tư tưởng Hồ Chí Minh và theo quan điểm của ĐCSVN
Theo quan niệm của Chủ nghĩa Mác – Lênin nhân cách là sự phát triển về mặt xã hội của con người, nhân cách được hình thành qua quá trình hoạt động, giao tiếp, đặc biệt là qua giáo dục và tự giáo dục.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại, một nhân cách lớn lao mà còn là một nhà giáo dục lỗi lạc của dân tộc Việt Nam s[1,5 ]. Trong cuộc đời hoạt động của mình.Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Người nhắc nhở: “đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt…Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên””[t12,tr498].
Theo tư tưởng của Người công việc quyết định nhất của xã hội suy cho cùng chính là giáo dục cho học sinh thành người, làm người và ở đời, làm cho mọi học sinh trở thành nhân cách có văn hoá.
Giáo dục và tự giáo dục thành người, làm người trước hết là hình thành được ở mỗi em tư cách, đạo đức, tính cách cùng năng lực và tài năng. Đó chính là nhân cách xuất phát, đã được phản ánh, đúc kết trong các trước tác lẫn bản thân nhân cách Hồ Chí Minh. Người luôn nhắc nhở: giáo dục nhân cách là cốt lõi của công việc giáo dục thế hệ trẻ cũng như của toàn xã hội. Đó là cốt lõi của sự hình thành và phát triển con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng con người có cấu trúc nhân cách gồm hai thành tố chủ yếu là “đức” và “tài’, trong đó “đức’’ được coi là nền tảng. Bao gồm: phẩm chất xã hội (thế giới quan, niềm tin, thái độ chính trị – xã hội), phẩm chất cá nhân (đạo đức, tư
cách cá nhân), phẩm chất ý chí (tính kỷ luật, tính mục đích, tính quả quyết, tính kiên trì, tính dũng cảm), cung cách ứng xử (tác phong, tính khí).
Bác nhấn mạnh: mục tiêu của nền giáo dục là phải tạo điều kiện cho mỗi em học sinh được phát triển tối ưu nhân cách của mình.
Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, trong công cuộc đổi mới để xây dựng và phát triển đất nước giai đoạn hiện nay Đảng ta rất coi trọng giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách thế hệ trẻ. Đảng ta coi đây là vấn đề quan trong hàng đầu để xây dựng con người mới, xã hội mới. Đó là nhiệm vụ phải làm ngay, thường xuyên và lâu dài.
Trong quá trình đổi mới, đất nước ta đang hình thành “hệ giá trị xã hội chuẩn mực phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại”. Những nét cơ bản về phương hướng giáo dục đạo đức và nhân cách được Đại hội VIII của Đảng xác định là: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc, ý chí muốn vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của dân tộc”.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ: “ Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại”[tr206,207].
Một trong những nhiệm vụ mà văn kiện Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành trung ương khóa X đã nêu là: “ Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân để hình thành thế hệ thanh niên có phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Với định hướng của Đảng ta về giáo dục, đào tạo toàn diện cho thanh niên học sinh trong tình hình mới, coi đó là: “chìa khóa để mở cửa vào tương lai” như Văn kiện hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành trung ương khóa VII của Đảng chỉ ra. Quan điểm này đã cho chúng ta nhận thấy việc giáo dục lẽ sống, lý tưởng sống cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh THPT nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược giáo dục. Môn GDCD cần thiết phải góp phần nhất định vào việc xây dựng và phát triển nhân cách cho các em.