Bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên môn giáo dục công dân trong tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay pdf (Trang 71 - 73)

công dân trong tỉnh

Đứng trên quan điểm sản xuất, giáo dục là một ngành hoạt động sản xuất ra con người – nhân cách, nó không được tạo ra những sản phẩm tồi, những sản phẩm hỏng, những sản phẩm “giả khoa học, giả đạo đức”. Đây là đòi hỏi nghiêm túc đối với nhà trường và nhà giáo nói chung, nhất là giáo viên GDCD phải luôn ý thức và tự ý thức sâu sắc được điều đó.

Để xây dựng và phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh người thầy cũng phải tự giáo dục chính mình. C.Mác đã từng nhấn mạnh: Bản thân nhà giáo dục cũng phải được giáo dục.

Nâng cao chất lượng giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng. Giáo viên GDCD khác với giáo viên các môn khoa học khác ở chỗ: dạy chữ để dạy người, để rèn luyện nhân cách con người cho từng học sinh. Do đó đòi hỏi giáo viên bộ môn không chỉ truyền thụ tri thức khoa học, giúp cho học sinh phát triển năng lực trí tuệ mà còn phải bồi dưỡng cho các em tình cảm, tâm hồn, những chuẩn mực đạo đức cơ bản, lối sống cao đẹp và cách làm người trong xã hội, gây dựng ý thức trách nhiệm với cuộc sống, bổn phận, nghĩa vụ với xã hội, với công việc và con người.

Hồ Chí Minh đã từng nói: Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy là chăm lo dạy dỗ con em mình thành những công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sỹ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà. Do vậy, giáo viên GDCD phải đóng vai trò là nhà hoạt động xã hội, tổ chức thực hiện các nội dung thực hành chính trị - đạo đức, luật pháp trong nhà trường, phải nỗ lực trong việc giáo dục con người.

Giáo viên không né tránh và lẩn tránh sự thật, kể cả những sự thật đáng buồn, những mâu thuẫn và nghịch lý của sự phát triển hiện nay. Tuy nhiên mỗi bài giảng GDCD phải là sự định hướng tích cực cho cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Khi phê phán cái sai, cái xấu, cái ác phải nhằm khẳng định hệ giá trị chân – thiện – mỹ.

Đặc biệt chất lượng giáo viên GDCD còn thể hiện ở chỗ người thầy phải tự thuyết phục được chính mình, phải có kiến thức, hiểu biết sâu, rộng về xã hội, nắm được những chuẩn mực sống, phải đem hiểu biết để gây dựng niềm tin thì mới truyền được niềm tin cho học sinh. Phải hiện diện trước học trò như một nhân cách, tận tụy, trung thực, khiêm tốn, vị tha, nhân ái qua lao động – dạy học của mình, qua ứng xử, giao tiếp, đối thoại thì mới đủ sức hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

Ngoài ra, giáo viên phải có sự linh hoạt trong giảng dạy, có nghệ thuật truyền thụ tri thức, phải căn cứ vào nội dung tri thức môn học để lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với đối tượng; giáo viên phải có nghệ thuật thu hút, lôi kéo học sinh say mê học tập, phải biết cách phát huy tính tự học, tự nghiên cứu bài giảng.

Như vậy, chất lượng của đội ngũ giáo viên thể hiện thông qua kiến thức chuyên ngành, năng lực sư phạm, năng lực nắm bắt, xử lí thông tin.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT ở Nam Định giai đoạn hiện nay và trong những năm tiếp theo, Sở GD&ĐT tỉnh cần thiết phải:

Nắm bắt được số lượng giáo viên ở mỗi trường để và phân công công tác sao cho đảm bảo được sự cân đối, hợp lý về nhu cầu giáo viên bộ môn giữa các trường THPT trong toàn tỉnh.

Khuyến khích giáo viên GDCD tích cực hơn trong quá trình phấn đấu không ngừng nâng cao về tài năng sư phạm, trách nhiệm đạo đức và ý thức chính trị.

Có kế hoạch và giải pháp cụ thể trong sử dụng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên bộ môn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay pdf (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)