Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay pdf (Trang 59 - 65)

Thứ nhất, nhận thức của xã hội, cán bộ quản lý giáo dục, một bộ phận gia đình, học sinh đối với vị trí và vai trò của môn GDCD trong nhà trường THPT chưa thật đúng đắn và sâu sắc

Là một tỉnh có bề dày về thành tích giáo dục các môn văn hoá nhưng vấn đề giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh vẫn còn bất cập so với sự phát triển chung của xã hội. Việc học tập của học sinh THPT vẫn còn bị chi phối nặng nề về tâm lý khoa cử, thiên về học văn hoá.

Trước những thách thức của quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá, trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, nhiều giá trị đạo đức của thế hệ trẻ nói chung, của thanh niên học sinh Nam Định nói riêng đang biến đổi gay gắt. Vị trí và vai trò của môn GDCD vẫn chưa được đánh giá cao trong sự phát triển nhân cách cho học sinh. Không ít trường còn xem nhẹ môn học này bởi quan niệm nó là môn học không quan trọng so với các môn học khác. Biểu hiện:

Họ không hiểu môn học này trực tiếp trang bị cho các em những hiểu biết về thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp tư duy khoa học và thực tiễn; hiểu biết về lý luận – chính trị, xã hội cần thiết mà người công dân phải có: (hiểu biết về xã hội và nhà nước, về luật pháp và chính sách, về quyền và nghĩa vụ công dân, về đạo đức và trách nhiệm cuộc sống) để ứng xử với xã hội, nhà nước và cộng đồng xung quanh một cách đúng đắn, khoa học, tự giác và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực xã hội.

Không ít người không biết rằng đây chính là cơ sở quan trọng giúp các em nhận thức rõ vai trò của mình trong ý thức tự giáo dục, tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân theo chuẩn mực, theo các giá trị được lựa chọn. Thông qua đó nhân cách các em sẽ được xây dựng và phát triển một cách bền vững.

Từ hiện trạng đó mà Ban giám hiệu một số trường đã lồng ghép, bố trí giáo viên môn khác trái chuyên môn để giảng dạy kiêm nhiệm. Họ quan niệm đơn giản rằng giáo viên nào cũng có thể giảng dạy được môn GDCD. Việc bố trí giáo viên không qua đào tạo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dạy học bộ môn: làm cho nội dung môn học không được đảm bảo, phương pháp giảng dạy khô cứng, giờ học nhàm chán, buồn ngủ, tâm lí coi thường môn học ngày càng tăng lên .

Hầu như các trường tìm cách hợp lý hoá việc dạy dồn tiết môn GDCD sau thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố môn thi tốt nghiệp, để đảm bảo thành tích cho kỳ thi tốt nghiệp. Điều này nói lên công tác quản lý trong nhà trường, quản lý chuyên môn của

một số cán bộ quản lý cấp cơ sở có lúc còn buông lỏng chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của mình

Công tác kiểm tra, đôn đốc của nhà trường đối với môn GDCD mới chỉ chú ý đến thời gian, tiến độ. Vì vậy giáo viên GDCD thường phải khẩn trương, vội vã trong việc kiểm tra, chấm bài, vào điểm của mấy trăm học sinh mình dạy vào cuối kỳ, cuối năm.

Nhận thức chưa đúng của bản thân và gia đình học sinh về môn GDCD trong nhà trường. Tâm lý chung của mỗi bậc phụ huynh cũng như của nhiều học sinh THPT ở Nam Định cho rằng đây là môn học phụ, không liên quan tới thi tốt nghiệp và thi đại học nên hạn chế đầu tư thời gian, công sức cho việc học tập môn này, không quan tâm tới chất lượng việc học tập môn GDCD.

Có 52% học sinh không thích học môn này nên chủ yếu học theo hình thức đối phó vì cho rằng để tập trung thời gian học các môn chính. 80% học sinh thừa nhận không sợ làm bài kiểm tra môn này vì có thể quay cóp, xem bài bạn. Cho rằng môn khác học sinh có thể bị thi lại nhưng môn GDCD học sinh phải thi lại là chuyện “ngạc nhiên”, nếu con em mình bị điểm kém môn này là do giáo viên bộ môn khắt khe, khó tính. Thậm chí nhiều giáo viên chủ nhiệm cũng đồng tình với phụ huynh lớp mình về việc này.

Cách nhìn nhận của cha mẹ tưởng chừng rất nhỏ nhưng vô hình chung lại gây hậu quả rất lớn đến thái độ học tập của chính các em đối với môn học.

Việc nhận thức sai lầm của gia đình và học sinh về môn GDCD đã gián tiếp đẩy con em họ mắc vào sai lầm về hành vi và ứng xử, trực tiếp gây nên sự lệch lạc về phẩm chất và lối sống. Giá trị lâu dài nhất của môn GDCD liên quan đến cả cuộc đời các em sau này là hình thành nhân cách, phẩm chất người công dân chân chính, tài đức vẹn toàn để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội. Chỉ khi con em họ sa ngã vào con đường tội lỗi họ mới nhận ra những quan niệm sai trong việc xem nhẹ tầm quan trọng của môn GDCD.

Thứ hai, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên môn Giáo dục công dân ở Nam Định chưa hiệu quả

Về khách quan thì việc phân bổ thời lượng không hợp lý cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dạy học của giáo viên môn GDCD. Do thời lượng cho môn này theo quy định mới của Bộ là 1 tiết/tuần là rất ít ỏi, trong khi đó nội dung kiến thức nhiều bài quá dài và cần tích hợp nhiều nội dung về giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản vị thành

niên, giáo dục phòng chống ma tuý học đường, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường…Vì vậy giáo viên khó có thể sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại trong giảng dạy để nâng cao chất lượng môn học này.

