Môn GDCD với việc trang bị những tri thức khoa học về kinh tế và chính trị xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay pdf (Trang 50 - 52)

Đây là vấn đề khó nhưng giáo viên môn học đã bước đầu giúp các em hiểu rõ những phạm trù, khái niệm của kinh tế, những quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hoá như: quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh trạnh; hiểu được những vấn đề kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH.

Khoảng 65% học sinh hình thành được lối tư duy mới về sự chuyển đổi kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh mình dưới đường lối lãnh đạo của ĐCSVN. Hiểu được tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam, phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với các chế độ xã hội trước đó ở nước ta, hiểu được bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa..

Các em ý thức được trách nhiệm của bản thân trong lao động sản xuất tạo ra của cải cho xã hội. Nhiều em đã nắm được tình hình việc làm và phương hướng cơ bản thực hiện chính sách việc làm ở nước ta hiện nay. Từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp với với bản thân và yêu cầu phát triển của xã hội. Có 83% học sinh xác định được động cơ học tập là học cho mình chứ không phải học cho bố mẹ và người khác, học để có kiến thức sau này có việc làm tốt, thành đạt trong nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, các em đã hình thành được ý thức về một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trên 85% học sinh thể hiện thái độ biết phê phán, đấu tranh loại bỏ những tư tưởng phản động phá hoại sự nghiệp cách mạng XHCN của dân tộc ta.

Tuy nhiên, vấn đề xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh thông qua giảng dạy phần kinh tế còn bộc lộ nhiều hạn chế. Biểu hiện là khả năng phấn tích, đánh giá của các em về những vấn đề kinh tế còn mang tính chủ quan, cảm tính. Có thể nói 70% học sinh không hình thành được thế giới quan khoa học về kinh tế, chưa thực sự tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Một bộ phận không nhỏ học sinh đưa ra câu hỏi: tại sao Việt Nam không lựa chọn con đường TBCN ? Có 8,9% học sinh cho rằng phải đi theo con đường giống các nước tư bản chứ không nhất thiết phải đi theo con đường XHCN thì nước ta mới phát triển mạnh về kinh tế được. Rất nhiều em nhận thức lệch lạc, tỏ ra bi quan khi đánh giá về các vấn đề kinh tế và chính trị – xã hội. Từ đó giảm sút ý chí phấn đấu học tập, tu dưỡng, thiếu ý chí lập thân, lập nghiệp. Lối sống biểu hiện xu hướng thiếu niềm tin, lý tưởng, băn khoăn, hoài

nghi về thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, về đường lối lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng CNXH.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc kiến tạo phẩm chất con người mới phù hợp với môi trường kinh tế thị trường định hướng XHCN trong sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay pdf (Trang 50 - 52)