MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 73 - 78)

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2010”, với mong muốn góp một phần ý kiến nhỏ bé của mình vào tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo thời gian tới, nhằm xây dựng ngành quảng cáo Việt Nam vững mạnh và phát triển ,phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trong những quốc gia phát triển hàng đầu trong khu vực về lĩnh vực này, em đưa ra một vài kiến nghị như sau:

Một là: Nhà nước cần nhanh chóng ban hành luật cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực này, nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, góp phần xây dựng ngành quảng cáo nước nhà.

Hai là: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp quảng cáo trong nước nâng cao nội lực cạnh tranh.

nghiệp từ 5% đến 30%.

- Quy định mức dịch vụ phí sàn thấp nhất bằng 5% cho tất cả các dịch vụ quảng cáo. Khi đó, các doanh nghiệp quảng cáo trong nước có thể thu được lợi nhuận cao hơn, đồng thời đầu tư tái sản xuất ngày càng cao.

- Xây dựng chương trình “Chất lượng thương hiệu Việt Nam- Sản phẩm Việt Nam” giúp các doanh nghiệp trong nước nhận thức đúng tầm quan trọng của thương hiệu mạnh, làm thế nào để thúc đẩy bán hàng, không chỉ ở trong nước mà còn phải mở rộng ra khu vực và thế giới.

Với những nỗ lực nhằm nâng cao nội lực cạnh tranh của các doanh nghiệp quảng cáo trong nước như trên, sẽ tạo sự yên tâm và thiện chí cho các nhà đầu tư nước ngoài khi họ ra quyết định đầu tư.

Ba là: Chúng ta cần chuyên nghiệp hoá nghề quảng cáo.

- Tổ chức các chương trình chính khoá đào tạo các môn liên quan đến quảng cáo (Ví dụ: đưa tiếp thị và quảng cáo vào giảng dạy ở Đại học Kinh tế quốc dân, môn văn hoá và quảng cáo ở Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn...)

- Tổ chức những cuộc thi, diễn đàn, triển lãm về quảng cáo.

Những nỗ lực trên góp phần đào tạo cho ngành quảng cáo Việt Nam một đội ngũ chuyên nghiệp, đồng thời góp phần tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về ích lợi của quảng cáo.

Bốn là: Việt Nam nhất thiết phải ban hành Luật Quảng cáo.

Luật quảng cáo nên điều chỉnh quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng làm căn bản, vì người tiêu dùng của sản phẩm này có thể sẽ là nhà sản xuất ra sản phẩm khác và ngược lại. Đồng thời, luật cũng cần quy định tạo thuận lợi cho ngành quảng cáo của Việt Nam phát triển.

KẾT LUẬN

Sau 20 năm đổi mới, chúng ta đều thấy sự phát triển cả về chất và lượng của dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam, mà góp phần quan trọng cho sự phát triển đó là vai trò của các doanh nghiệp quảng cáo có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, để tạo cơ sở cho sự phát triển vững mạnh của ngành quảng cáo Việt Nam trong tương lai, một mặt chúng ta cần hỗ trợ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhưng đồng thời cũng cần tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực này thời gian tới.

nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực này, để ngành quảng cáo của nước ta thực sự phát triển, có thể khai thác tốt thị trường trong nước và hướng ra thị trường nước ngoài.

Do thời gian và hiểu biết của em về lĩnh vực này còn hạn chế, nên trong đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được ý kiên đóng góp của thầy cô và các bạn, cũng như các bạn đọc để luận văn của em tiếp tục được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tình hình và giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

2. Báo cáo tóm tắt các dự án quảng cáo có vốn đầu tư nước ngoài thời gian qua (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

3. Bộ văn hoá thông tin - Cục văn hoá thông tin cơ sở: “Các quy định của Pháp luật về hoạt động quảng cáo” (Hà Nội- 2005).

4. Bộ văn hoá thông tin - Cục văn hóa thông tin cơ sở: “Báo cáo sơ kết hoạt động quảng cáo và công tác quản lý nhà nước về quảng cáo sau ba năm thực hiện pháp lệnh quảng cáo”.

5. Đỗ Thị Tố Uyên (Đầu tư 41- Kinh tế quốc dân): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn- du lịch Việt Nam- Thực trạng và giải pháp” (Luận văn tốt nghiệp).

6. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

7. Hiệp định tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa CHXHCN Việt Nam và Nhật Bản.

8. Ngân hàng thế giới: “Nghiên cứu về chiến lược xúc tiến FDI vào Việt Nam”.

9. Nguyễn Xuân Quỳnh (Kinh tế Phát triển 43- Kinh tế quốc dân): “Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ viễn thông Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010” (Chuyên đề thực tập).

10. Phan Thị Thu Trang (K38 - khoa Tài chính quốc tế - Học viện Tài chính): “Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Việt Nam” (Luận văn tốt nghiệp).

11. PGS.TS. Nguyễn Bích Đạt (Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Tư): “Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Kế hoạch và Đầu tư” (Tạp chí Kinh tế và Dự báo (số 12/2005)).

12. Tài liệu hội thảo: “Hoạt động quảng cáo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Tài liệu tiếng anh về sự gia nhập của Việt Nam vào WTO: “Accession of Viet Nam”.

14. Trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: http://www.mpi.gov.vn.

15. Trang web của Cục văn hoá thông tin cơ sở:

http://www.vhttcs.org.vn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 73 - 78)