Về chủ quan thì năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn, năng lực nắm bắt, xử lý thông tin của giáo viên GDCD còn nhiều hạn chế. Nhất là các giáo viên trẻ tuổi, vốn sống chưa nhiều, kinh nghiệm còn ít nên việc giảng dạy còn sơ sài, chưa có chiều sâu nhất là ở khâu liên hệ thực tiễn. Rất ít giáo viên dạy môn GDCD giành thời gian, sự nhiệt tình và tâm huyết để quan tâm tìm hiểu những đặc điểm của cá nhân học sinh về quan điểm, tính cách, sở thích, năng lực…

Còn một bộ phận giáo viên cho rằng không cần thiết phải đầu tư thời gian để nghiên cứu, tham khảo tài liệu, cập nhật những tin tức mang tính thời sự để bổ trợ kiến thức cho việc soạn, giảng bài. Bên cạnh đó, chưa thực hiện thường xuyên việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Việc sử dụng các phương tiện trong dạy học GDCD cũng là điểm yếu của nhiều giáo viên hiện nay ở Nam Định. Một bộ phận giáo viên còn ít quan tâm và rất ngại sử dụng đồ dùng để hỗ trợ quá trình giảng dạy của mình. Như vậy, chính giáo viên đã làm mất đi tính hấp dẫn và hiệu quả giáo dục của môn học. Vì thế đã không kích thích niền say mê tìm hiểu, cảm thụ và suy nghĩ về những kiến thức về đạo đức học, triết học, luật học, chính trị học…của học sinh.

Trong đội ngũ giáo viên GDCD cấp THPT hiện nay ở Nam Định vẫn còn tình trạng không ít giáo viên mặc dù được đào tạo đúng chuyên ngành nhưng không thực sự thích dạy môn học này. Do đó không tâm huyết trong soạn giảng, coi giờ lên lớp chỉ là giờ thời sự mang tính chất tuyên truyền, thuyết minh đường lối của Đảng và Nhà nước mà không chú ý tới tri thức khoa học của bộ môn.

Trong khi giảng dạy, một số giáo viên không chú ý tới việc gắn lý luận với thực tiễn, thực tiễn với lý luận; không chú ý đến hình thành kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thái độ, niềm tin từ kiến thức bài học; xem nhẹ việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, nhân cách cho học sinh khi học môn GDCD.

Bên cạnh đó, một bộ phận giáo viên GDCD còn tâm lý thiếu tự tin, mặc cảm khi dạy bộ môn này. Họ không cố gắng dùng chính chuyên môn và nghiệp vụ cao, không cố

gắng bằng niềm tin, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của bản thân để cảm hoá và thuyết phục, để đấu tranh với những quan niệm sai trong đánh giá vị trí môn học.

Khi chấm bài cho điểm một cách đại khái, nâng điểm một cách tuỳ tiện. Đôi khi miễn cưỡng vào chỉ tiêu thi đua cho điểm cao môn này để gỡ điểm cho các môn khác. Nhiều giáo viên tự nhận xét kết quả đánh giá chỉ “mang ý nghĩa tương đối”, điều đó có nghĩa là tính khách quan, chính xác chưa cao.

Như vậy, khi mà tự họ hạ thấp vai trò, địa vị xã hội và giá trị nghề nghiệp của mình thì nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh không thể hoàn thành một cách trọn vẹn được

Thứ ba, chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh qua môn GDCD còn thấp

Qua khảo sát ở một số trường như: THPT Mỹ Tho, Đại An, Nghĩa Hưng C, Nguyễn Bính, Tống Văn Trân, Nguyễn Du…cho thấy kết quả đánh giá của giáo viên về học lực của học sinh thông qua điểm số không phản ánh đúng thực chất kết quả học tập . Hình thức, phương thức kiểm tra, đánh giá tuy giáo viên đã có sử dụng nhiều loại nhưng sự phối hợp giữa các hình thức, phương pháp trong một đề kiểm tra nhằm bộc lộ những năng lực của học sinh còn hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương thức kiểm tra, đánh giá còn đơn điệu, chủ yếu là kiểm tra, đánh giá trong giờ học trên lớp chưa có kiểm tra, đánh giá ngoài giờ. Mặc dù nội dung môn GDCD gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuốc sống thực tiễn của học sinh, gắn liền với sự kiện trong đời sống đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị xã hội của địa phương, đất nước. Do đó hầu như kết quả kiểm tra, đánh giá chưa phản ánh được đầy đủ các mặt của học sinh về kiến thức, kỹ năng, thái độ... Đặc biệt là chưa nâng cao ý thức công dân của học sinh bằng thực hành trong thực tiễn.

Thứ tư, tài liệu tham khảo, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy môn GDCD còn nhiều thiếu thốn

Muốn phát huy hiệu quả vấn đề xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT qua môn GDCD thì giáo viên và học sinh cần phải được đáp ứng những phương tiện và thiết bị dạy học. Tuy nhiên, trong khi các bộ môn khác được chú trọng đầu tư mua sắm, tư liệu tham khảo khá phong phú thì hầu hết các trường THPT ở Nam Định môn

GDCD chỉ có sách giáo khoa và sách giáo viên. Có thể thấy trong thư viện của các trường, kể cả những trường đạt chuẩn quốc gia cũng chưa có trường nào đầu tư kinh phí mua sắm tư liệu tham khảo và trang thiết bị cho môn GDCD. Nhìn chung, thư viện và trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập bộ môn còn nghèo nàn, lạc hậu, mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay pdf (Trang 59 - 65)