị dạy học, góp phần tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh.
Theo Báo cáo của Sở GD&ĐT Nam Đinh tính đến năm học 2008 – 2009 toàn tỉnh có: 466 lớp 11, trong đó 50 lớp ban khoa học tự nhiên (2510 học sinh); 2 lớp học ban khoa học xã hội và nhân văn (96 học sinh và 409 lớp học ban cơ bản (20.541 học sinh). Tỷ lệ học sinh học tập phân hoá trong ban cơ bản như sau: 126 lớp với 6903 học sinh học nâng cao các môn Toán, Lý, Hoá; 3 lớp với 170 học sinh học nâng cao các môn Toán, Hoá, Sinh; 7 lớp với 380 học sinh học nâng cao các môn Văn, Sử, Địa; 11 lớp với 614 học sinh học nâng cao các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Học sinh lớp 10 gồm 485 học sinh, trong đó: 51 lớp học ban khoa học tự nhiên, 2 lớp học ban khoa học xã hội và nhân văn, 432 lớp học ban cơ bản, trong đó có 133 lớp học nâng cao các môn Toán, Lý, Hoá.
Các trường THPT trong tỉnh đã bắt nhịp được yêu cầu của cuộc vận động “Hai không” – Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ, của Sở, các trường học đã tăng cường rà soát, phân loại học sinh học lực yếu, kém; tìm nguyên nhân và các giải pháp đồng bộ để khắc phục. Một số trường học có biện pháp cụ thể, chủ động, sáng tạo trong việc dạy sát đối tượng, phân công giáo viên có kinh nghiệm và học sinh khá, giỏi, kèm cặp học sinh yếu, kém. Nhằm từng bước nâng dần chất lượng, hạn chế, tiến tới xoá bỏ hiện tượng học sinh “ngồi
sai lớp”. Công tác dạy - học tiếp tục được các trường đầu tư mạnh, cả về đại trà và mũi nhọn.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn được chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc, nhất là khâu ôn tập, rèn kỹ năng, giúp đỡ học sinh học lực còn yếu. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp toàn tỉnh đạt tỷ lệ 94,29%, trong đó: đỗ vào loại khá, giỏi đạt 16,17%. Tiếp tục khẳng định vị trí tốp dẫn đầu của toàn quốc 15 năm liên tục.
(Năm học 2005 – 2006: xếp thứ I, năm học 2006 – 2007: xếp thứ II, năm học 2007 – 2008: xếp thứ I, năm học 2008 – 2009: xếp thứ I. Nguồn CNTT Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Nhìn chung, học sinh các trường THPT có tư tưởng, đạo đức tốt. Học sinh đạt yêu cầu khá về lĩnh hội kiến thức và kỹ năng môn học. Xếp loại các mặt giáo dục THPT cuối năm học 2008 -2009 về hạnh kiểm (cả ba khối): xếp loại tốt 67,81%, xếp loại khá 24,94%,
xếp loại trung bình 6,25%, xếp loại yếu 1,01%.[phụ lục, bảng…]
Có được những thành tựu to lớn này là do các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, đặc biệt là Sở GD&ĐT Nam Định đã có nhiều giải pháp tích cực triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đổi mới sự nghiệp GD&ĐT. Mặt khác, truyền thống hiếu học được khơi dậy và phát huy, tạo nên một phong trào toàn dân chăm lo cho sự nghiệp GD&ĐT.
Tuy nhiên, giáo dục THPT ở Nam Định vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách. Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THPT chưa thực sự được nâng cao. Thực tế chứng minh dưới tác động của nền kinh tế thị trường, của văn hoá hội nhập, cùng với sự phát triển của kinh tế biển, của công thương nghiệp, của nông nghiệp, của du lịch thì nhiều thang giá trị xã hội đang thay đổi, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và lối sống của thanh niên học sinh. Lối sống lai căng, đua đòi, thực dụng, đề cao giá trị vật chất đã và đang xuất hiện, nhiều giá trị đạo đức đang bị sa sút nghiêm trọng.
2.2. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NAM ĐỊNH